Bài viết chuyên môn

Vì sao chơi pickleball dễ chấn thương, cần chú ý điều gì?

Sự bùng nổ về mức độ phổ biến của pickleball trong những năm gần đây đã tạo sự quan tâm của nhiều người. Tuy nhiên, môn thể thao này di chuyển tốc độ cao nên dễ gây chấn thương.

Bác sĩ Thể thao Nguyễn Trọng Thủy, cựu Bác sĩ Đội Tuyển Quốc Gia và U23 Việt Nam, nhà sáng lập Trung tâm Y học Thể Thao Starsmec cho biết pickleball là môn thể thao đa dạng, dễ tiếp cận, phù hợp với mọi lứa tuổi. Không chỉ giúp cải thiện sức khỏe thể chất thông qua tăng cường sức mạnh, sự linh hoạt, sức bền, bộ mộ này còn cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính.

Tuy nhiên, sự bùng nổ về mức độ phổ biến của môn pickleball trong những năm gần đây cũng làm gia tăng các chấn thương liên quan đến môn thể thao kết hợp giữa quần vợt, cầu lông và bóng bàn này.

Người chơi pickleball thường gặp tình trạng căng cơ, bong gân ở các cơ và gân như chấn thương dây chằng quanh đầu gối, khuỷu tay, bong gân mắt cá chân, viêm gân Achilles và viêm chóp xoay…”Bác sĩ Thủy cho biết.

Bác sĩ Thể thao Nguyễn Trọng Thủy, cựu Bác sĩ Đội Tuyển Quốc Gia và U23 Việt Nam, nhà sáng lập Trung tâm Y học Thể Thao Starsmec

Xem thêm: Canxi LITHOTHAMNE - Hỗ trợ chắc khỏe xương, răng

Vì sao chơi pickleball dễ gây chấn thương?

Sân nhỏ, di chuyển liên tục: Vì kích thước sân nhỏ, người chơi phải di chuyển nhanh, đổi hướng liên tục, tạo áp lực lên đầu gối, mắt cá chân và hông.

Bóng bay thấp: Người chơi phải cúi người hoặc bước dài về phía trước để đánh bóng, nếu thực hiện sai tư thế hoặc lặp lại quá nhiều lần có thể gây đau lưng, đầu gối hoặc hông.

Phản ứng nhanh, ít thời gian nghỉ: Trận đấu diễn ra nhanh, buộc người chơi phải di chuyển liên tục. Nếu không có thể lực tốt hoặc khởi động kỹ, cơ bắp dễ bị căng cứng, gây chấn thương.

Va chạm khi chơi đôi: Khi chơi đôi, khoảng cách giữa hai người khá gần, nếu không phối hợp tốt có thể va chạm vào nhau hoặc xử lý bóng sai cách, gây trật khớp hoặc bầm tím.

Thói quen đứng yên chờ bóng: Nhiều người không chủ động di chuyển mà đợi bóng đến rồi mới xoay người hoặc bật nhảy đột ngột, khiến cơ bắp bị căng quá mức, dễ dẫn đến bong gân.

Người lớn tuổi có nguy cơ cao hơn: Pickleball thu hút nhiều người lớn tuổi tham gia, nhưng nhóm này thường có xương khớp yếu và thăng bằng kém, nên nguy cơ té ngã hoặc chấn thương nghiêm trọng cao hơn.

Ảnh minh họa

Xem thêm: Glucosamine - Hỗ trợ sức khỏe của các khớp

7 lưu ý quan trọng khi chơi pickleball

Khởi động đúng cách trước khi chơi pickleball

Bác sĩ Nguyễn Trọng Thủy cho biết, cần khởi động kỹ, kéo dài từ 5 đến 10 phút trước khi chơi pickleball. Điều này giúp tăng nhiệt độ cơ thể và tăng lưu lượng máu đến các cơ, giúp nới lỏng các khớp để sẵn sàng cho buổi tập, phản xạ tốt hơn.

Trước khi tập pickleball nên giãn cơ động, bao gồm các động tác chùng chân, di chuyển cánh tay theo vòng tròn rộng và nâng đầu gối... hoặc có thể chạy chậm trong thời gian ngắn, nhảy bật cóc trong 30 giây. Sau khi chơi nên giãn cơ nhẹ và đi bộ chậm.

Chọn vợt, trang phục phù hợp

“Cần chọn vợt phù hợp với thể trạng, kỹ thuật, đôi khi chọn vợt quá nặng hoặc quá nhẹ sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất chơi thậm chí tăng khả năng chấn thươngBác sĩ Thủy nói.

Đối với trang phục chơi pickleball, bác sĩ Thủy cho rằng đây là môn thể thao tưởng nhẹ nhàng nhưng trong 1 tiếng chơi pickleball có thể tiêu hao trên dưới 500 calo, tương đương chạy bộ, bóng đá. Vậy nên người chơi cần mặc đồ thoáng mát, thấm mồ hôi.  

Đối với trang phục puickerball cần thoáng mát, thấm mồ hôi.

Ảnh minh họa

Lưu ý khi chọn giày chơi pickleball

Pickleball có thể chơi trên nhiều loại sân khác nhau, bao gồm cả ở trong nhà, trên sân tennis bê tông/nhựa đường, trên cỏ… Bác sĩ Thủy khuyên thuộc vào loại sân mà có thể chọn giầy phù hợp, nhưng quan trọng vẫn là một đôi giày thoải mái, chắc chắn, có độ bám tốt để giúp tránh bị trượt ngã.

Xem thêm: Những SAI LẦM cần tránh khi lựa chọn GIÀY CHẠY BỘ

Điều chỉnh cường độ chơi

Bác sĩ Thủy cho biết gần đây đã có những vị khách đến gặp bác sĩ do chấn thương vai, khủy tay, đầu gối từ bộ môn này.

“Nhiều người mới chơi cảm thấy sung mãn, chơi vui quá nên miệt mài chơi từ ngày này sang tháng nọ dẫn đến việc chấn thương do quá tải. Nhất là những trường hợp lâu ngày không hoạt động thể lực với cường độ cao, việc chấn thương rất dễ xảy ra” Bác sĩ Thủy nói.

Bác sĩ khuyên dù ham đến mức nào cũng nên để cơ thể có thời gian thả lỏng, nghỉ ngơi. Nếu thấy đau ở đâu đó, tức ngực, khó thở cần dừng chơi ngay lập tức, hỏi ý kiến bác sĩ chuyên gia để được điều trị kịp thời.

Tập trung vào kỹ thuật

“Nhiều người nghĩ chỉ cần cầm vợt đánh từ bên này sang bên kia mà không biết rằng chơi thể thao cần có kỹ thuật đúng. Chơi môn nào cũng nên có sự hướng dẫn của HLV để nắm được các kỹ thuật cơ bản, điều chỉnh tốt nhất để tránh chấn thương”Bác sĩ Thủy khuyên.

Kết hợp với các bài tập khác

Theo bác sĩ Nguyễn Trọng Thủy, thực hiện các bài tập khác ngoài pickleball là một cách hỗ trợ việc chơi pickleball tốt hơn như chạy, bơi hoặc đạp xe đạp cố định...

Ngoài ra, việc tập luyện sức mạnh cũng có thể giúp tránh chấn thương. Các bài tập sức mạnh chung cho vai và cánh tay, các bài tập cốt lõt… rất hiệu quả cho việc rèn luyện sự cân bằng và phản xạ của bạn khi chơi pickleball.

Khám và điều trị ngay khi gặp chấn thương

Đối với cơn đau dai dẳng hoặc chấn thương nhẹ do chơi pickleball, người chơi cần nghỉ ngơi, chườm đá hoặc sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID), như ibuprofen. Lưu ý, chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm: Tác hại nghiêm trọng khi sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau

Cần đến khám và điều trị ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa khi gặp các chấn thương đột ngột và cấp tính như gãy cổ tay, tổn thương mắt cá chân… Điều này giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành và ngăn ngừa các hệ lụy cho người chơi.

Thùy Linh  

(Theo báo www.giadinhonline.vn)

❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
  SĐT: 0399.16.1111
✳️ Hoặc đặt lịch khám trực tiếp TẠI ĐÂY
❣️ Thân ái!!!

Bài viết liên quan
  • 4 Đại Kỵ Khi Rã Đông Thực Phẩm – Biết Mà Tránh Kẻo “Rước Họa Vào Thân”
    4 Đại Kỵ Khi Rã Đông Thực Phẩm – Biết Mà Tránh Kẻo “Rước Họa Vào Thân”

    Trong nhịp sống hiện đại, việc trữ đông thực phẩm là giải pháp tiện lợi và phổ biến của mọi gia đình. Tuy nhiên, rã đông sai cách không chỉ làm mất dinh dưỡng mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại sinh sôi, tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc, thậm chí gây bệnh lâu dài. Dưới đây là 4 sai lầm phổ biến (đại kỵ) khi rã đông thực phẩm mà nhiều người mắc phải. Nếu bạn vẫn vô tình làm theo những cách này, đã đến lúc cần thay đổi ngay hôm nay!

    Đọc thêm
  • 6 Lý Do Bạn Nên Thêm Mận Khô Vào Thực Đơn Hằng Ngày Ngay Từ Hôm Nay
    6 Lý Do Bạn Nên Thêm Mận Khô Vào Thực Đơn Hằng Ngày Ngay Từ Hôm Nay

    Mận khô (prunes) – loại trái cây nhỏ bé nhưng lại chứa đựng sức mạnh to lớn đối với sức khỏe. Từng được xem như “thần dược” cho hệ tiêu hóa, mận khô ngày nay đang dần chiếm vị trí xứng đáng trong thực đơn lành mạnh của nhiều gia đình trên thế giới. Nếu bạn còn đang phân vân liệu mận khô có nên xuất hiện thường xuyên trên bàn ăn hay không, thì 6 lý do dưới đây sẽ khiến bạn muốn bổ sung ngay từ hôm nay!

    Đọc thêm
  • Luộc Thịt Thăn Trong Bao Lâu Để Chín Mà Không Khô? Bí Quyết Giữ Thịt Mềm Ngọt Đúng Chuẩn
    Luộc Thịt Thăn Trong Bao Lâu Để Chín Mà Không Khô? Bí Quyết Giữ Thịt Mềm Ngọt Đúng Chuẩn

    Thịt thăn là phần thịt nạc nhất của con heo, chứa ít mỡ, mềm và ngọt nếu biết cách chế biến. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, thịt thăn khi luộc có thể bị khô, xác, mất độ ngọt và khó ăn. Vậy luộc thịt thăn trong bao lâu là đủ để thịt chín tới, mềm, ngọt và không bị khô? Cùng Starsmec tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây!

    Đọc thêm
  • 3 Loại Dầu Ăn Khiến Tế Bào Ung Thư Rình Rập, Gan Thận Cũng Phải “Cầu Cứu”
    3 Loại Dầu Ăn Khiến Tế Bào Ung Thư Rình Rập, Gan Thận Cũng Phải “Cầu Cứu”

    Trong cuộc sống hiện đại, dầu ăn là gia vị không thể thiếu trong mỗi căn bếp. Tuy nhiên, ít ai biết rằng có những loại dầu ăn tưởng như vô hại lại tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe nếu sử dụng lâu dài. Từ việc ảnh hưởng đến hệ tim mạch, chuyển hóa đến làm tăng nguy cơ tổn thương gan, thận và thậm chí là góp phần thúc đẩy tế bào ung thư. Vậy những loại dầu ăn nào cần cảnh giác? Cùng Starsmec tìm hiểu ngay 3 cái tên đang âm thầm “đe dọa” sức khỏe cả nhà dưới đây.

    Đọc thêm
  • Dấu Hiệu Xuất Hiện Vào Ban Đêm Cảnh Báo Gan Nhiễm Mỡ – Những Triệu Chứng Không Nên Bỏ Qua!
    Dấu Hiệu Xuất Hiện Vào Ban Đêm Cảnh Báo Gan Nhiễm Mỡ – Những Triệu Chứng Không Nên Bỏ Qua!

    Gan nhiễm mỡ đang trở thành một trong những bệnh lý về gan phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, bệnh thường tiến triển thầm lặng, ít biểu hiện rõ ràng vào ban ngày. Trên thực tế, rất nhiều trường hợp, những triệu chứng gan nhiễm mỡ lại xuất hiện rõ nhất vào ban đêm, khi cơ thể được đặt vào trạng thái nghỉ ngơi hoặc khi gan phải đảm nhiệm vai trò thải độc tích cực nhất. Hãy cùng Starsmec tìm hiểu các dấu hiệu gan nhiễm mỡ ban đêm, hiểu được mức độ nguy hiểm và hướng đi điều trị hợp lý.

    Đọc thêm
  • 5 Tác Dụng Phụ Khi Sử Dụng Vitamin D Bổ Sung – Cảnh Báo Người Dùng Không Nên Bỏ Qua
    5 Tác Dụng Phụ Khi Sử Dụng Vitamin D Bổ Sung – Cảnh Báo Người Dùng Không Nên Bỏ Qua

    Vitamin D là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ canxi, tăng cường miễn dịch, và duy trì sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên, việc lạm dụng vitamin D bổ sung – đặc biệt là không theo chỉ định bác sĩ – có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể. Ở bài viết này hãy cùng Starsmec tìm hiểu rõ 5 tác dụng phụ phổ biến khi sử dụng vitamin D bổ sung, lý giải nguyên nhân và đưa ra lời khuyên hữu ích để sử dụng an toàn, hiệu quả.

    Đọc thêm