Đau gót chân do bệnh Gout - Điều trị thế nào?
Bệnh Gout là tình trạng viêm khớp ở người có nồng độ axit uric trong máu tăng cao. Bệnh thường xuất hiện ở các khớp nhỏ như: khớp ngón chân, khớp ngón tay, ..và khi bệnh gout tiến triển nặng sẽ gây đau gót chân. Vậy đau gót chân do bệnh Gout - Điều trị thế nào chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết này.
1. Bệnh gout là gì? Đau gót chân do bệnh gout như thế nào?
Bệnh gout xảy ra khi các hạt tinh thể muối urat hình kim với kích thước siêu nhỏ, lắng đọng trong các khớp xương. Các hạt này hình thành do nguyên nhân chính là trong quá trình phân hủy các nhân purin chuyển hóa thành acid uric không được đào thải ra khỏi cơ thể tích lũy và tạo thành
Thông thường, các hạt này sẽ được chuyển hóa thành acid uric đưa vào máu và chạy qua thận rồi thải qua đường nước tiểu. Nhưng vì một nguyên nhân nào đó mà quá trình này bị ngưng trệ hoặc ngừng hoạt động. Trong thời gian dài gây ra nhiều biến chứng như suy thận, sỏi đường tiết liệu, bệnh về huyết áp và đặc biệt là gout.
Cơn đau gót chân liên quan đến bệnh gout thường xuất hiện một cách bất ngờ hoặc sau các bữa ăn nhiều chất đạm như thịt bò, hải sản, đồ ăn tươi sống, cá biển và các loại thực phẩm nhiều purin. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị sưng tấy và bong tróc da ở gót chân, khi sờ lên có thể cảm thấy nóng hoặc ấm hơn nhiệt độ bình thường của cơ thể.
Bệnh gout ở gót chân là do các hạt tinh thể muối urat lắng đọng ở cổ khớp gót chân dẫn đến tình trạng sưng, đỏ, rát và các cơn đau bất ngờ. Bệnh này không phổ biến, tuy nhiên bệnh vẫn có thể khiến người bệnh bị đau đớn cũng như hạn chế khả năng vận động. Nếu không được điều trị, có thể dẫn đến viêm khớp mãn tính và gây khó khăn cho công tác điều trị.
2. Nguyên nhân nào dẫn đến bị đau gót chân cho bệnh gout?
Mặc dù không phổ biến tuy nhiên bệnh gout đau gót chân có thể xảy ra khi nồng độ axit uric trong cơ thể tăng cao. Có một số nguyên nhân cũng như yếu tố nguy cơ dẫn đến tính trạng này, chẳng hạn như:
-
Chế độ ăn uống: Những người có chế độ ăn uống nhiều thịt đỏ, đường (đặc biệt là đường fructose) và rượu (đặc biệt là bia) có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu và phát triển bệnh gout.
-
Tăng lượng chất béo trong cơ thể: Khi cơ thể dự trữ chất béo, nồng độ axit uric có thể tăng lên và thận có thể bị quá tải, dẫn đến tích tụ axit uric và gây bệnh gout.
-
Sử dụng một số loại thuốc: Các loại thuốc, chẳng hạn như thuốc tăng huyết áp, có thể làm tăng lượng axit uric trong cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy thuốc lợi tiểu nhóm Thiazide (điều trị tăng huyết áp) là nguyên nhân chính khiến bệnh gout gây đau gót chân.
-
Các điều kiện y tế không được điều trị: Huyết áp cao, hội chứng chuyển hóa, bệnh tiểu đường và bệnh thận có thể góp phần làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể cao hơn bình thường, cuối cùng dẫn đến các dấu hiệu bệnh gout.
-
Di truyền và giới tính: Bệnh gout có mối liên hệ với di truyền. Nếu có tiền sử gia đình mắc bệnh gout, người bệnh có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác. Nam giới trẻ tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn phụ nữ, tuy nhiên phụ nữ đã mãn kinh thường có nguy cơ cao hơn nam giới trong cùng độ tuổi.
Bệnh gout gây đau gót chân, tuy nhiên có một số bệnh lý khác, bao gồm viêm cân gan chân, viêm gân gót hoặc viêm khớp dạng thấp cũng có thể gây đau gót chân. Do đó, điều quan trọng là xác định các nguyên nhân cơ bản để có biện pháp điều trị phù hợp.
Xem thêm: Những NGUYÊN NHÂN vàTHÓI QUEN khiến bạn dễ bị mắc bệnh GOUT nhất.
3. Dấu hiệu nào để nhận biết bị đau gót chân do bệnh gout?
Như đã biết bệnh gout gây ra những cơn đau ở các khớp cổ tay, ngón tay, đầu gối và ngón chân. Có đôi khi nó xuất hiện ở cả gót chân. Với triệu chứng đau của bệnh gout thường không rõ ràng và dễ bị nhầm tưởng sang các bệnh như, viêm khớp, đau do vận động nên người bệnh thường chủ quan cho đến khi tình trạng bệnh trở lên nặng nề.
✅ Đau gót chân vận động
Hội chứng đau gót chân vận động xảy ra với những người thường xuyên phải mang giày cao gót, công việc đứng nhiều hoặc đi lại nhiều. Người chơi thể thao như chạy, tennis, bóng đá… Khi hoạt động quá nhiều các động tác chạy dồn nhiều động lực lên phần gót chân. Bạn đầu chỉ gây kích thích cơ học vài ngày sau sẽ khỏi nhưng về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng viêm khớp.
Với những cơn đau do viêm khớp vận động thường có cảm giác như căng cơ bên trong phần gót và gan bàn chân. Hình ảnh siêu âm của đau gót chân vận động hầu như các mô khớp đều bình thường chỉ có những vết rạn ở dây chằng, hoặc dây gan bàn chân.
Các cơn đau thường âm ỉ và khó chịu hơn khi phải vận động hoặc chuyển tư thế từ ngồi sang đứng. Ngoài bề mặt chỗ đau có thể sưng nhẹ nhưng không sưng đỏ. Khi ấn vào thường có cảm giác tức tại các dây cơ thần kinh.
✅ Gót chân đau do bệnh gout
Đau gót chân là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh viêm cân gan chân. Các bệnh lý khác, chẳng hạn như bệnh gout thường ít phổ biến ở gót chân, tuy nhiên để xác định bệnh gout, người bệnh có thể dựa vào các triệu chứng như:
-
Đỏ, sưng và đau ở vị trí gót chân tiếp xúc với mắt cá chân. Ngoài ra, các triệu chứng cũng có thể gây ảnh hưởng đến gốc ngón chân cái.
-
Các triệu chứng thường bùng phát vào giữa đêm (khi axit uric lắng xuống và lạnh đi trong giai đoạn này), điều này có thể khiến người bệnh bị đau gót chân khi mới ngủ dậy.
-
Trong các cơn gout cấp, người bệnh có thể cảm thấy nóng và đau khi chạm vào, thậm chí việc mang tất cũng có thể khiến người bệnh bị đau rát.
-
Cơn đau thường có xu hướng được cải thiện, tuy nhiên vẫn âm ỉ và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
-
Khó cử động gót chân cũng như cổ chân.
Ngoài ra, theo nguyên tắc, các triệu chứng đau gót chân do viêm cân gan chân sẽ được cải thiện khi người bệnh nghỉ ngơi, trong khi đó cơn đau do bệnh gout sẽ bùng phát dữ dội hơn khi nghỉ ngơi hoặc không hoạt động.
4. Chấn đoán đau gót chân do bệnh gout như thế nào?
Trên thực tế, khi bị đau gót chân, người bệnh rất khó nhận biết đây là dấu hiệu của bệnh gout vì nó còn có thể do các bệnh lý phổ biến khác như viêm cân gan chân, gai xương gót, viêm gân Achilles, viêm bao hoạt dịch,… Khi đến gặp bác sĩ, bạn có thể được chỉ định làm một số xét nghiệm chẩn đoán như sau:
Xét nghiệm máu: Để cho ra kết quả chỉ số acid uric và creatinin trong máu. Nồng độ acid uric bình thường đối với nam là không vượt quá 7mg/dl và đối với nữ là 6mg/dl. Xét nghiệm chẩn đoán này có thể cho ra kết quả sai lệch vì một số người bị bệnh gout không có nồng độ axit uric cao bất thường, và tương tự ở những người có nồng độ axit cao thì lại không có triệu chứng của bệnh. Do đó, bạn sẽ cần thực hiện thêm các biện pháp khác kèm theo để bác sĩ có thể xác định đúng bệnh.
Siêu âm: Thực hiện siêu âm cơ xương khớp để phát hiện các tinh thể urat thường xuất hiện trên bề mặt sụn và các hạt tophi. Theo báo uy tín nước ngoài, xét nghiệm này được sử dụng rộng rãi ở Châu Âu và Hoa Kỳ.
Xét nghiệm dịch khớp: Đây là phương pháp xét nghiệm chẩn đoán có độ tin cậy cao với thủ thuật vô cùng đơn giản. Các bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê cho bạn trước, sau đó lấy kim tiêm vô trùng, chọc hút dịch nơi phần khớp bị sưng đỏ. Một kỹ thuật viên phòng thí nghiệm được đào tạo đặc biệt sẽ kiểm tra nó dưới kính hiển vi để tìm tinh thể. Tinh thể không được nhìn thấy trong chất lỏng hoạt dịch bình thường. Sự hiện diện của các tinh thể urat trong dịch khớp cho thấy bệnh nhân bị gout.
Chụp X quang: Phần này sẽ được chỉ định để loại bỏ các bệnh lý khác ngoài bệnh gout đau gót chân, cũng như là theo dõi hình dạng xương khớp trong quá trình điều trị.
5. Đau gót chân do bệnh Gout - Điều trị thế nào?
Hiện tại không có cách điều trị dứt điểm bệnh gout, tuy nhiên có nhiều phương pháp điều trị để hạn chế các cơn gout cấp và kiểm soát cơn đau đớn ở gót chân.
Nếu được chẩn đoán bệnh gout, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sử dụng thuốc và thay đổi lối sống dựa trên các xét nghiệm lâm sàng cũng như tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Có một số loại thuốc được sử dụng để điều trị những cơn đau liên quan đến bệnh gout, trong khi các loại thuốc khác có thể ngăn ngừa cơn gout bùng phát và hạn chế các rủi ro có thể xảy ra. Ngoài ra, thay đổi lối sống có thể tăng cường sức khỏe tổng thể, ngăn ngừa cơn gout cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.
✅ Thuốc điều trị cơn gout
Tùy thuộc vào các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, các biện pháp điều trị bệnh gout đau gót chân như sau:
-
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) không kê đơn (OTC) chẳng hạn như naproxen sodium hoặc ibuprofen. Nếu thuốc không kê đơn không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng viêm mạnh hơn, chẳng hạn như celecoxib hoặc indomethacin.
-
Colchicine là một loại thuốc kê đơn được sử dụng phổ biến đề điều trị bệnh gout ở gót chân. Tuy nhiên, thuốc có thể dẫn đến một số tác dụng phụ, bao gồm tiêu chảy, buồn nôn và nôn, đặc biệt là khi sử dụng với số lượng lớn.
-
Corticosteroid được chỉ định khi NSAID và Colchicine không mang lại hiệu quả giảm đau. Corticosteroid là thuốc sử dụng theo toa của bác sĩ dưới dạng viên nén hoặc đường tiêm để kiểm soát cơn đau gót chân và giúp giảm viêm. Thuốc được sử dụng trong thời gian ngắn và theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
✅ Thuốc ngăn ngừa biến chứng của bệnh gout
Bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc để hạn chế các biến chứng liên quan đến bệnh gout, đặc biệt là khi người bệnh có các dấu hiệu như:
-
Đau đớn dữ dội
-
Có nhiều cơn gout hàng năm
-
Tổn thương khớp liên quan đến bệnh gout
-
Có các hạt tophi
-
Bệnh thận mãn tính
-
Sỏi thận
Các loại thuốc ngăn ngừa biến chứng của bệnh gout thường hoạt động theo một trong những cách sau:
- Ngăn chặn quá trình sản xuất axit uric chẳng hạn như allopurinol và febuxostat.
- Hỗ trợ khả năng loại bỏ axit uric trong cơ thể, chẳng hạn như thuốc probenecid và lesinurad.
✅ Thay đổi lối sống
Ngoài việc sử dụng thuốc, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thay đổi lối sống để cải thiện tình trạng đau gót chân cũng như ngăn ngừa cơn gout bùng phát. Các lưu ý về lối sống bao gồm:
-
Hạn chế sử dụng thực phẩm làm tăng sản xuất axit uric: Các loại thực phẩm này bao gồm rượu, bia, thịt đỏ, hải sản, nội tạng, đường fructose và các thực phẩm khác chứa nhiều nhân purin.
-
Tập thể dục và kiểm soát cân nặng: Người bệnh cần duy trì cân nặng hợp lý để kiểm soát quá trình sản xuất axit uric trong cơ thể. Ngoài ra, giảm cân có thể giúp giảm áp lực lên gót chân, hỗ trợ cải thiện cơn đau. (Xem thêm: Tập thể dục vào sáng sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thế nào?)
-
Uống cà phê: Một số nghiên cứu cho biết việc uống cà phê hàng ngày có thể giúp giảm nồng độ axit uric trong cơ thể.
-
Bổ sung vitamin C trong chế độ ăn uống: Ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C đã được chứng minh là có thể giúp giảm nồng độ axit uric trong cơ thể và ngăn ngừa cơn gout phát triển. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể trao đổi với bác sĩ về việc uống bổ sung vitamin C.
Không có biện pháp điều trị dứt điểm bệnh gout, tuy nhiên có nhiều loại thuốc có sẵn có thể giúp làm giảm các triệu chứng cũng như ngăn ngừa các cơn gout cấp. Nếu bị đau dữ dội ở gót chân, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp.
Để biết thêm chi tiết về điều trị và chăm sóc ĐAU GÓT CHÂN do bệnh Gout thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong video dưới đây cùng Bác sĩ Thể thao Nguyễn Trọng Thủy.
Những thông tin về bệnh gout đau gót chân với một số chuyên mục cụ thể như nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa đã được trình bày chi tiết ở trong bài viết trên. Đau gót chân là một điềm báo nguy hiểm, nhưng cũng đừng vì thế mà quá sợ hãi khi tình trạng này xuất hiện. Bạn hãy giữ bình tĩnh, nên sớm đến các cơ sở khám chữa bệnh để được kịp thời điều trị, nhìn chung nếu phát hiện sớm sẽ không gặp các biến chứng nghiêm trọng. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất.
❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.
❣️ Thân ái!!!