Bài viết chuyên môn

Cựu bác sĩ Đội tuyển Việt Nam chỉ 6 chấn thương thường gặp khi chơi bóng và cách hồi phục

Bóng đá là môn thể thao đối kháng đòi hỏi sự di chuyển với cường độ cao liên tục, lại thường xuyên va chạm nên có tỷ lệ chấn thương tương đối cao.

Bóng đá được coi như một môn thể thao rèn luyện sức khỏe rất phổ biến đặc biệt trong giới trẻ. Tuy nhiên, quá trình tập luyện bóng đá khiến không ít người gặp chấn thương do các va chạm. Đáng chú ý, việc phát hiện và xử trí đúng các chấn thương khi chơi bóng không phải người nào cũng biết.

Nguyên nhân dẫn đến các chấn thương khi chơi bóng đá

Bác sĩ Thể thao Nguyễn Trọng Thủy, cựu Bác sĩ Đội Tuyển Quốc Gia và U23 Việt Nam, nhà sáng lập Trung tâm Y học Thể Thao Starsmec cho biết, nguyên nhân của những chấn thương do tập thể thao thường là chủ quan, không có ý thức đề phòng chấn thương, khởi động chưa đúng, chưa đủ, thậm chí kỹ thuật chơi chưa tốt cũng dẫn tới chấn thương.

"Một số nguyên nhân sức khỏe cũng khiến người tập dễ gặp chấn thương là do có bệnh không phù hợp với môn thể nào đó, hoặc do thiếu ngủ, dinh dưỡng hoặc thể lực không tốt, do thiếu điều kiện tập luyện như sân bãi, các dụng cụ bảo vệ, thậm chí thời tiết cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới chấn thương cho người chơi" - Bác sĩ Thủy nói.

Bác sĩ Thể thao Nguyễn Trọng Thủy, cựu Bác sĩ Đội Tuyển Quốc Gia và U23 Việt Nam, nhà sáng lập Trung tâm Y học Thể Thao Starsmec

Chấn thương thường gặp khi chơi bóng đá

Chấn thương gân khoeo

Chấn thương gân khoeo thường do quá trình vận động với cường độ cao làm vùng gân khoeo bắp đùi bị căng quá mức và rách gân. Để ngăn ngừa chấn thương gân khoeo cần khởi động kỹ trước khi tham gia thi đấu để các cơ đùi được mở rộng khi nhiệt độ cơ thể tăng lên. Tốt nhất nên khởi động trước khi trận đấu diễn ra khoảng 20 phút và thả lỏng người sau khi thi đấu xong.

Khi dính phải chấn thương gân khoeo cần thả lỏng, chườm đá, băng bó và nâng chân. Dựa vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương gân khoeo mà cầu thủ phải nghỉ ngơi từ 1-2 tuần cho đến 3 tháng. Chú ý tuyệt đối không dùng trực tiếp đá để chườm lạnh lên vùng chấn thương, vì có nguy cơ bỏng lạnh.

Xem thêm: Canxi LITHOTHAMNE - Hỗ trợ chắc khỏe xương, răng

Chấn thương mắt cá

Chấn thương mắt cá rất thường xảy ra trong bóng đá, chủ yếu là tổn thương phần mềm xung quanh mắt cá khi mắt cá bị xoắn vào trong cũng như tổn thương dây chằng, phần bao bọc xung quanh khớp mắt cá gây chảy máu, đau sưng, khó nhấc mắt cá lên, bầm tím đôi khi lan ra cả bàn chân và ngón chân.

Để ngăn ngừa chấn thương mắt cá cần quấn băng bảo vệ xung quanh mắt cá chân. Dùng dụng cụ chuyên dụng bảo vệ mắt cá. Khi có cảm giác đau đớn, sưng mắt cá chân sau va chạm cần nghỉ ngơi, xoa bóp vùng đau, chườm nước đá trong khoảng 6 giờ để làm giảm đau và giảm sưng vết thương.

Chấn thương đầu gối

Các chấn thương đầu gối cũng thường gặp trong bóng đá chủ yếu ở hai dạng là chấn thương dây chằng chéo trước và rách sụn chêm. Cụ thể như sau:

Chấn thương dây chằng chéo trước

Do dây chằng chéo trước nằm ở giữa đầu gối, ngăn xương ống chân không trượt ra phía trước xương đùi nên khi chơi bộ môn dùng chân thường xuyên như bóng đá sẽ dễ gặp chấn thương sau va chạm.

Ảnh minh họa

Khi gặp chấn thương loại này cần lưu ý hạn chế cử động đầu gối, có thể sử dụng nẹp, nạng để hỗ trợ di chuyển, xem xét các phương pháp vật lý trị liệu hoặc cân nhắc phẫu thuật trong các trường hợp đứt nghiêm trọng và chấn thương gây ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày.

Có thể sử dụng dụng cụ thăng bằng wobble board để hạn chế chấn thương dây chằng chéo trước bằng cách tăng cường cảm nhận ở khu vực xung quanh đầu gối.

Xem thêm: Đứt bán phần dây chằng chéo trước - Điều trị và chăm sóc thế nào?

Rách sụn chêm

Mỗi đầu gối có hai miếng sụn chêm có chức năng như đệm xương, trong quá trình co đầu gối nếu bị tác động bởi sức nặng sẽ làm đĩa đệm bị ép chặt và kẹt giữa hai xương gây rách.

Để điều trị tình trạng rách sụn chêm cần nghỉ ngơi, chườm đá, băng ép và nâng cao chân, còn đối với phẫu thuật thường là mổ hở hoặc nội soi một phần để phục hồi vết rách.

Về lâu dài chấn thương kiểu này rất dễ tái phát khi hoạt động cường độ cao, sau ca mổ thì cầu thủ cần phải tiếp tục điều trị vật lý trị liệu từ 4-6 tuần cho việc hồi phục hoàn toàn.

Xem thêm: Rách sụn chêm khớp gối - Điều trị và chăm sóc thế nào?

Chấn thương thoát vị

Trong bóng đá, việc phải sút, di chuyển nhanh và xoay người thường xuyên sẽ dẫn đến chứng thoát vị và chấn thương háng. Người bị thoát vị sẽ gặp khó khăn khi ngồi hoặc di chuyển và bị đau ở vùng háng.

Cách tốt nhất để phòng ngừa chấn thương loại này là tập luyện các vùng cơ ngang thân người và xương chậu để làm tăng sức chịu đựng từ bụng đến xương chậu. Khi đá bóng bị chấn thương thoát vị cần chẩn đoán kỹ lưỡng trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng, đa số sẽ cần đến siêu âm và kiểm tra để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Đa số các cầu thủ có thể tiếp tục chơi bóng khi mang quần lót giữ ấm cho đến khi sắp xếp được thời gian để thực hiện phẫu thuật.

Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm - Điều trị và Chăm sóc thế nào?

Viêm gân Achilles

Để điều trị viêm gân Achilles cần phối hợp 3 yếu tố như giảm phản ứng viêm ở gân; Hạn chế vận động vùng gân bị tổn thương; Phục hồi chức năng của gân, khớp và cơ bằng cách lấy lại khả năng vận động của gân và khả năng chịu tải trọng lượng cơ thể.

Gãy xương

Gãy xương chiếm khoảng 25% các chấn thương trong bóng đá nghiêm trọng. Đa số các chấn thương bàn chân khi đá bóng đều có thể có gãy xương nhưng bị nhầm tưởng rằng chỉ có tổn thương phần mềm.

Để làm lành xương gãy cần có nhiều thời gian và phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm độ tuổi, sức khoẻ tổng thể, dinh dưỡng, lưu lượng máu đến xương và điều trị.

Đa chấn thương chân khi đá bóng xử trí như thế nào?

Bác sĩ Nguyễn Trọng Thủy cho hay, nhiều người đá bóng nghiệp dư khi gặp chấn thương ở sân bóng có những xử trí sai lầm như xoa dầu nóng để giảm sưng đau, hoặc cố chịu đau để chơi hết hiệp, có người không có hiểu biết mà tự nắn chỉnh khớp khi nghi ngờ trật khớp….

Đây là những hiểu biết và xử trí sai lầm của người chơi thể thao nói chung. Tuy nhiên không phải chấn thương nào cũng tự ý xử lý được, có những chấn thương nếu không đưa người bị nạn vào các cơ sở y tế đúng cách sẽ làm trầm trọng tổn thương.

Ảnh minh họa

Theo bác sĩ Nguyễn Trọng Thủy, chấn thương phân ra 3 loại là chấn thương phần mềm, chấn thương khớp và chấn thương xương. Hai loại chấn thương sau cần phải cố định và đưa người bệnh đến cơ sở y tế để chữa trị đúng cách. Riêng về chấn thương phần mềm, có hơn 80% các chấn thương thể thao thuộc về phần mềm, đó là tổn thương gân, cơ, dây chằng với nhiều mức độ khác nhau, có thể do va chạm trực tiếp hoặc bị kéo căng quá mức, vặn xoắn, co rút đột ngột.

“Chấn thương phần mềm được phân loại từ độ 1 đến độ 3, thường là giãn rất nhẹ gân, cơ dây chằng, trong đó độ 1 thường có cảm giác đau thoáng qua, không ảnh hưởng sinh hoạt bình thường, vùng bị thương chưa quá sưng, bầm hoặc chỉ đau nhiều khi vận động nặng, chịu lực lớn, số lượng bó sợi bị rách 25%, có thể tự khỏi sau 1 – 2 tuần được xử trí đúng theo phác đồ  R.I.C.E.  Chấn thương độ 2 gồm sưng bầm tụ máu tại chỗ, đau nhiều, giới hạn một phần vận động của cơ, mất vững một phần của khớp, mức độ này dây chằng (gân, cơ) bị rách từ 25% đến 75% số sợi. Chấn thương độ 3 các dấu hiệu tăng lên nhiều, khớp sưng nhiều, mất vững và có thể bị bán trật hoặc trật khớp hoàn toàn . Đứt hoàn toàn số sợi gân – cơ hay dây chằng”Bác sĩ Thủy nói.

Lời khuyên với chấn thương phần mềm, cần tuân thủ công thức R.I.C.E, cụ thể là R: rest – nghỉ ngơi; I: ice – chườm lạnh; C – compression- băng ép; E: elevation – treo cao tay hoặc kê cao chân bị thương.  Với chấn thương độ 2,3, có thể xử lý bước đầu theo công thức R.I.C.E, nhưng sau đó nhất thiết phải đưa người bệnh vào cơ sở y tế để các bác sĩ xử trí tiếp.

Khi chườm mát, có thể cho một vài viên đá lạnh vào túi nilon – cho nước rồi buộc kín lại, hay đá nhuyễn hoặc nước đá trong túi nilon, bọc khăn vải ướt bên ngoài, chườm lên vùng tổn thương.

Xem thêm: Glucosamine - Hỗ trợ sức khỏe của các khớp

Nhiệt độ chườm mát tốt nhất là từ 6-12 độ sẽ giúp giảm chảy máu, giảm sưng, giảm đau, giảm viêm, thời gian từ 15 đến 30 phút, không nên chườm quá lạnh và quá lâu có thể gây bỏng lạnh và thiểu dưỡng vùng bị tổn thương, có thể phối hợp với băng ép. 

Chườm lạnh được thực hiện trong 24-72 giờ đầu sau chấn thương, chườm là 15 đến 30 phút , rồi nghỉ 1 đến 2 tiếng tùy vị trí, mức độ tổn thương và thể trạng, cơ địa mỗi người, có thể lặp lại nhiều lần trong ngày.

Bác sĩ Thủy lưu ý trong 48 giờ đầu không được chườm nóng, xoa bóp các loại dầu nóng, kéo nắn chi hay vùng bị tổn thương vì dễ làm tổn thương dập – rách – đứt – tăng lên, chảy máu và sưng nề nhiều hơn, hiện tượng viêm tăng lên và kéo dài làm mô bị tổn thương lâu lành hoặc lành với sẹo xấu.

“Đặc biệt đối với dây chằng, việc xoa bóp với các loại dầu có thể kích thích hình thành các mô sợi thế cho các sợi collagen dẫn đến giảm tính đàn hồi, chắc của dây chằng, sau khi lành dây chằng trở nên yếu và dễ bị tổn thương lại”Bác sĩ Thủy nhấn mạnh.

Thùy Linh 

(Theo báo www.giadinhonline.vn)

❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
  SĐT: 0399.16.1111
✳️ Hoặc đặt lịch khám trực tiếp TẠI ĐÂY
❣️ Thân ái!!!

Bài viết liên quan
  • 4 Đại Kỵ Khi Rã Đông Thực Phẩm – Biết Mà Tránh Kẻo “Rước Họa Vào Thân”
    4 Đại Kỵ Khi Rã Đông Thực Phẩm – Biết Mà Tránh Kẻo “Rước Họa Vào Thân”

    Trong nhịp sống hiện đại, việc trữ đông thực phẩm là giải pháp tiện lợi và phổ biến của mọi gia đình. Tuy nhiên, rã đông sai cách không chỉ làm mất dinh dưỡng mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại sinh sôi, tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc, thậm chí gây bệnh lâu dài. Dưới đây là 4 sai lầm phổ biến (đại kỵ) khi rã đông thực phẩm mà nhiều người mắc phải. Nếu bạn vẫn vô tình làm theo những cách này, đã đến lúc cần thay đổi ngay hôm nay!

    Đọc thêm
  • 6 Lý Do Bạn Nên Thêm Mận Khô Vào Thực Đơn Hằng Ngày Ngay Từ Hôm Nay
    6 Lý Do Bạn Nên Thêm Mận Khô Vào Thực Đơn Hằng Ngày Ngay Từ Hôm Nay

    Mận khô (prunes) – loại trái cây nhỏ bé nhưng lại chứa đựng sức mạnh to lớn đối với sức khỏe. Từng được xem như “thần dược” cho hệ tiêu hóa, mận khô ngày nay đang dần chiếm vị trí xứng đáng trong thực đơn lành mạnh của nhiều gia đình trên thế giới. Nếu bạn còn đang phân vân liệu mận khô có nên xuất hiện thường xuyên trên bàn ăn hay không, thì 6 lý do dưới đây sẽ khiến bạn muốn bổ sung ngay từ hôm nay!

    Đọc thêm
  • Luộc Thịt Thăn Trong Bao Lâu Để Chín Mà Không Khô? Bí Quyết Giữ Thịt Mềm Ngọt Đúng Chuẩn
    Luộc Thịt Thăn Trong Bao Lâu Để Chín Mà Không Khô? Bí Quyết Giữ Thịt Mềm Ngọt Đúng Chuẩn

    Thịt thăn là phần thịt nạc nhất của con heo, chứa ít mỡ, mềm và ngọt nếu biết cách chế biến. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, thịt thăn khi luộc có thể bị khô, xác, mất độ ngọt và khó ăn. Vậy luộc thịt thăn trong bao lâu là đủ để thịt chín tới, mềm, ngọt và không bị khô? Cùng Starsmec tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây!

    Đọc thêm
  • 3 Loại Dầu Ăn Khiến Tế Bào Ung Thư Rình Rập, Gan Thận Cũng Phải “Cầu Cứu”
    3 Loại Dầu Ăn Khiến Tế Bào Ung Thư Rình Rập, Gan Thận Cũng Phải “Cầu Cứu”

    Trong cuộc sống hiện đại, dầu ăn là gia vị không thể thiếu trong mỗi căn bếp. Tuy nhiên, ít ai biết rằng có những loại dầu ăn tưởng như vô hại lại tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe nếu sử dụng lâu dài. Từ việc ảnh hưởng đến hệ tim mạch, chuyển hóa đến làm tăng nguy cơ tổn thương gan, thận và thậm chí là góp phần thúc đẩy tế bào ung thư. Vậy những loại dầu ăn nào cần cảnh giác? Cùng Starsmec tìm hiểu ngay 3 cái tên đang âm thầm “đe dọa” sức khỏe cả nhà dưới đây.

    Đọc thêm
  • Dấu Hiệu Xuất Hiện Vào Ban Đêm Cảnh Báo Gan Nhiễm Mỡ – Những Triệu Chứng Không Nên Bỏ Qua!
    Dấu Hiệu Xuất Hiện Vào Ban Đêm Cảnh Báo Gan Nhiễm Mỡ – Những Triệu Chứng Không Nên Bỏ Qua!

    Gan nhiễm mỡ đang trở thành một trong những bệnh lý về gan phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, bệnh thường tiến triển thầm lặng, ít biểu hiện rõ ràng vào ban ngày. Trên thực tế, rất nhiều trường hợp, những triệu chứng gan nhiễm mỡ lại xuất hiện rõ nhất vào ban đêm, khi cơ thể được đặt vào trạng thái nghỉ ngơi hoặc khi gan phải đảm nhiệm vai trò thải độc tích cực nhất. Hãy cùng Starsmec tìm hiểu các dấu hiệu gan nhiễm mỡ ban đêm, hiểu được mức độ nguy hiểm và hướng đi điều trị hợp lý.

    Đọc thêm
  • 5 Tác Dụng Phụ Khi Sử Dụng Vitamin D Bổ Sung – Cảnh Báo Người Dùng Không Nên Bỏ Qua
    5 Tác Dụng Phụ Khi Sử Dụng Vitamin D Bổ Sung – Cảnh Báo Người Dùng Không Nên Bỏ Qua

    Vitamin D là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ canxi, tăng cường miễn dịch, và duy trì sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên, việc lạm dụng vitamin D bổ sung – đặc biệt là không theo chỉ định bác sĩ – có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể. Ở bài viết này hãy cùng Starsmec tìm hiểu rõ 5 tác dụng phụ phổ biến khi sử dụng vitamin D bổ sung, lý giải nguyên nhân và đưa ra lời khuyên hữu ích để sử dụng an toàn, hiệu quả.

    Đọc thêm