Bài viết chuyên môn

Các thuốc điều trị Hội chứng đầu cổ

SKĐS - Hội chứng đầu cổ là bệnh lý rối loạn thần kinh cơ học có nguồn gốc từ cột sống cổ trên (C0–C3). Việc điều trị sớm, đúng cách giúp người bệnh giảm các triệu chứng bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Hội chứng đầu cổ thường bị chẩn đoán nhầm là rối loạn tiền đình, đau đầu mạn tính hoặc suy nhược thần kinh. Điều trị hiệu quả đòi hỏi kết hợp giữa thuốc, vật lý trị liệu, chỉnh cơ học cột sống, đặc biệt là hỗ trợ tái tạo mô bằng collagen chuyên biệt.

1. Điều trị Hội chứng đầu cổ bằng thuốc

1.1. Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)

Tác dụng: Có thể dùng thuốc chống viêm không steroid để giảm đau, giảm viêm trong Hội chứng đầu cổ. Các thuốc này ức chế COX-2, giảm tổng hợp prostaglandin từ đó giúp giảm viêm và đau. Thuốc thường dùng như ibuprofen, naproxen, piroxicam, meloxicam, etoricoxib.

Tác dụng phụ: Loét dạ dày, tăng huyết áp, tổn thương thận… do đó, nên phối hợp cùng với thuốc bảo vệ dạ dày khi điều trị kéo dài.

Xem thêm: Tác hại nghiêm trọng khi sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau

1.2. Paracetamol (acetaminophen)

Tác dụng: Có thể dùng paracetamol khi có đau nhẹ đến trung bình. Liều dùng an toàn: ≤ 3g/ngày ở người lớn khỏe mạnh.

Tác dụng phụ có thể gặp: Đau dạ dày, nổi mề đay, khó thở, sưng mặt, môi lưỡi… Quá liều paracetamol có thể gây tổn thương gan, cần đặc biệt thận trọng dùng thuốc ở người dùng rượu hoặc mắc bệnh gan.

Xem thêm: Viên Uống KTIRA LIVERPRO – Hỗ trợ thải độc gan, bảo vệ gan

Các thuốc điều trị Hội chứng đầu cổ- Ảnh 2.

Hội chứng đầu cổ là bệnh lý rối loạn thần kinh cơ học có nguồn gốc từ cột sống cổ trên (C0–C3).

1.3. Thuốc chống viêm corticoid

Tác dụng: Tiêm corticoid được chỉ định dùng khi bệnh nhân có viêm nặng quanh khớp chẩm – cổ, chèn ép rễ thần kinh, không đáp ứng thuốc đường uống. Tiêm corticoid ngoài màng cứng hoặc quanh rễ thần kinh. Các thuốc thường dùng như methylprednisolone acetate, triamcinolone acetonide...

Tác dụng phụ: Tiêm corticoid có thể gây teo da, chảy máu tại chỗ, đau vết tiêm, đỏ bừng mặt, mất ngủ, tăng đường huyết… Lưu ý, chỉ thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa, không tiêm quá 3 lần/năm để tránh hoại tử mô, đứt gân.

1.4. Thuốc giãn cơ

Tác dụng: Tác động lên thần kinh trung ương và/hoặc tiền synapse để làm mềm cơ, cải thiện vận động. Thuốc dùng trong trường hợp bệnh nhân bị co thắt cơ cổ – vai kéo dài. Các thuốc dùng phổ biến là eperisone, tolperisone, tizanidine.

Tác dụng phụ có thể gặp: Mất ngủ, run chân tay, đau đầu, buồn nôn, nôn, khô miệng, chán ăn, đau bụng, tiêu chảy, vã mồ hôi, rối loan tiết niệu…

1.5. Thuốc gây tê cục bộ

Tác dụng: Có thể dùng thuốc gây tê cục bộ lidocaine tiêm tại điểm đau hoặc phối hợp tiêm cạnh cột sống cổ để giảm đau cấp.

Tác dụng phụ: Hạ huyết áp, đau đầu khi thay đổi tư thế, rét run, loạn nhịp tim, khó thở, kích động, nói líu nhíu co giật…

2. Các liệu pháp khác điều trị Hội chứng đầu cổ

Có thể dùng các liệu pháp hỗ trợ kết hợp để điều trị Hội chứng đầu cổ:

2.1 Vật lý trị liệu chuyên sâu

Liệu pháp này bao gồm massage trị liệu, sóng xung kích tần số thấp (ESWT), TENS, laser công suất cao, kéo giãn cột sống cổ, bài tập cổ sâu giúp tăng kiểm soát thần kinh cơ và ổn định cổ.

2.2 Châm cứu và xoa bóp y học cổ truyền

Các liệu pháp này có thể giảm triệu chứng thần kinh thực vật, cải thiện tuần hoàn máu vùng cổ – chẩm – não sau.

Các thuốc điều trị Hội chứng đầu cổ- Ảnh 3.

Khi có các dấu hiệu của Hội chứng đầu cổ, cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời.

2.3. Bổ sung collagen

Vùng cổ chứa nhiều mô liên kết nâng đỡ như sụn khớp, dây chằng, gân cơ dưới chẩm. Khi bị thoái hóa hoặc tổn thương, quá trình viêm kéo dài làm mất collagen type I, II khiến vùng này mất đàn hồi, tăng đau. Bổ sung collagen giúp cải thiện các triệu chứng bệnh, có thể lựa chọn:

- Collagen type II không biến tính (UC-II): Hỗ trợ sụn khớp và ổn định miễn dịch nội mô.

- Peptide collagen thủy phân (collagen peptide): Dễ hấp thu, thúc đẩy tổng hợp proteoglycan, hỗ trợ phục hồi đĩa đệm cổ.

- Các chế phẩm phối hợp: Kết hợp collagen với vitamin C, methylsulfonylmethane (MSM), glucosamine, hyaluronic acid, magiê...

Ngoài ra, tiêm collagen tại chỗ có thể giúp tái tạo mô liên kết hiệu quả trong Hội chứng đầu cổ mạn tính.

Xem thêm: Tendoactive - Hỗ trợ nuôi dưỡng gân và dây chằng

4. Lưu ý khi điều trị Hội chứng đầu cổ

Để việc điều trị Hội chứng đầu cổ an toàn hiệu quả, người bệnh cần thực hiện:

Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ và tái khám đúng hẹn.

- Trong thời gian dùng thuốc, nếu gặp bất kỳ triệu chứng khác thường nào cần báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.

Không sử dụng vòng cổ cố định kéo dài > 1–2 tuần, gây yếu cơ cổ và lệ thuộc tư thế.

- Tập luyện hàng ngày: 15 phút động tác cổ sâu, giãn cơ dưới chẩm và điều hòa nhịp thở.

- Sử dụng gối nằm ngủ: Ưu tiên gối chỉnh hình memory foam (cao su non hay bọt hoạt tính) cao 8–10 cm, độ cong phù hợp đốt sống cổ.

BS. Nguyễn Trọng Thủy

(Theo báo www.suckhoedoisong.vn)

❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
  SĐT: 0399.16.1111
✳️ Hoặc đặt lịch khám trực tiếp TẠI ĐÂY
❣️ Thân ái!!!

Bài viết liên quan
  • Thuốc dùng trong điều trị Hội chứng Volkmann
    Thuốc dùng trong điều trị Hội chứng Volkmann

    SKĐS - Hội chứng Volkmann là bệnh liên quan đến tổn thương mạch máu và dây thần thân ở cánh tay hoặc chân. Nếu không được điều trị sẽ dẫn đến mất chức năng một phần hoặc toàn bộ cánh tay và bàn tay.

    Đọc thêm
  • Dùng thuốc trong Hội chứng Dressle
    Dùng thuốc trong Hội chứng Dressle

    SKĐS – Hội chứng Dressler (viêm màng ngoài tim thứ phát) là một tình trạng viêm màng ngoài tim xảy ra sau một cơn nhồi máu cơ tim hoặc sau phẫu thuật tim. Hội chứng Dressler có thể gây những biến chứng nguy hiểm như tràn dịch ngoài màng tim, chèn ép tim, suy tim, rối loạn nhịp tim…

    Đọc thêm
  • Thể dục thể thao buổi trưa đúng cách để không phản tác dụng
    Thể dục thể thao buổi trưa đúng cách để không phản tác dụng

    VOV.VN - Tận dụng giờ nghỉ trưa để tập luyện là một lựa chọn rất hợp lý và thực tế, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng thể dục thể thao buổi trưa đúng cách mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nếu thực hiện đúng cách.

    Đọc thêm
  • Các thuốc điều trị giãn tĩnh mạch chân
    Các thuốc điều trị giãn tĩnh mạch chân

    SKĐS - Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh rất thường gặp, nữ giới thường có tỷ lệ mắc cao hơn nam giới. Việc điều trị bệnh có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau tùy theo mức độ và tình trạng của bệnh nhân.

    Đọc thêm
  • Lá BẠC HÀ - Loại lá gia vị chống rụng loại lá gia vị chống rụng và kích thích mọc tóc hiệu quả
    Lá BẠC HÀ - Loại lá gia vị chống rụng loại lá gia vị chống rụng và kích thích mọc tóc hiệu quả

    Lá bạc hà, một gia vị quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, không chỉ mang lại hương vị thơm mát cho món ăn mà còn sở hữu nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt trong việc chăm sóc tóc. Ở bài viết này hãy cùng Starsmec tìm hiểu về lá BẠC HÀ - Loại lá gia vị chống rụng loại lá gia vị chống rụng và kích thích mọc tóc hiệu quả và những lợi ích tuyệt vời khác của loại lá này nữa nhé!

    Đọc thêm
  • Lá TRÀ XANH - Chống rụng tóc và cực kỳ giàu chất chống oxy hóa giúp phòng bệnh mãn tính
    Lá TRÀ XANH - Chống rụng tóc và cực kỳ giàu chất chống oxy hóa giúp phòng bệnh mãn tính

    Bàn có biết, Trà xanh, một nguyên liệu phổ biến tại Việt Nam, không chỉ được yêu thích vì hương vị thơm ngon mà còn nhờ vào những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, đặc biệt là trong việc chăm sóc tóc. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trà xanh có khả năng giảm rụng tóc, kích thích mọc tóc con và cung cấp nhiều chất chống oxy hóa giúp phòng ngừa các bệnh mãn tính. Hãy cùng Starsmec tìm hiểu về loại lá kỳ diệu này nhé

    Đọc thêm