Lời khuyên của bác sỹ

4 lưu ý giúp bạn giảm đau các khớp ngón tay hiệu quả

Đau khớp ngón tay có thể xảy ra với bất kỳ ai, nguyên nhân dẫn đến đau khớp ngón tay có thể do chấn thương, ăn uống thiếu chất, sử dụng các khớp ngón tay quá nhiều hoặc là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, khi bị đau nhức khớp ngón tay, chúng ta không nên chủ quan mà hãy kiểm tra càng sớm càng tốt để điều trị kịp thời. Sau đây là 4 lưu ý quan trọng giúp bạn giảm đau các khớp ngón tay hiệu quả.

1.Nguyên nhân của đau khớp ngón tay là gì?

Khớp ngón tay chính là khớp nối ở giữa 2 đốt xương ngón tay và giữa xương ngón tay với xương bàn tay. Một vài người chỉ cảm thấy đau nhức các khớp ngón tay khi cử động hoặc chạm vào chúng. Trong khi đó, những trường hợp khác cảm thấy đau kể cả khi các ngón tay không cử động.

Nguyên nhân đau khớp ngón tay có thể do các bệnh lý, cụ thể:

  • Hội chứng ống cổ tayĐây là tình trạng dây thần kinh giữa bị chèn ép khi đi ngang qua ống cổ tay. Hậu quả là người bệnh sẽ bị viêm, đau, tê, giảm hoặc mất cảm giác ở bàn tay và các ngón tay. Trong đó, dân văn phòng là đối tượng dễ gặp tình trạng này nhất do thường xuyên sử dụng máy tính trong một thời gian dài khiến ống cổ tay chịu áp lực lớn.
  • Viêm xương khớp bàn tayNếu cảm thấy cơn đau kèm theo sưng khớp ngón tay thì rất có thể bạn đã bị viêm xương khớp. Đây là bệnh liên quan đến sự lão hóa, gây mất sụn và các thay đổi ở xương các ngón tay. Lúc này, do không còn lớp sụn ở giữa các khớp, các đốt xương sẽ chà xát với nhau dẫn đến tổn thương, sưng và đau nhức.
  • Hội chứng De QuervainHội chứng này đặc biệt phổ biến ở nữ giới. Theo đó, tình trạng này khiến gân cơ dạng dài và duỗi ngắn ngón cái bị viêm, từ đó gây ra đau nhức ở bên ngón cái của cổ tay. Cơn đau sẽ càng tồi tệ khi người bệnh xoay cổ tay hay nắm bất cứ thứ gì.
  • Viêm đa khớp dạng thấpTriệu chứng đau khớp ngón tay do viêm đa khớp gây ra thường kèm theo tình trạng các ngón tay bị cong hoặc sưng phồng. Lâu dần, sự biến dạng của các khớp sẽ ngày càng trầm trọng khiến cho người bệnh vô cùng tự ti.
  • Nang bao hoạt dịchNang bao hoạt dịch là cấu trúc hình tròn chứa đầy dịch, làm cho các ngón tay có cảm giác đau và nhạy cảm khi chạm vào. Nang bao hoạt dịch chỉ gây đau ở các khớp ngón tay khi chúng xuất hiện.
  • Bên cạnh đó, đau nhức các khớp ngón tay còn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác như: Gout, Hội chứng Raynaud, Lupus,…

Bên cạnh đó còn một số nguyên nhân đau khớp ngón tay khác thường gặp không đến từ bệnh lý mà xuất phát từ một vài lý do khác như:

  • Bẩm sinh hoặc chế độ ăn uống không khoa học khiến cơ thể bị thiếu hụt canxi, từ đó tăng nguy cơ loãng xương và xương cũng dễ bị hao mòn.
  • Chấn thương khi chơi thể thao, tai nạn giao thông hoặc sinh hoạt hàng ngày có thể làm tổn thương hoặc trật khớp ngón tay, khiến cho các khớp ngón tay bị đau nhức dữ dội. 
  • Các khớp ngón tay bị đau nhức tạm thời do dùng máy tính hoặc nhắn tin điện thoại quá nhiều.

2. Một số phương pháp điều trị đau khớp ngón tay.

Tùy theo tình trạng và nguyên nhân khiến khớp ngón tay bị sưng, đau và nhức, người bệnh có thể được điều trị bằng một trong các phương pháp sau:

Điều trị tại nhà (biện pháp RICE)

Các bước thực hiện RICE như sau:

  • Rest (Nghỉ ngơi): Hạn chế cử động hay sử dụng khớp ngón tay bị chấn thương, có thể sử dụng nẹp để cố định khớp lại.
  • Ice (Chườm đá): Chườm túi đá hoặc khăn lạnh ở trên khớp bị chấn thương để giúp làm giảm sưng và đau.
  • Compression (Đè ép): Bọc khớp lại bằng băng cá nhân hay băng buddy tape để giảm sưng.
  • Elevation (Nâng): Giữ tay cao hơn tim để làm giảm tình trạng sưng.

Điều trị đau khớp ngón tay bằng RICE vô cùng đơn giản nhưng chỉ có tác dụng khắc phục cơn đau tạm thời. Sau khi cơn đau đã thuyên giảm, người bệnh vẫn cần đến bác sĩ để kiểm tra.

Điều trị bệnh lý

Nếu đau nhức khớp ngón tay gây ra do bệnh lý hoặc tình trạng này đã trở nặng, bác sĩ có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Kê đơn cho người bệnh gồm các loại thuốc như NSAIDS, thuốc chống miễn dịch, hoặc các corticosteroids để làm giảm viêm và đau. Cần lưu ý rằng, việc sử dụng thuốc cần theo chỉ định của bác sĩ để tránh gây hại cho sức khỏe.
  • Phẫu thuật để loại bỏ nguyên nhân đau khớp ngón tay (viêm, nang, nhiễm trùng,…). Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng cần phẫu thuật mà có thể áp dụng các phương pháp điều trị bảo tồn khác.
  • Trị liệu thần kinh cột sống là phương pháp giúp điều trị các bệnh lý cơ-xương-khớp hiệu quả không cần phẫu thuật hay sử dụng thuốc. Thông qua các thao tác nắn chỉnh nhẹ nhàng, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tác động một lực chính xác vào các cấu trúc sai lệch, trả chúng về vị trí tự nhiên ban đầu. 

3. 4 lưu ý giúp bạn giảm đau các khớp ngón tay hiệu quả

Để phòng ngừa đau nhức và sưng khớp ngón tay, bạn có thể áp dụng 4 phương pháp sau:

  • Duy trì những thói quen hoặc tư thế tốt: Trong các hoạt động sinh hoạt, làm việc thường ngày, bạn cần đặc biệt lưu ý đến các động tác, chuyển động nhẹ nhàng, tránh dồn nhiều sức về các đầu món tay như cố gắng xách vật nặng, bê đồ nặng, cầm nắm bằng các đầu ngón tay.
  • Đối với những người sử dụng máy tính nên học gõ phím bằng 10 đầu ngón tay để giảm áp lực cho các khớp ngón tay. Các ngón tay giữ thẳng, và hạn chế di chuyển. Đặc biệt cần thư giãn ngón tay và các khớp ngón tay 30 phút mỗi lần.
  • Điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng của bạn: Chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh, đặc biệt bổ sung vitamin và omega-3 vào thực đơn hàng ngày. Không sử dụng các chất kích thích và tránh sử dụng các loại thực phẩm giàu đạm như: thịt bò, thịt đỏ,...
  • Rèn luyện thể thao: Bên cạnh chế độ dinh dưỡng phù hợp, chế độ luyện tập cũng có vai trò quan trọng trong việc giảm đau, tăng cường sức khỏe và chức năng hoạt động của các cơ, khớp bàn tay, ngón tay.

Xem thêm: Những thói quen dinh dưỡng nào gây hại cho hệ xương khớp?

4. Đau khớp ngón tay - Khi nào cần gặp bác sĩ?

Dù do nguyên nhân nào thì đau nhức khớp ngón tay đều không thể xem thường, tuyệt đối đừng chủ quan. Người bệnh nên đến gặp bác sĩ ngay nếu có các biểu hiện:

  • Tê bì, ngứa ran ở ngón tay hoặc bàn tay.
  • Khó cử động hoặc duỗi thẳng ngón tay.
  • Ngón tay có vẻ đỏ và dần sưng lên.
  • Tình trạng sưng, đau vẫn không thuyên giảm dù đã nghỉ ngơi và dùng thuốc giảm đau.

Đau khớp ngón tay không chỉ là biểu hiện đơn giản của cơ thể mà còn có thể cảnh báo các vấn đề liên quan đến bệnh lý cần được điều trị. Vì thế, khi cảm thấy các khớp ngón tay có triệu chứng bất thường nhưng không rõ nguyên nhân, người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và điều trị đúng cách.

❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
  SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
  SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.
❣️ Thân ái!!!

Bài viết liên quan
  • RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe
    RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe

    Bạn có biết, rau càng cua không chỉ là một loại rau được chế biến thành các món ăn đầy dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày, mà còn là một loại dược liệu được dùng trong điều trị bệnh. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về loài rau kỳ diệu này nhé.

    Đọc thêm
  • Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?
    Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?

    Bắp cải là một loại rau quen thuộc đối với người Việt Nam. Bắp cải được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày vì chúng ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu lý do vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên nhé.

    Đọc thêm
  • Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng
    Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng

    Bạn có biết, không chỉ quả ớt ăn được mà tất cả các bộ phận của cây ớt từ rễ, thân, gốc, lá đều có những tác dụng tốt đối với sức khỏe. Đặc biệt, lá ớt còn có thể sử dụng để luộc, xào, nấu canh trong bữa ăn hằng ngày. Vậy Lá ớt có những công dụng gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết này nhé.

    Đọc thêm
  • 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý
    5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý

    Tiết canh lợn là món ăn ngon bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Tiết lợn nếu ăn đúng cách và vừa đủ sẽ mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được món này. Sau đây là 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý.

    Đọc thêm
  •  Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe
    Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe

    Từ lâu, mọi người đã sử dụng cây mã đề như một vị thuốc dân gian để chữa một số bệnh nhỏ thông thường. Vậy loài cây nhỏ nhỏ mọc dại này có tác dụng gì đối với sức khỏe? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin nhé!

    Đọc thêm
  • Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?
    Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?

    Báo Sức Khỏe Đời Sống - Căng cơ là những chấn thương phổ biến có thể xảy ra khi tập luyện thể thao. Căng cơ khiến người tập đau nhức, khó vận động và giảm hiệu suất tập luyện. Vậy đâu là cách đối phó?

    Đọc thêm