Đau Gối Do Đá Bóng - Khi ĐAM MÊ Trở Thành ÁM ẢNH!
Bóng đá không chỉ là môn thể thao vua mà còn là đam mê bất tận của hàng triệu người. Tuy nhiên, đau gối do đá bóng lại là nỗi ám ảnh thầm lặng khiến nhiều cầu thủ nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp phải bỏ cuộc chơi. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này? Có cách nào để phòng tránh và điều trị hiệu quả? Hãy cùng Starsmec tìm hiểu thông tin.
1. Đau đầu gối là gì?
Khớp gối là một trong những bộ phận dễ bị tổn thương nhất trên cơ thể. Khớp gối bao gồm dây chằng, gân, ba đoạn xương chày, xương đùi và xương bánh chè. Khi đá bóng, những va chạm mạnh hay đột ngột chuyển hướng, luyện tập sai cách hay quá mức là nguyên nhân chính gây ra các chấn thương đầu gối, đau khớp gối với những biểu hiện điển hình như đau nhức, khó chịu, sưng đỏ, khó duỗi thẳng chân…
2. Nguyên nhân nào gây ra tình trạng đau đầu gối do đá bóng?
Đau đầu gối một bên hoặc cả hai bên có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau. Sau đây là những nguyên nhân thường gặp nhất khi bị đau đầu gối khi đá bóng:
2.1. Căng cơ
Đầu gối có thể bị căng cơ nếu vận động quá mức hoặc khi cơ thể chưa chuẩn bị tốt. Việc không thực hiện bài khởi động đầy đủ trước khi chơi bóng có thể dẫn đến đau đầu gối khi đá bóng.
2.2. Dây chằng chéo trước bị rách
Đây là chấn thương thường xảy ra do các động tác như chạy nhanh chuyển hướng đột ngột, thay đổi tốc độ bất ngờ hoặc tiếp đất sai cách. Khi bị rách dây chằng, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức ở đầu gối và có thể gặp khó khăn khi di chuyển.
Xem thêm: Đứt dây chằng chéo trước - Điều trị và chăm sóc thế nào?
2.3. Bong gân
Đây là một loại chấn thương xảy ra khi gân ở đầu gối bị kéo căng quá mức, thường gặp trong các môn thể thao như bóng đá.
2.4. Gãy xương là một loại chấn thương nghiêm trọng tại vùng gối
Tình trạng này thường xảy ra khi có cú va chạm mạnh trong khi thi đấu hoặc khi tiếp đất bằng đầu gối không đúng cách. Việc điều trị và hồi phục sau chấn thương này thường mất khá nhiều thời gian.
2.5. Chấn thương dây chằng giữa gối
Khi dây chằng giữa gối bị rách, giãn hoặc đứt, tổn thương sẽ xảy ra. Áp lực mạnh từ phía ngoài khớp gối có thể làm hỏng dây chằng, gây đau khi co duỗi chân và khiến vùng đầu gối bị sưng hoặc bầm tím.
2.6. Rách sụn chêm
Khi chơi bóng, tình trạng rách sụn chêm có thể gây đau đầu gối khi đá bóng. Sụn chêm là lớp mô mỏng nằm trong đầu gối, giúp chịu lực cho xương đầu gối. Các cú va chạm mạnh hoặc chuyển động xoay gối đột ngột có thể làm tổn thương lớp sụn này.
Xem thêm: Một số LƯU Ý quan trọng khi điều trị RÁCH SỤN CHÊM
2.7. Tổn thương dây chằng chéo sau
Dây chằng chéo sau, nằm ở phần sau của đầu gối, có khả năng chịu lực tác động mạnh. Rách dây chằng này thường xảy ra khi gối bị khuỵu xuống hoặc chân bị xoắn đột ngột.
Xem thêm: Tổn thương dây chằng bên chày - Điều trị và chăm sóc thế nào?
2.8. Trật khớp gối
Là tình trạng khi xương đùi và xương chày bị di lệch khỏi vị trí tự nhiên, dẫn đến đau đớn và khiến khớp gối bị biến dạng, sưng phồng. Đây là một chấn thương đầu gối khi đá bóng nghiêm trọng.
3. Đau đầu gối do đá bóng có các dấu hiệu nào?
Đau đầu gối khi đá bóng là một vấn đề không hiếm gặp. Cơn đau có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc sau một thời gian kể từ khi trận đấu kết thúc. Thậm chí, đôi khi đau đầu gối là kết quả của việc tham gia môn thể thao này.
Các dấu hiệu và triệu chứng đau đầu gối khi đá bóng có thể xuất hiện như sau:
-
Cơn đau kéo dài hoặc đau dữ dội tại đầu gối.
-
Đầu gối bị sưng phồng lên.
-
Khó khăn khi gập hoặc duỗi đầu gối.
-
Cảm giác không ổn định ở khớp gối.
4. Đau đầu gối do đá bóng điều trị như thế nào?
Dựa trên tình trạng cụ thể, mỗi trường hợp sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Nếu cơn đau gối xuất phát từ căng cơ hoặc bong gân nhẹ, người bệnh có thể tự chăm sóc và phục hồi dần dần tại nhà. Tuy nhiên, đối với trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân cần được can thiệp y tế chuyên sâu.
Nghỉ ngơi: Để giúp đầu gối hồi phục, việc nghỉ ngơi là rất quan trọng. Nếu bị đau nhẹ, người bệnh nên nghỉ ngơi trong khoảng 1-2 ngày. Trong thời gian này, người bị chấn thương hãy nằm và hạn chế di chuyển, đồng thời nhớ kê cao chân khi ngủ.
Tuy nhiên, không nên nằm nghỉ quá lâu vì điều này có thể khiến cơ thể trở nên lười vận động. Sau khi nghỉ đủ, mọi người có thể bắt đầu quay lại với các hoạt động nhẹ để giúp khớp lấy lại sự linh hoạt, chẳng hạn như thực hiện các bài tập nhẹ nhàng hoặc bơi.
Giảm đau bằng cách chườm lạnh: Nếu bị chấn thương đầu gối khi đá bóng kèm theo đau, sưng tấy và bầm tím, bước đầu tiên người bị chấn thương nên thực hiện là chườm lạnh. Hãy chắc chắn rằng vùng đầu gối không có vết thương hở. Chúng ta có thể dùng khăn bọc, túi đá hoặc chai nước đá để áp vào vùng đầu gối.
Xem thêm: Những lưu ý đối với người bị tràn dịch khớp gối khi chườm nóng - chườm lạnh
Trong vòng 48 giờ đầu sau khi gặp chấn thương đầu gối khi đá bóng, phương pháp này là lựa chọn tốt nhất. Khi đã qua 72 giờ, người bị chấn thương đầu gối khi đá bóng có thể chườm nóng để giúp giãn cơ và giảm đau. Một chiếc khăn ấm hoặc túi chườm là đủ. Lưu ý chỉ chườm trong 15-20 phút và đảm bảo nhiệt độ không quá nóng để tránh làm bỏng da.
Dùng thiết bị hỗ trợ: Người tập có thể dùng băng, nẹp để giữ cố định đầu gối hoặc sử dụng nạng và xe lăn khi di chuyển. Điều này giúp giảm thiểu tác động lên đầu gối và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hồi phục sau khi bị đau đầu gối khi đá bóng.
Thuốc giảm đau cho đầu gối: Việc dùng thuốc giảm đau là một phương pháp để làm dịu cơn đau ở đầu gối. Có thể sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như aspirin, acetaminophen, ibuprofen, và naproxen...
Xem thêm: Những lưu ý quan trọng khi sử dụng THUỐC GIẢM ĐAU trong chẩn thương thể thao
Vật lý trị liệu: Bác sĩ sẽ sử dụng các kỹ thuật vật lý trị liệu, bao gồm điện xung, liệu pháp laser, sóng ngắn và xoa bóp mô mềm, để giúp giảm đau và khôi phục khả năng vận động cho người bệnh.
Phẫu thuật: Phẫu thuật thường được áp dụng khi cần thay thế khớp hoặc dây chằng. Phương pháp này cũng được tiến hành trong các trường hợp gãy xương hoặc sụn chêm bị rách. Sau khi phẫu thuật xong, bệnh nhân sẽ được tiến hành phục hồi chức năng.
Lưu ý: Hãy trao đổi với bác sĩ trước khi tự điều trị tại nhà để tránh những rủi ro không mong muốn.
5. Có những biện pháp nào giúp ngăn ngừa đau đầu gối do đá bóng hiệu quả?
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Để giảm nguy cơ bị chấn thương khi đá bóng, bảo vệ sức khỏe của bản thân. Chúng tôi khuyên bạn nên ghi nhớ một vài lời khuyên dưới đây:
-
Khởi động, giãn gân cốt trước khi chơi thể thao.
-
Thường xuyên rèn luyện cơ chân với cường độ hợp lý, không quá sức.
-
Tập các bài tập nâng cao sức khỏe cho đầu gối.
-
Chọn giày thể thao phù hợp, chuyên dụng và chất lượng, không nên đi giày đã bị mòn hoặc rách đế.
-
Tập các bài tập vật lý trị liệu.
-
Sử dụng gối đỡ, miếng bảo vệ đầu gối, đai cố định đầu gối để hỗ trợ đầu gối khi tập luyện.
-
Hạn chế các va chạm mạnh, bất ngờ.
Để biết thêm thông tin và cách thức điều trị hiệu quả đau đầu gối do đá bóng. Hãy theo dõi video "Đau Gối Do Đá Bóng - Khi ĐAM MÊ Trở Thành ÁM ẢNH! | Y học Thể thao Starsmec" và lắng nghe những chia sẻ từ bác sĩ Nguyễn Trọng Thủy nhé!
Trên đây là một vài thông tin về các chấn thương ở đầu gối khi vận động, đá bóng. Mong rằng bạn đã có thêm cho mình những thông tin thật bổ ích.
❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
SĐT: 0399.16.1111
✳️ Hoặc đặt lịch khám trực tiếp TẠI ĐÂY
❣️ Thân ái!!!