4 GIAI ĐOẠN phát triển bệnh THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM và DẤU HIỆU nhận biết
Đĩa đệm là phần nằm giữa các đốt sống, xung quanh là lớp vỏ, ở giữa là nhân nhầy. Đĩa đệm có tác dụng chịu áp lực do cột sống đè lên, tạo sự mềm dẻo cho cột sống. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức. Tuy là căn bệnh phổ biến nhưng không phải ai cũng biết rõ về các giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm. Sau đây là 4 giai đoạn bệnh thoát vị đĩa đệm thường gặp mà bạn nên lưu ý
1. Thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm là một thuật ngữ chỉ tình trạng xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức. Tình trạng này thường là kết quả của sang chấn hoặc do đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách, có thể xảy ra ở bất kì khu vực nào của cột sống. Trên thực tế, thường hay gặp hiện tượng đau lan tỏa từ thắt lưng xuống chân (đau dây thần kinh tọa) do thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng là phổ biến nhất.
2. Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm?
Một số nguyên nhân thoát vị đĩa đệm chính mà một người có thể gặp phải như sau:
- Do làm việc, vận động, lao động quá sức hoặc sai tư thế, dẫn đến đĩa đệm và cột sống bị tổn thương
- Do tuổi tác: là nguyên nhân mà đa số các bệnh nhân gặp phải. Khi quá trình lão hóa diễn ra, đĩa đệm và cột sống bị mất nước, thoái hóa xơ cứng và rất dễ dàng bị tổn thương
- Do chấn thương ở vùng lưng
- Các bệnh lý bẩm sinh như hoặc mắc phải ở vùng cột sống như gù vẹo, thoái hóa cột sống...
- Yếu tố di truyền
Xem thêm: Nguyên nhân và 4 dạng cong vẹo cột sống nào thường gặp?
Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ của bệnh thoát vị đĩa đệm như:
- Cân nặng của cơ thể: cân nặng của cơ thể càng lớn, gánh nặng cho những đĩa đệm cột sống càng cao, đặc biệt là ở khu vực thắt lưng
- Nghề nghiệp: các đối tượng lao động chân tay, mang vác nặng, sai tư thế đều có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm
3. Dấu hiệu nhận biết của bệnh thoạt vị đĩa đệm là gì?
Một số triệu chứng thoát vị đĩa đệm điển hình bao gồm:
- Đau nhức tay hoặc chân: Bệnh nhân có những cơn đau đột ngột ở vùng cổ, thắt lưng, vai gáy, cổ và chân tay khi mắc bệnh, sau đó lan ra vùng vai gáy, chân tay. Tính chất đau có thể âm ỉ vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng hoặc rất dữ dội, đau nặng hơn khi vận động, đi lại, giảm đi khi nghỉ một chỗ.
- Triệu chứng tê bì tay chân: nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài sẽ chèn ép rễ thần kinh gây đau nhức, tê bì vùng thắt lưng, vùng cổ sau đó dần dần phát triển xuống mông, đùi, bẹn chân và gót chân. Lúc này người bệnh sẽ bị rối loạn cảm giác, luôn thấy mình như bị kiến bò trong người,...
- Yếu cơ, bại liệt: xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn nặng, thường sau một thời gian dài mới phát hiện được. Giai đoạn này người bệnh khó có thể đi lại vận động, dần dần dẫn tới teo hai chân, teo cơ, liệt các chi phải ngồi xe lăn
Cũng có những trường hợp bệnh nhân thoát vị đĩa đệm tuy nhiên không có triệu chứng gì. Theo đó, bệnh nhân cần tới bệnh viện và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay khi có những biểu hiện sau:
- Đau, tê bì, yếu cơ ngày càng nặng, ảnh hướng nhiều đến sinh hoạt thường nhật
- Tình trạng són tiểu hoặc bí tiểu
- Tình trạng mất cảm giác tại các vùng gọi là “yên ngựa” trên cơ thể như bắp đùi trong, phía sau chân, vùng quanh hậu môn
Thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị sớm sẽ để lại những biến chứng nặng nề:
- Khi nhân nhầy chui vào trong ống sống, chèn ép rễ thần kinh, làm hẹp khoang sống sẽ khiến bệnh nhân có nguy cơ bị liệt nửa người hoặc bại liệt cả người.
- Hội chứng đuôi ngựa: rễ thần kinh vùng thắt lưng bị chèn ép, khiến việc đi đại tiện không kiểm soát.
- Không vận động lâu ngày sẽ khiến cơ trở nên suy yếu, bị teo, các chi teo nhanh chóng, chân tay bé lại, khả năng đi lại, vận động giảm sút.
- Rối loạn cơ vòng: Khi rễ thần kinh bị tổn thương có thể gây ảnh hưởng đến cơ vòng đường tiểu: bí tiểu, sau đó lại đái dầm dề, nước tiểu chảy rỉ ra một cách thụ động
4. 4 giao đoạn phát triển bệnh thoát bị đĩa đệm
Giai đoạn 1 (chớm bệnh)
Ở giai đoạn này, đĩa đệm có chút biến dạng. Tuy nhiên, bao xơ chưa bị rách và nhân nhầy chưa thoát ra ngoài.
Do chỉ có chút biến dạng, nên bệnh nhân chỉ cảm thấy những cơn đau đến từng cơn rồi lại hết và khá mơ hồ không rõ nguyên nhân. Bệnh nhân sẽ khó phát hiện bệnh trong thời kỳ này. Vì vậy, khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để nhận ra những sai khác của đĩa đệm.
Giai đoạn 2 (đĩa đệm phình to)
Đây là thời điểm mà bao xơ và sụn quanh đĩa đệm đã suy yếu nhiều, khó giữ nhân nhầy ở vị trí đúng. Nhân nhầy chuẩn bị thoát ra khỏi vòng vây của bao xơ nên làm đĩa đệm phình to bất thường.
Người bệnh, lúc này, sẽ có những cơn đau dữ dội và thường xuyên hơn. Những cơn đau cục bộ chủ yếu ở vùng lưng hoặc vùng vai gáy. Nghiên trọng hơn, sẽ gây ra những cơn tê bì một bên tay hoặc bên chân.
Giai đoạn 3 (thoát vị)
Đã đến lúc bao xơ suy yếu hoàn toàn và rách đứt toàn bộ. Nhân nhầy sẽ thoát ra khỏi vị trí của nó và tràn vào tủy sống, gây chèn ép rễ thần kinh xung quanh vùng cột sống.
Bệnh nhân thường xuyên bị những cơn đau nhức khủng khiếp với mật độ ngày càng nhiều, làm giảm khả năng vận động của người bệnh, thâm chí phải nằm một chổ.
Giai đoạn 4 (giai đoạn cuối)
Bao xơ và vòng sụn đã xơ hóa phát vỡ toàn bộ. Nhân nhầy thoát ra ngoài chèn ép các rễ thần kinh. Dẫn đến những cơn đau dai dẵng, mãn tính và tăng dần khi đứng hoặc ngồi do các khớp đốt sống hư và xẹp lại, cùng những tổn thương rễ thần kinh.
Trong trường hợp này, người bệnh thường bị teo cơ, liệt cơ dẫn đến bại liệt, mất khả năng vận động.
5. Điều trị thoát vị đĩa đệm như thế nào?
Hiện nay có 2 phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm là điều trị bảo tồn và phẫu thuật. Tùy theo phân loại thoát vị đĩa đệm, mức độ ảnh hưởng đến cuộc sống và mong muốn của người bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Những trường hợp đĩa đệm di lệch mà chưa gây chèn ép rễ thần kinh, người bệnh chỉ cần dùng thuốc và tập vật lý trị liệu. Nếu đã điều trị nội khoa tích cực mà thoát vị đĩa đệm không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu tiến triển nặng, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật.
4.1. Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc được bác sĩ chỉ định với mục đích cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm.
Một vấn đề người bệnh cần đặc biệt lưu ý là loại thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm nếu lạm dụng sẽ dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn là chóng mặt, buồn nôn, dị ứng, nghiêm trọng hơn là bệnh viêm loét dạ dày, suy giảm chức năng gan thận hoặc loãng xương...
Xem thêm: 5 nguyên nhân khiến người trẻ dễ mắc bệnh loãng xương thời nay
4.2. Vật lý trị liệu
Song song quá trình điều trị bằng thuốc, người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể kết hợp các bài tập vật lý trị liệu với mục tiêu cải thiện các cơn đau nhức cũng như hạn chế sự chèn ép vào dây thần kinh do sai tư thế lao động, sinh hoạt dưới sự trợ giúp của các chuyên gia và kỹ thuật viên có kinh nghiệm. Khuyến cáo người bệnh bị thoát vị đĩa đệm không tự lý tập luyện để tránh sai cách và khiến những tổn thương cột sống trở nên trầm trọng hơn.
4.3. Phẫu thuật
Hiện nay các phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm bao gồm phẫu thuật hở, phẫu thuật nội soi hoặc tiêu hủy nhân nhầy bằng men ... Tuy nhiên, hạn chế của những phương pháp này là tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm, như nhiễm trùng, dị ứng với men tiêu nhân nhầy, liệt dây thần kinh, hoặc nguy hiểm nhất có thể dẫn đến tử vong.
❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.
❣️ Thân ái!!!