Lời khuyên của bác sỹ

Chấn thương nào thường gặp khi chơi bóng rổ? Cách phòng ngừa?

Bóng rổ là một bộ môn thể thao được rất nhiều người yêu thích và tập luyện.  Tuy nhiên, với việc phải vận động ở cường độ cao liên tục, lại là môn thể thao có tiếp xúc gần nên chấn thương khi chơi bóng rổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Người ta ước tính rằng có hơn 1,6 triệu ca chấn thương liên quan tới bóng rổ mỗi năm. Vậy những chấn thương nào thương nào thường gặp khi chơi bóng rổ? Làm sao để phòng ngựa và hạn chế chấn thương khi chơi bóng rổ để mức tối đa chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

1. Khi chơi bóng rổ, những nhóm cơ nào phải vận động?

Những nhóm cơ, khớp được sử dụng thường xuyên là những nhóm cơ dễ bị chấn thương bóng rổ nhất. Nó liên quan tới những chuyển động như chạy, nhảy cao, dừng lại và xuất phát, chuyền, bắt bóng,…

Trong những đợt di chuyển sang 2 bên hoặc cúi người để giữ bóng, các cầu thủ có thể hạ thấp hông như tư thế ngồi xổm. Lúc này cơ đùi, cơ mông là các cơ quan phải tham gia nhiều nhất. Hoặc những cứ nhảy, tranh giành bóng, bật nhảy để cản bóng của đối thủ, chặn đường truyền đòi hỏi sự tham gia của cơ bắp chân, gân kheo và cơ tứ đầu. 

Việc ghi bàn, phòng thủ hay chuyền bóng cũng liên quan tới hoạt động của cánh tay và vai. Nhất là cơ tam đầu quyết định đến khả năng ném bóng từ xa (ví dụ từ cự ly 3 điểm). Cơ ngực và lưng cũng tham gia vào những chuyển động này. 

Các vùng cơ Core cũng quan trọng không kém. Đó là toàn phần giữa của cơ thể như bụng, hông, lưng dưới. Chúng chịu trách nhiệm cho việc thay đổi hướng và thực hiện những cú cắt bóng dứt khoát. Nó cũng giúp tạo ra thế phòng thủ ổn định đồng thời tạo sự cân bằng tổng thể giúp bạn di chuyển một cách dễ dàng. 

Do hầu hết tất cả các nhóm cơ trên cơ thể đều tham gia chơi bóng rổ nên bạn sẽ cần rèn luyện để tạo sức mạnh cho từng nhóm cơ để ngăn ngừa những chấn thương khi chơi bóng rổ

2. Những chấn thương nào thường gặp khi chơi bóng rổ?

Chấn thương cơ lõi (hông, đùi):

  • Một chấn thương phổ biến trong bóng rổ là vết bầm tím ở đùi được gây ra bởi việc khuỷu tay hay đầu gối đối phương va chạm vào đùi người chơi, nặng hơn có thể là viêm gân cơ tứ đầu;
  • Điều trị cơ bản tương tự như bong gân mắt cá chân, suy khi giảm triệu chứng cần tập nhẹ với vật lý trị liệu để người chơi trở nên linh hoạt trở lại.

Chấn thương đầu gối:

  • Chấn thương đầu gối là một trong những chấn thương phổ biến nhất ở cầu thủ bóng rổ, nguyên nhân chủ yếu là do áp lực lên khớp gối quá lớn dẫn tới liên kết xương bánh chè kém, ảnh hưởng đến bề mặt khớp phía sau xương bánh chè;
  • Cách phòng ngừa chủ yếu loại chấn thương này là sử dụng dụng cụ bảo vệ đầu gối khi tham gia chơi bóng rổ.

Chấn thương cổ tay và bàn tay:

  • Ngón tay bị kẹt lại khi chuyền, bắt bóng hay tranh cướp đều là chấn thương phổ biến trong bóng rổ;
  • Điều trị chủ yếu là chườm đá, băng ngón tay bị thương và ngón bên cạnh để giúp cố định ngón tay mau lành hơn, giúp cầu thủ tiếp tục chơi nếu vết thương không quá nghiêm trọng.

Chấn thương bàn chân và mắt cá chân:

  • Bong gân mắt cá chân xảy ra khi vận động viên xoay mắt cá chân đột ngột gây kéo căng và rách một hoặc nhiều dây chằng mắt cá chân. Chấn thương này dẫn tới sưng đau, hạn chế vận động của mắt cá;
  • Điều trị cơ bản của chấn thương này là nghỉ ngơi, chườm đá, băng ép và nâng chân lên cao. Nếu sau thời gian dài vẫn không hết thì cần chụp X-quang và kiểm tra các chấn thương đi kèm.

3. Làm sao để phòng ngựa và hạn chế chấn thương khi chơi bóng rổ để mức tối đa?

  • Kiểm tra sức khỏe trước mùa giải và làm theo khuyến nghị của bác sĩ để ngăn ngừa chấn thương bóng rổ 
  • Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể trong quá trình thi đấu 
  • Chú ý tới thời tiết, đặc biệt là liên quan tới thời tiết quá nóng hoặc ẩm ướt để tránh bệnh nhiệt 
  • Luyện tập để nâng cao thể lực do những chấn thương thường xảy đến ở những VĐV không đảm bảo đủ về thể chất 
  • Không nên tập luyện quá sức (vấn đề này thường xảy ra với những VĐV trẻ). Lắng nghe cơ thể bạn  và giảm thời gian, cường độ tập luyện nếu những cơn đau hoặc sự khó chịu xuất hiện. Nó giúp giảm nguy cơ chấn thương do kiệt sức 
  • Nói chuyện với HLV của bạn về cách để ngăn ngừa chấn thương đầu gối, khởi động đúng cách
  • VĐV chỉ nên được trở lại thi đấu nếu đã có sự đồng ý của chuyên gia chăm sóc sức khỏe. 

Trên đây là cảnh báo về những chấn thương thường gặp trong bóng rổ. Hi vọng những thông tin trên có thể tạo những thói quen nhằm hạn chế chấn thương và nâng cao khả năng thi đấu của bạn. 

Bài viết liên quan
  • RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe
    RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe

    Bạn có biết, rau càng cua không chỉ là một loại rau được chế biến thành các món ăn đầy dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày, mà còn là một loại dược liệu được dùng trong điều trị bệnh. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về loài rau kỳ diệu này nhé.

    Đọc thêm
  • Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?
    Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?

    Bắp cải là một loại rau quen thuộc đối với người Việt Nam. Bắp cải được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày vì chúng ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu lý do vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên nhé.

    Đọc thêm
  • Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng
    Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng

    Bạn có biết, không chỉ quả ớt ăn được mà tất cả các bộ phận của cây ớt từ rễ, thân, gốc, lá đều có những tác dụng tốt đối với sức khỏe. Đặc biệt, lá ớt còn có thể sử dụng để luộc, xào, nấu canh trong bữa ăn hằng ngày. Vậy Lá ớt có những công dụng gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết này nhé.

    Đọc thêm
  • 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý
    5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý

    Tiết canh lợn là món ăn ngon bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Tiết lợn nếu ăn đúng cách và vừa đủ sẽ mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được món này. Sau đây là 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý.

    Đọc thêm
  •  Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe
    Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe

    Từ lâu, mọi người đã sử dụng cây mã đề như một vị thuốc dân gian để chữa một số bệnh nhỏ thông thường. Vậy loài cây nhỏ nhỏ mọc dại này có tác dụng gì đối với sức khỏe? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin nhé!

    Đọc thêm
  • Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?
    Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?

    Báo Sức Khỏe Đời Sống - Căng cơ là những chấn thương phổ biến có thể xảy ra khi tập luyện thể thao. Căng cơ khiến người tập đau nhức, khó vận động và giảm hiệu suất tập luyện. Vậy đâu là cách đối phó?

    Đọc thêm