Bài viết chuyên môn

Thuốc dùng trong điều trị Hội chứng Volkmann

SKĐS - Hội chứng Volkmann là bệnh liên quan đến tổn thương mạch máu và dây thần thân ở cánh tay hoặc chân. Nếu không được điều trị sẽ dẫn đến mất chức năng một phần hoặc toàn bộ cánh tay và bàn tay.

Hội chứng Volkmann (co cứng chi do thiếu máu nuôi dưỡng khoang gân xương) là một bệnh liên quan đến tổn thương mạch máu và dây thần kinh ở cánh tay hoặc chân, thường do chấn thương hoặc tăng áp lực trong khoang cơ.

Điều trị hội chứng Volkmann thường cần sự tham gia của nhiều chuyên khoa, bao gồm phẫu thuật chỉnh hình, vật lý trị liệuphục hồi chức năng.

Mục tiêu điều trị Hội chứng Volkmann là ngăn ngừa chấn thương có thể dẫn đến co cứng, đồng thời giúp người bệnh lấy lại một phần hoặc toàn bộ khả năng sử dụng cánh tay và bàn tay. Tuy nhiên, việc điều trị còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng co cứng.

Thuốc dùng trong điều trị Hội chứng Volkmann- Ảnh 2.

Nếu không được điều trị, chứng co cứng Volkmann sẽ dẫn đến mất chức năng một phần hoặc toàn bộ cánh tay và bàn tay.

1. Các thuốc điều trị Hội chứng Volkmann

1.1.Thuốc giảm đau

Tác dụng: Các thuốc giảm đau được dùng trong điều trị Hội chứng Volkmann giúp kiểm soát cơn đau do tổn thương cơ, dây thần kinh và mạch máu, hỗ trợ quá trình phục hồi, đồng thời giúp bệnh nhân thực hiện các hoạt động hàng ngày dễ dàng hơn.

Các thuốc thường dùng:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Acetaminophen (paracetamol), ibuprofen.

  • Với các trường hợp nặng có thể cần dùng các thuốc opioid hoặc các thuốc giảm đau mạnh khác.

  • Nếu có đau thần kinh: Dùng thuốc giảm đau thần kinh gabapentin hoặc pregabalin.

Tác dụng phụ: Tùy từng loại thuốc có thể bao gồm buồn nôn, nôn, đau bụng, giảm chức năng thận, đặc biệt khi sử dụng lâu dài hoặc ở liều cao, tăng men gan, tổn thương gan…

Xem thêm: Tác hại nghiêm trọng khi sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau

1.2. Thuốc chống viêm

Tác dụng: Dùng thuốc chống viêm trong điều trị Hội chứng Volkmann giúp giảm sưng, viêm, đỏ, đau ở vùng bị ảnh hưởng, nhằm cải thiện chức năng vận động của chi bị ảnh hưởng, hỗ trợ quá trình phục hồi và vật lý trị liệu.

Một số thuốc chống viêm không steroid có thể được sử dụng trong điều trị Hội chứng Volkmann bao gồm: Ibuprofen, naproxen, diclofenac...

Các thuốc chống viêm corticosteroid (prednisone, methylprednisolone) cũng có thể giúp giảm viêm và sưng trong giai đoạn đầu của chấn thương, giảm đau và viêm trong một số trường hợp.

Tác dụng phụ: Loét dạ dày, chảy máu tiêu hóa, buồn nôn, nôn, giảm chức năng thận, tăng huyết áp, tổn thương gan, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, phát ban, ngứa, khó thở…

Lưu ý: Việc lựa chọn thuốc chống viêm cụ thể phụ thuộc vào tình trạng bệnh nhân và cần được bác sĩ chuyên khoa quyết định.

1.3. Thuốc giãn mạch

Tác dụng: Các thuốc này giúp giãn mạch, tăng lưu lượng máu đến vùng bị ảnh hưởng, cải thiện lưu thông máu giúp giảm áp lực trong khoang cơ, cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho mô bị tổn thương, từ đó giúp giảm nguy cơ tổn thương thêm cho mô.

Một số thuốc giãn mạch có thể được sử dụng trong điều trị hội chứng Volkmann bao gồm: Nifedipine, pentoxifylline, prostaglandin…

Tác dụng phụ: Thuốc giãn mạch có thể gây chóng mặt, buồn nôn, tăng nhịp tim, đau đầu…


Người bệnh cần tái khám đúng lịch để được theo dõi và phát hiện những biến chứng có thể xảy ra.

Xem thêm: Các thuốc điều trị giãn tĩnh mạch chân

2. Các phương pháp điều trị khác

Một số cách điều trị khác, bao gồm:

  • Đối với tình trạng co cứng nhẹ: Có thể thực hiện các bài tập kéo giãn cơ và nẹp các ngón tay bị ảnh hưởng.

  • Đối với tình trạng co cứng vừa phải: Phẫu thuật được thực hiện để sửa chữa cơ, gân và dây thần kinh. 

  • Đối với tình trạng co cứng nghiêm trọng: Phẫu thuật được thực hiện để loại bỏ các cơ, gân hoặc dây thần kinh bị dày lên, có sẹo hoặc chết. 

3. Lưu ý khi điều trị

Khi điều trị Hội chứng Volkmann, người bệnh cần lưu ý:

  • Tuân thủ hướng dẫn và chỉ định dùng thuốc của bác sĩ: Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc/tăng/giảm/ngừng dùng thuốc mà chưa có ý kiến của thày thuốc.

  • Người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn điều trị và tham gia đầy đủ các buổi vật lý trị liệu để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất.

  • Tái khám đúng lịch để được theo dõi và phát hiện những biến chứng có thể xảy ra.

  • Cần thông báo cho bác sĩ khi có các triệu chứng bất thường...

BS. Nguyễn Trọng Thủy

(Theo báo www.suckhoedoisong.vn)

❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
  SĐT: 0399.16.1111
✳️ Hoặc đặt lịch khám trực tiếp TẠI ĐÂY
❣️ Thân ái!!!

Bài viết liên quan
  • Những bộ phận của bò không nên ăn nhiều – Cảnh báo sức khỏe không thể bỏ qua
    Những bộ phận của bò không nên ăn nhiều – Cảnh báo sức khỏe không thể bỏ qua

    Thịt bò là thực phẩm giàu dinh dưỡng, được ưa chuộng trong nhiều bữa ăn của người Việt. Tuy nhiên, không phải bộ phận nào của bò cũng tốt cho sức khỏe nếu ăn quá nhiều. Một số bộ phận tuy ngon, hấp dẫn nhưng lại chứa nhiều cholesterol xấu, chất béo bão hòa hoặc có thể tích tụ độc tố nếu không được chế biến đúng cách. Hãy cùng Starsmec tìm hiểu những bộ phận của bò không nên ăn nhiều để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

    Đọc thêm
  • Điều Gì Xảy Ra Khi Ăn Cà Chua Mỗi Ngày? – 9 Tác Dụng Kỳ Diệu Không Phải Ai Cũng Biết
    Điều Gì Xảy Ra Khi Ăn Cà Chua Mỗi Ngày? – 9 Tác Dụng Kỳ Diệu Không Phải Ai Cũng Biết

    Cà chua là một trong những loại thực phẩm phổ biến nhất trên thế giới. Dù được xếp vào nhóm rau củ trong chế độ ăn hàng ngày, nhưng cà chua thực chất là một loại trái cây giàu dưỡng chất, giàu chất chống oxy hóa và cực kỳ có lợi cho sức khỏe. Vậy nếu bạn ăn cà chua mỗi ngày, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể? Hãy cùng Starsmec khám phá những lợi ích đáng kinh ngạc – cũng như những lưu ý cần biết khi sử dụng cà chua thường xuyên.

    Đọc thêm
  • 4 Đại Kỵ Khi Rã Đông Thực Phẩm – Biết Mà Tránh Kẻo “Rước Họa Vào Thân”
    4 Đại Kỵ Khi Rã Đông Thực Phẩm – Biết Mà Tránh Kẻo “Rước Họa Vào Thân”

    Trong nhịp sống hiện đại, việc trữ đông thực phẩm là giải pháp tiện lợi và phổ biến của mọi gia đình. Tuy nhiên, rã đông sai cách không chỉ làm mất dinh dưỡng mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại sinh sôi, tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc, thậm chí gây bệnh lâu dài. Dưới đây là 4 sai lầm phổ biến (đại kỵ) khi rã đông thực phẩm mà nhiều người mắc phải. Nếu bạn vẫn vô tình làm theo những cách này, đã đến lúc cần thay đổi ngay hôm nay!

    Đọc thêm
  • 6 Lý Do Bạn Nên Thêm Mận Khô Vào Thực Đơn Hằng Ngày Ngay Từ Hôm Nay
    6 Lý Do Bạn Nên Thêm Mận Khô Vào Thực Đơn Hằng Ngày Ngay Từ Hôm Nay

    Mận khô (prunes) – loại trái cây nhỏ bé nhưng lại chứa đựng sức mạnh to lớn đối với sức khỏe. Từng được xem như “thần dược” cho hệ tiêu hóa, mận khô ngày nay đang dần chiếm vị trí xứng đáng trong thực đơn lành mạnh của nhiều gia đình trên thế giới. Nếu bạn còn đang phân vân liệu mận khô có nên xuất hiện thường xuyên trên bàn ăn hay không, thì 6 lý do dưới đây sẽ khiến bạn muốn bổ sung ngay từ hôm nay!

    Đọc thêm
  • Luộc Thịt Thăn Trong Bao Lâu Để Chín Mà Không Khô? Bí Quyết Giữ Thịt Mềm Ngọt Đúng Chuẩn
    Luộc Thịt Thăn Trong Bao Lâu Để Chín Mà Không Khô? Bí Quyết Giữ Thịt Mềm Ngọt Đúng Chuẩn

    Thịt thăn là phần thịt nạc nhất của con heo, chứa ít mỡ, mềm và ngọt nếu biết cách chế biến. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, thịt thăn khi luộc có thể bị khô, xác, mất độ ngọt và khó ăn. Vậy luộc thịt thăn trong bao lâu là đủ để thịt chín tới, mềm, ngọt và không bị khô? Cùng Starsmec tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây!

    Đọc thêm
  • 3 Loại Dầu Ăn Khiến Tế Bào Ung Thư Rình Rập, Gan Thận Cũng Phải “Cầu Cứu”
    3 Loại Dầu Ăn Khiến Tế Bào Ung Thư Rình Rập, Gan Thận Cũng Phải “Cầu Cứu”

    Trong cuộc sống hiện đại, dầu ăn là gia vị không thể thiếu trong mỗi căn bếp. Tuy nhiên, ít ai biết rằng có những loại dầu ăn tưởng như vô hại lại tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe nếu sử dụng lâu dài. Từ việc ảnh hưởng đến hệ tim mạch, chuyển hóa đến làm tăng nguy cơ tổn thương gan, thận và thậm chí là góp phần thúc đẩy tế bào ung thư. Vậy những loại dầu ăn nào cần cảnh giác? Cùng Starsmec tìm hiểu ngay 3 cái tên đang âm thầm “đe dọa” sức khỏe cả nhà dưới đây.

    Đọc thêm