Nguyên nhân và 4 dạng cong vẹo cột sống nào thường gặp?
Như chúng ta để ý theo dõi thì cột sống của người bình thường là đường thẳng nằm ở giữa lưng, có thể chuyển động tự nhiên theo nhu cầu của cơ thể. Tuy nhiên, ở một số người bị cong vẹo cột sống, các tư thế cử động có thể bị hạn chế. Góc độ cong của cột sống có thể lớn hoặc nhỏ nhưng nhìn chung chúng tiềm ẩn nguy cơ biến dạng cột sống và ảnh hưởng đến chức năng vận động. Tình trạng CONG VẸO CỘT SỐNG đang ngày càng có xu hướng gia tăng ở giới trẻ và nếu không phát hiện kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng bệnh lý nguy hiểm. Vậy nguyên nhân của cong vẹo cột sống là gì? Những dạng cong vẹo cột sống nào thường gặp? Mời quý độc giả hãy cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết này nhé.
1. Cong vẹo cột sống là gì?
Cong vẹo cột sống là một dị tật bất thường khiến cho cột sống bị cong vẹo hoặc xoay phức tạp. Cong vẹo cột sống thường xảy ra ở người đang trong độ tuổi dậy thì hoặc người lớn tuổi và gây ra nhiều biến chứng cho các cơ quan xung quanh. Vẹo cột sống có thể được gây ra bởi các điều kiện như: Bại não và loạn dưỡng cơ.
Hầu hết các trường hợp cong vẹo cột sống là nhẹ, nhưng một số biến dạng cột sống tiếp tục nghiêm trọng hơn khi trẻ lớn lên.
2. Nguyên nhân nào gây ra cong vẹo cột sống?
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến có thể là do yếu tố di truyền, một số người bệnh bị lệch cột sống từ lúc bẩm sinh. Các yếu tố bất thường trong lúc người mẹ mang thai như thai nhi phát triển quá nhanh không tương thích với cơ thể người mẹ, ngôi thai không dịch chuyển, người mẹ tiếp xúc nhiều với hóa chất, bị chèn ép cột sống trong lúc sinh ra… khiến trẻ nhỏ bị vẹo cột sống.
Nguyên nhân thứ hai đó là do các bệnh lý cơ, thần kinh, suy dinh dưỡng khiến cột sống phát triển bất thường.
Do bệnh lý BÀN CHÂN DẸT.
Do chúng ta mang vác quá nặng trong một thời gian dài.
Do chúng ta ngồi làm việc hoặc sinh hoạt sai tư thế.
3. 4 dạng cong vẹo cột sống nào thường gặp?
Cong vẹo cột sống bẩm sinh
Là sự phát triển không bình thường (nhanh quá hoặc chậm quá) các đốt sống ở cột sống của thai nhi trong quá trình mang thai. Tỉ lệ của các trường hợp này là 1:10000, ít hơn nhiều so với trường hợp cong vẹo cột sống khởi phát sớm nhưng vẫn là trường hợp bệnh lý ảnh hưởng đến sự phát triển về sau của con người.
Cong vẹo cột sống trong tuổi dậy thì (khởi phát sớm)
Các trường hợp khởi phát trong giai đoạn này đa số là không rõ nguyên nhân, trẻ em dưới 10 tuổi dễ gặp phải tình trạng bệnh lý này nhất khiến cơ thể không cân đối, vai eo hông không đều. Nó khiến hình dạng cột sống bị biến dạng, cong sang một bên, thậm chí ảnh hưởng đến cả vùng xương sườn, xương chậu làm tổng thể cơ thể trở nên mất cân đối.
Cong vẹo cột sống ở người trưởng thành
Do thoái hóa hoặc lão hóa khiến các đốt sống không còn sự đàn hồi khiến việc chịu lực giữa các khớp xương kém đi gây cong vẹo cột sống về phía trước, sau hoặc sang 2 bên.
Cong vẹo cột sống thần kinh cơ
Gây ra bởi tình trạng thần kinh bị chấn thương do tai nạn, lao động quá sức,… hoặc sự rối loạn dưỡng cơ và teo cơ ngăn các cơ hoạt động khiến cột sống bị cong vẹo.
4. Những biến chứng thường gặp của cong vẹo cột sống là gì?
- Gây đau nhức phần lưng và hạn chế vận động của hệ xương khớp.
- Ảnh hưởng đến thẩm mỹ của cơ thể như gây dị dạng thân hình hoặc rối loạn tư thế.
- Cong vẹo cột sống cũng có thẻ ảnh hưởng đến tim, phổi do khung xương sườn đè lên gây khó thở hoặc cản trở việc bơm máu của tim.
- Cong vẹo cột sống lưng có thể chèn ép các cơ quan trong ổ bụng hoặc chèn ép các dây thần kinh gây biến dạng xương chậu ảnh hưởng đến quá trình sinh nở sau này của phụ nữ.
- Cong vẹo cột sống có thể khiến vai và hông lệch, đi bộ khó khăn, bướu lưng, bị tê, yếu hoặc đau ở chân, mệt mỏi, khó thở.
- Nếu trẻ em bị cong vẹo cột sống không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao và khó đứng thẳng.
5. Một số phương pháp để cải thiện cong vẹo cột sống thường được áp dụng là gì?
Các phương pháp điều trị cong vẹo cột sống chuyên khoa bao gồm:
-
Dùng thuốc giảm đau: Được chỉ định sử dụng là thuốc non steroids. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng khi được bác sĩ kê đơn và tránh lạm dụng. Bởi vì, hầu hết các loại thuốc trong nhóm thuốc giảm đau đều gây ra tác dụng phụ cho gan, thận, tim mạch và dạ dày. Đồng thời, việc sử dụng thuốc giảm đau chỉ có thể cải thiện “phần ngọn”, chưa thể giải quyết được phần gốc của bệnh.
-
Tiêm thuốc giảm đau vào cột sống: Trường hợp được chỉ định tiêm thuốc thường là do cột sống bị cong vẹo chèn ép đến dây thần kinh xung quanh, làm tê và đau nhức xuống các chi dưới. Bác sĩ có thể tiêm thuốc trực tiếp vào cột sống để giảm đau tạm thời cho người bệnh. Dù vậy, biện pháp này chỉ có hiệu quả trong khoảng vài tuần, khi hết thuốc người bệnh có thể bị đau trở lại.
-
Vật lý trị liệu: Các bài tập tác động kéo căng cơ và cột sống có thể giúp giảm lực chèn ép giữa các đốt sống, từ đó giúp giảm đau lưng. Ngoài ra, tập luyện thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày cũng góp phần giữ cho trọng lượng cơ thể hợp lý hơn, ngăn chặn cột sống cong vẹo nặng hơn.
-
Đeo đai định hình cột sống: Biện pháp này tương đối an toàn, có thể giúp người bệnh ổn định cấu trúc cột sống và phòng tăng độ cong vẹo cột sống. Người bệnh có thể đeo đai hàng ngày khi tình trạng bệnh chưa đủ điều kiện để phẫu thuật.
-
Phẫu thuật: Phương pháp phẫu thuật được sử dụng trong điều trị các dạng cong vẹo cột sống bao gồm: cắt bỏ một phần xương cột sống hoặc đĩa đệm, hợp nhất 2 hay nhiều đốt sống lại với nhau, đôi khi bác sĩ cũng cần có sự kết hợp của nhiều kỹ thuật để quá trình phẫu thuật đạt hiệu quả hơn.
6. Khi nào người bị cong vẹo cột sống cần đến gặp bác sỹ?
Cong vẹo cột sống có nhiều loại, mỗi loại có một tiêu chuẩn chẩn đoán riêng và có độ tuổi khởi phát cụ thể. Vì chứng vẹo cột sống là một tình trạng có thể thay đổi theo thời gian, nên việc chẩn đoán có thể khó khăn.
Do đó, khi gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác bên cạnh cảm giác đau, tê cột sống và hai bên sườn, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được chụp X-quang, MRI… nhằm loại trừ khả năng mắc khối u hoặc tổn thương khác và có phác đồ điều trị tốt nhất.
❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.