Bài viết chuyên môn

Đau cổ chân do đá bóng - Chăm sóc và điều trị như thế nào?

Đối với những người thường xuyên chơi đá bóng thì tình trạng đau cổ chân đã không còn quá xa lạ gì. Khi các cơ vận động quá mức, sẽ dễ gây ra các chấn thương ở các bộ phận như xương, khớp đặc biệt là ở cổ chân mà các bạn cần phải đặc biệt chú ý. Vậy khi bị đau cổ chân do chơi đá bóng chúng ta phải điều trị và chăm sóc như thế nào hãy cùng trung tâm y học thể thao Starsmec tìm hiểu qua bài viết này nhé.

1. Nguyên nhân đau cổ chân khi chơi đá bóng là gì?

Việc khởi động các cơ trước khi chơi thể thao nói chung, đặc biệt là bóng đá nói riêng là điều buộc phải thực hiện. Do chủ quan mà nhiều người thường bỏ qua bước khởi động, dẫn đến dây chằng ở các khớp cổ chân không thích ứng được với cường độ vận động mạnh mà gây ra chấn thương.

Ngoài ra, khi thực hiện những động tác không đúng kỹ thuật trong lúc tập luyện cũng dẫn đến tình trạng chấn thương ở khớp cổ chân.

Bên cạnh nguyên nhân chủ quan, thì một số người do có bệnh nền như gout, viêm khớp, bàn chân dẹt… khi vận động mạnh ở tần suất lớn cũng sẽ gây đau nhức ở khớp cổ chân.

2. Triệu chứng của đau cổ chân khi chơi đá bóng là gì?

Khớp cổ chân được kết hợp bởi 3 xương: Tibia, fibula và talus. Ba xương này được bao bọc, giữ vững bởi hệ thống các dây chằng dày đặc. Nhiệm vụ của chúng chính là giữ thăng bằng trong việc đi lại cũng như vận động của con người.

Tình trạng đau cổ chân khi đá bóng xảy ra chủ yếu là do sự bất cẩn trong quá trình tập luyện và thi đấu. Nhưng nếu không biết cách điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các tác hại nguy hiểm mà bạn cần biết đến.

Dây chằng bị tổn thương dẫn đến khớp cổ chân cũng sẽ bị ảnh hưởng, tùy theo mức độ nghiêm trọng có thể chia thành các trường hợp chấn thương:

◾ Bong gân thể nhẹ: Ở trường hợp này, bạn vẫn có thể đi lại được do cơn đau chỉ ở mức độ nhẹ, không gây nguy hiểm nhiều. Tình trạng này sẽ khỏi sau 4-6 tuần.

◾ Bong gân thể trung bình: Nếu thấy quanh cổ chân xuất hiện các vết bầm tím thì tình trạng bong gân đã nặng hơn, việc đi lại sẽ khó khăn và mức độ sẽ đau hơn. Thời gian hồi phục từ 4-8 tuần.

◾ Bong gân thể nặng: Khi dây chằng bị đứt hoàn toàn, cổ chân lỏng lẻo và gây đau nhức dữ dội khiến người bệnh không thể đi lại. Để hồi phục, bạn cần phải phối hợp theo sự hướng dẫn của bác sĩ trong khoảng 12 tuần.

◾ Đứt dây chằng cổ chân: Xương cổ chân bị tổn thương sau đó tác động lên và làm đứt dây chằng. Các khớp ở cổ chân bị đau nhức và kéo dài âm ỉ, nặng hơn sẽ xuất hiện các vết bầm tím, sưng to và thậm chí là chảy máu trong.

3. Những lưu ý nào giúp người chơi đá bóng hạn chế được việc bị đau cổ chân?

Để phòng những trường hợp chấn thương ở cổ chân khi chơi đá bóng, bạn cần thực hiện các biện pháp nhằm tránh những nguy hiểm xảy ra:

◾ Luôn khởi động trước khi tập: Vì tần suất vận động nhiều nên các cơ cần được khởi động trước, để có thể thích nghi với quá trình luyện tập nhanh chóng.

◾ Chọn giày phù hợp: Khi chơi thể thao, người chơi cần chọn cho mình một đôi giày phù hợp với tính chất của các bộ môn, nhằm bảo vệ đôi chân một cách an toàn.

◾ Hạn chế luyện tập quá sức: Vì sẽ làm cho cơ thể rơi vào tình trạng mất sức, mệt mỏi. Các khớp ở cổ chân có thể bị tổn thương do vận động quá giới hạn

◾ Hạn chế những tình huống tranh chấp nguy hiểm: Trong quá trình luyện tập hay thi đấu, nên hạn chế việc tranh bóng nếu cảm thấy đó là tình huống nguy hiểm.

4. Khi bị đau cổ chân do đá bóng chúng ta cần chăm sóc và điều trị như thế nào? 

Chấn thương cổ chân khi đá bóng sẽ dễ dàng điều trị nếu phát hiện kịp thời. Tùy vào tình trạng chấn thương mà sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau. Tùy vào mức độ chấn thương để chúng ta thực hiện các biện pháp sau:

Thực hiện các biện pháp sơ cứu:

Sơ cứu kịp thời là biện pháp quan trọng khi mới chấn thương. Thao tác này sẽ giúp bạn tránh được tình trạng chuyển biến nặng ở các vùng khớp bị tổn thương.

◾ Chườm đá: Khi bị chấn thương cổ chân, hãy áp túi chườm lạnh lên vùng bị tổn thương từ 10-15 phút. Chườm lạnh là biện pháp hiệu quả và nhanh chóng vì sẽ làm giảm sưng và xoa dịu cơn đau hiệu quả.

◾ Hạn chế vận động: Nếu cổ chân bị tổn thương, bạn cần hạn chế đến mức tối đa việc vận động, vì sẽ không gây chấn thương nặng hơn do các tác động ngoại cảnh. Từ đó rút ngắn được quá trình điều trị, các khớp cũng sẽ nhanh chóng lạnh lại.

Đến phòng khám để được các Bác sĩ có chuyên môn thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời hiệu quả nhất

Nếu chấn thương nặng, bạn cần phải đi khám ở các trung tâm y tế gần nhất để được điều trị kịp thời. Tại đây, bác sĩ có thể tư vấn, sơ cứu, đưa ra pháp đồ điều trị sao cho phù hợp với tình trạng chấn thương của bạn. Ngoài ra, bạn còn được thực hiện các biện pháp trị liệu cũng như được kê thuốc theo từng giai đoạn giúp quá trình hồi phục nhanh chóng hơn.

Ngoài các thông tin đã cung cấp trên, khi bị đau cổ chân do đá bóng thì cần phải điều trị và chăm sóc như thế nào, hãy cùng tìm hiểu trong video dưới đây cùng Bác sĩ Thể thao Nguyễn Trọng Thủy.

❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
  SĐT: 0399.16.1111
✳️ Hoặc đặt lịch khám trực tiếp TẠI ĐÂY
❣️ Thân ái!!!

Bài viết liên quan
  • Dùng thuốc trong Hội chứng Dressle
    Dùng thuốc trong Hội chứng Dressle

    SKĐS – Hội chứng Dressler (viêm màng ngoài tim thứ phát) là một tình trạng viêm màng ngoài tim xảy ra sau một cơn nhồi máu cơ tim hoặc sau phẫu thuật tim. Hội chứng Dressler có thể gây những biến chứng nguy hiểm như tràn dịch ngoài màng tim, chèn ép tim, suy tim, rối loạn nhịp tim…

    Đọc thêm
  • Thể dục thể thao buổi trưa đúng cách để không phản tác dụng
    Thể dục thể thao buổi trưa đúng cách để không phản tác dụng

    VOV.VN - Tận dụng giờ nghỉ trưa để tập luyện là một lựa chọn rất hợp lý và thực tế, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng thể dục thể thao buổi trưa đúng cách mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nếu thực hiện đúng cách.

    Đọc thêm
  • Các thuốc điều trị giãn tĩnh mạch chân
    Các thuốc điều trị giãn tĩnh mạch chân

    SKĐS - Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh rất thường gặp, nữ giới thường có tỷ lệ mắc cao hơn nam giới. Việc điều trị bệnh có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau tùy theo mức độ và tình trạng của bệnh nhân.

    Đọc thêm
  • Các thuốc điều trị Hội chứng đầu cổ
    Các thuốc điều trị Hội chứng đầu cổ

    SKĐS - Hội chứng đầu cổ là bệnh lý rối loạn thần kinh cơ học có nguồn gốc từ cột sống cổ trên (C0–C3). Việc điều trị sớm, đúng cách giúp người bệnh giảm các triệu chứng bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống.

    Đọc thêm
  • Lá BẠC HÀ - Loại lá gia vị chống rụng loại lá gia vị chống rụng và kích thích mọc tóc hiệu quả
    Lá BẠC HÀ - Loại lá gia vị chống rụng loại lá gia vị chống rụng và kích thích mọc tóc hiệu quả

    Lá bạc hà, một gia vị quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, không chỉ mang lại hương vị thơm mát cho món ăn mà còn sở hữu nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt trong việc chăm sóc tóc. Ở bài viết này hãy cùng Starsmec tìm hiểu về lá BẠC HÀ - Loại lá gia vị chống rụng loại lá gia vị chống rụng và kích thích mọc tóc hiệu quả và những lợi ích tuyệt vời khác của loại lá này nữa nhé!

    Đọc thêm
  • Lá TRÀ XANH - Chống rụng tóc và cực kỳ giàu chất chống oxy hóa giúp phòng bệnh mãn tính
    Lá TRÀ XANH - Chống rụng tóc và cực kỳ giàu chất chống oxy hóa giúp phòng bệnh mãn tính

    Bàn có biết, Trà xanh, một nguyên liệu phổ biến tại Việt Nam, không chỉ được yêu thích vì hương vị thơm ngon mà còn nhờ vào những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, đặc biệt là trong việc chăm sóc tóc. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trà xanh có khả năng giảm rụng tóc, kích thích mọc tóc con và cung cấp nhiều chất chống oxy hóa giúp phòng ngừa các bệnh mãn tính. Hãy cùng Starsmec tìm hiểu về loại lá kỳ diệu này nhé

    Đọc thêm