Bài viết chuyên môn

Hướng dẫn bạn xử lý căng cơ khi tập thể thao tại nhà hiệu quả

Trên thực tế căng cơ không chỉ là chấn thương xảy ra ở vận động viên chuyên nghiệp mà nó có thể xảy đến với bất kỳ ai trong quá trình vận động như chơi thể thao hoặc các hoạt động hằng ngày với cường độ cao. Tình trạng căng cơ nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nặng như rách cơ, đứt gân. Vì vậy, mỗi người nên trang bị kiến thức xử lý chấn thương đúng cách, rút ngắn quá trình phục hồi. Ở bài viết này chúng tôi xin hướng dẫn bạn một số cách để xử lý căng cơ hiệu quả khi tập thể thao tại nhà.

1. Căng cơ là gì?

Căng cơ là tình trạng các cơ bắp bị kéo giãn quá mức, vượt quá ngưỡng chịu đựng. Một số trường hợp nặng có thể dẫn tới rách cơ. Tình trạng này khiến các cơ liên quan căng cứng, không có khả năng thư giãn. Người bệnh sẽ bị đau buốt, cử động khó khăn. Bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể cũng có thể bị căng cơ, phổ biến là ở cơ chân hoặc tay, thắt lưng, cổ và vai. 

Thông thường, người bệnh sẽ bị căng cứng cơ bắp sau các hoạt động thể chất, tập luyện thể thao hay khi mang vác vật nặng sai tư thế. Những vùng cơ bị căng sẽ sưng lên, xuất hiện các vết bầm tím đi kèm, gây đau nhức cho người bệnh.

2. Những nguyên nhân nào gây ra tình trạng căng cơ?

Đầu tiên đó là do chúng ta tập luyện thể dục thể thao

Khởi động trước khi tập luyện và thi đấu là điều vô cùng quan trọng. Khâu chuẩn bị này sẽ giúp làm nóng cơ thể, hỗ trợ máu chảy nhiều hơn tới các cơ. Qua đó, cơ thể sẽ thích ứng với vận động tốt hơn, ngăn ngừa chấn thương hiệu quả khi thực hiện những động tác mạnh.

Tuy nhiên, một số người tập lại thường bỏ qua bước khởi động. Điều này làm gia tăng nguy cơ chấn thương thể thao. Ngoài ra, chế độ tập luyện thường xuyên, tần suất dày đặc với cường độ cao sẽ khiến cho các cơ luôn trong tình trạng quá tải. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng cơ bắp bị căng cứng.

Trên thực tế, rất nhiều người nghĩ rằng chỉ có các hoạt động quá sức hoặc cường độ cao mới có thể dẫn tới căng cơ. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Vì chấn thương này có thể xảy ra ngay cả khi bạn đi bộ, trượt chân, chạy, nhảy, ném một vật, nâng vật nặng… với tư thế không đúng.

Chuyển động lặp đi lặp lại tại một phần cơ thể

Căng cơ có thể xuất hiện khi cơ bắp bị sử dụng quá mức, liên tục. Trường hợp này rất phổ biến ở vận động viên chạy bộ, chạy nước rút, thể dục dụng cụ… Tình trạng này sẽ làm giảm độ linh hoạt của các cơ, gây ra các cơn đau nhức dai dẳng trong thời gian dài.

Nguyên nhân là do các chuyển động lặp đi lặp lại tại một phần cơ thể sẽ làm mất cân bằng hệ thống cơ bắp, tạo áp lực lớn và liên tục lên các khớp và dây thần kinh. Lâu dài, tình trạng này có thể dẫn tới chấn thương tại những vùng thường xuyên hoạt động, gây đau nhức nghiêm trọng.

Căng thẳng kéo dài cũng là một nguyên nhân gây ra căng cơ

Căng thẳng là nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng này. Tình trạng căng thẳng, lo âu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hệ thần kinh. Điều này có thể dẫn tới tình trạng rối loạn quá trình não bộ truyền tín hiệu thần kinh tới cơ. Hệ thống thần kinh thường phản ứng với căng thẳng bằng cách tăng áp lực lên các mạch máu. Tình trạng này làm giảm lưu lượng máu tới cơ, rất dễ dẫn tới căng cơ.

3. Các triệu chứng nào thường gặp khi bị căng cơ?

Khi bị căng cơ, chúng ta sẽ thường thấy có các triệu chứng như:

  • Vùng cơ tổn thương bị sưng tấy, bầm tím hay đỏ.
  • Đau ngay cả khi nghỉ ngơi, không vận động.
  • Đau nhói khi vận động các cơ tổn thương hoặc khớp liên quan tới cơ đó.
  • Yếu gân và cơ.
  • Hạn chế tầm vận động tại khu vực cơ bắp đang bị căng cứng.

Trong trường hợp nhẹ, dù cơ bị rách và thiếu linh hoạt, bạn vẫn có thể sử dụng các cơ này. Trong khi, người bệnh rách cơ nghiêm trọng sẽ bị đau đớn cùng cực, hạn chế hầu hết các cử động. Tình trạng căng cơ nhẹ tới trung bình nếu được chăm sóc tốt có thể tự khỏi sau một vài tuần. Các trường hợp nặng có thể phải mất nhiều tháng để cơ phục hồi.

4. Hướng dẫn bạn xử lý căng cơ khi tập thể thao tại nhà hiệu quả.

Phần lớn các trường hợp đều có thể tự chữa trị tại nhà. Nếu gặp chấn thương này sau tập luyện hay sau trị liệu, bạn có thể áp dụng biện pháp xử lý tổn thương này tại nhà bằng phương pháp R.I.C.E như:

  • Nghỉ ngơi: Người bệnh nên dừng ngay các hoạt động tập luyện hay công việc khi bị căng cơ để nghỉ ngơi. Bạn hạn chế vận động các vùng cơ bị tổn thương trong một vài ngày, tránh làm tổn thương tiến triển nặng hơn.
  • Chườm đá: Đây là biện pháp hiệu quả giúp giảm sưng cơ. Bạn lưu ý nên đặt đá vào trong 1 chiếc khăn nhỏ hoặc túi chườm rồi mắt chườm lên vị trí bị căng cơ. Thời gian chườm đá là khoảng 15 – 20 phút, mỗi lần cách nhau 60 phút, thực hiện khoảng 1 – 3 ngày.
  • Băng ép: Người bị thương có thể sử dụng băng thun hoặc băng vải y tế để quấn quanh vùng cơ bị căng cho tới khi tình trạng sưng thuyên giảm. Bạn không nên quấn quá chặt vì có thể ảnh hưởng tới tuần hoàn máu.
  • Nâng vùng tổn thương cao hơn tim: Bạn nên đặt vùng cơ tổn thương cao hơn tim. Biện pháp này giúp giảm sưng, đau và viêm cơ hiệu quả.

5. Căng cơ khi chơi thể thao, khi nào bạn nên đi gặp bác sĩ?

Phần lớn căng cơ khi chơi thể thao có thể điều trị tại nhà theo phương pháp được hướng dẫn trên. Tuy nhiên tùy vào mức độ của chấn thương, nếu căng cơ có một số dấu hiệu sau đây thì bạn nên đến gặp bác sĩ ngay:

  • Bị đau cơ kéo dài hơn 1 tuần.
  • Bị đau hơn khi luyện tập.
  • Sưng, nóng, đỏ vùng cơ bị thương.
  • Cảm thấy Khó thở, chóng mặt.
     

❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
  SĐT: 0399.16.1111
✳️ Hoặc đặt lịch khám trực tiếp TẠI ĐÂY
❣️ Thân ái!!!

Bài viết liên quan
  • 4 Đại Kỵ Khi Rã Đông Thực Phẩm – Biết Mà Tránh Kẻo “Rước Họa Vào Thân”
    4 Đại Kỵ Khi Rã Đông Thực Phẩm – Biết Mà Tránh Kẻo “Rước Họa Vào Thân”

    Trong nhịp sống hiện đại, việc trữ đông thực phẩm là giải pháp tiện lợi và phổ biến của mọi gia đình. Tuy nhiên, rã đông sai cách không chỉ làm mất dinh dưỡng mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại sinh sôi, tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc, thậm chí gây bệnh lâu dài. Dưới đây là 4 sai lầm phổ biến (đại kỵ) khi rã đông thực phẩm mà nhiều người mắc phải. Nếu bạn vẫn vô tình làm theo những cách này, đã đến lúc cần thay đổi ngay hôm nay!

    Đọc thêm
  • 6 Lý Do Bạn Nên Thêm Mận Khô Vào Thực Đơn Hằng Ngày Ngay Từ Hôm Nay
    6 Lý Do Bạn Nên Thêm Mận Khô Vào Thực Đơn Hằng Ngày Ngay Từ Hôm Nay

    Mận khô (prunes) – loại trái cây nhỏ bé nhưng lại chứa đựng sức mạnh to lớn đối với sức khỏe. Từng được xem như “thần dược” cho hệ tiêu hóa, mận khô ngày nay đang dần chiếm vị trí xứng đáng trong thực đơn lành mạnh của nhiều gia đình trên thế giới. Nếu bạn còn đang phân vân liệu mận khô có nên xuất hiện thường xuyên trên bàn ăn hay không, thì 6 lý do dưới đây sẽ khiến bạn muốn bổ sung ngay từ hôm nay!

    Đọc thêm
  • Luộc Thịt Thăn Trong Bao Lâu Để Chín Mà Không Khô? Bí Quyết Giữ Thịt Mềm Ngọt Đúng Chuẩn
    Luộc Thịt Thăn Trong Bao Lâu Để Chín Mà Không Khô? Bí Quyết Giữ Thịt Mềm Ngọt Đúng Chuẩn

    Thịt thăn là phần thịt nạc nhất của con heo, chứa ít mỡ, mềm và ngọt nếu biết cách chế biến. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, thịt thăn khi luộc có thể bị khô, xác, mất độ ngọt và khó ăn. Vậy luộc thịt thăn trong bao lâu là đủ để thịt chín tới, mềm, ngọt và không bị khô? Cùng Starsmec tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây!

    Đọc thêm
  • 3 Loại Dầu Ăn Khiến Tế Bào Ung Thư Rình Rập, Gan Thận Cũng Phải “Cầu Cứu”
    3 Loại Dầu Ăn Khiến Tế Bào Ung Thư Rình Rập, Gan Thận Cũng Phải “Cầu Cứu”

    Trong cuộc sống hiện đại, dầu ăn là gia vị không thể thiếu trong mỗi căn bếp. Tuy nhiên, ít ai biết rằng có những loại dầu ăn tưởng như vô hại lại tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe nếu sử dụng lâu dài. Từ việc ảnh hưởng đến hệ tim mạch, chuyển hóa đến làm tăng nguy cơ tổn thương gan, thận và thậm chí là góp phần thúc đẩy tế bào ung thư. Vậy những loại dầu ăn nào cần cảnh giác? Cùng Starsmec tìm hiểu ngay 3 cái tên đang âm thầm “đe dọa” sức khỏe cả nhà dưới đây.

    Đọc thêm
  • Dấu Hiệu Xuất Hiện Vào Ban Đêm Cảnh Báo Gan Nhiễm Mỡ – Những Triệu Chứng Không Nên Bỏ Qua!
    Dấu Hiệu Xuất Hiện Vào Ban Đêm Cảnh Báo Gan Nhiễm Mỡ – Những Triệu Chứng Không Nên Bỏ Qua!

    Gan nhiễm mỡ đang trở thành một trong những bệnh lý về gan phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, bệnh thường tiến triển thầm lặng, ít biểu hiện rõ ràng vào ban ngày. Trên thực tế, rất nhiều trường hợp, những triệu chứng gan nhiễm mỡ lại xuất hiện rõ nhất vào ban đêm, khi cơ thể được đặt vào trạng thái nghỉ ngơi hoặc khi gan phải đảm nhiệm vai trò thải độc tích cực nhất. Hãy cùng Starsmec tìm hiểu các dấu hiệu gan nhiễm mỡ ban đêm, hiểu được mức độ nguy hiểm và hướng đi điều trị hợp lý.

    Đọc thêm
  • 5 Tác Dụng Phụ Khi Sử Dụng Vitamin D Bổ Sung – Cảnh Báo Người Dùng Không Nên Bỏ Qua
    5 Tác Dụng Phụ Khi Sử Dụng Vitamin D Bổ Sung – Cảnh Báo Người Dùng Không Nên Bỏ Qua

    Vitamin D là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ canxi, tăng cường miễn dịch, và duy trì sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên, việc lạm dụng vitamin D bổ sung – đặc biệt là không theo chỉ định bác sĩ – có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể. Ở bài viết này hãy cùng Starsmec tìm hiểu rõ 5 tác dụng phụ phổ biến khi sử dụng vitamin D bổ sung, lý giải nguyên nhân và đưa ra lời khuyên hữu ích để sử dụng an toàn, hiệu quả.

    Đọc thêm