Bài viết chuyên môn

Tác dụng của vật lý trị liệu đối với hệ xương khớp

Vật lý trị liệu là phương pháp được sử dụng rộng dãi mà không cần dùng thuốc, đặc biệt là sau khi phẫu thuật. Ngày nay, vật lý trị liệu phục hồi chức năng được sử dụng phổ biến trong điều trị nhiều bệnh lý nhờ tính an toàn và hiệu quả mang lại. Tuy nhiên, rất ít ai hiểu rõ vật lý trị liệu, phục hồi chức năng là gì và khi nào cần áp dụng đặc biệt là đối với hệ xương khớp. Vậy vật lý trị liệu là gì? Nó có tác dụng gì đối ới hệ xương khớp chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số thông tin qua bài viết này nhé.

1. Vật lý trị liệu là gì?

Vật lý trị liệu là phương pháp chữa bệnh không cần dùng thuốc. Bằng cách sử dụng các yếu tố vật lý như vận động cơ học, sóng âm, ánh sáng, nhiệt… tác động lên cơ thể người bệnh giúp cơ thể phục hồi các chức năng suy giảm, vật lý trị liệu hỗ trợ giảm đau và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Có rất nhiều hình thức/kỹ thuật vật lý trị liệu nhưng chủ yếu phân thành 2 nhóm chính như sau:

Vật lý trị liệu chủ động: Những bài tập được thiết kế để tập với công cụ đi kèm hoặc đơn giản là những bài tập như đi bộ, đạp xe…

Vật lý trị liệu bị động: Bao gồm trị liệu bằng nhiệt, trị liệu bằng ánh sáng hay nước, kích thích điện, dùng sóng âm, điều trị bằng siêu âm, nắn hoặc xoa bóp bằng tay… giúp giải phóng các áp lực chèn ép rễ dây thần kinh và đẩy nhanh quá trình tái tạo mô tổn thương.

2. Vật lý trị liệu thường được chỉ định dùng cho các đối tượng nào?

Thông thường, vật lý trị liệu thường được chỉ định cho các đối tượng sau:

- Mắc các bệnh về xương khớp: Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hoặc cột sống lưng, viêm cột sống, vẹo cột sống, thoái hóa khớp, viêm khớp, hội chứng ống cổ tay, viêm đa rễ, liệt thần kinh ngoại biên…

- Tổn thương về thần kinh – cơ: Điển hình như bại não, chấn thương sọ não, đột quỵ, viêm màng não, tổn thương tủy sống.

- Dị tật bẩm sinh, rối loạn di truyền.

- Người đang gặp phải các chấn thương: Trật khớp, giãn dây chằng khớp gối, căng dãn cơ bắp…

- Phục hồi chức năng sau tai biến: Bệnh nhân sau tai biến, khi sức khỏe tạm ổn định thì nên tập phục hồi chức năng càng sớm càng tốt để giúp những bộ phận đã tổn thương có thể khôi phục lại chức năng vốn có. Nhờ đó, người bệnh có sức khỏe tốt và hoạt động, sinh hoạt bình thường. 

- Phục hồi sau khi phẫu thuật: Phẫu thuật kết hợp xương, phẫu thuật dây chằng khớp gối, thay khớp gối, háng nhân tạo hay các phẫu thuật liên quan đến thần kinh cột sống, não…

- Mắc các bệnh lý về hô hấp: Hen phế quản, tắc nghẽn phổi, viêm phổi.

- Mắc các bệnh mãn tính: Đái tháo đường, tăng huyết áp, đau dạ dày, viêm tụy mãn tính.

Tuy nhiên có một điều quan trọng cần lưu ý là không phải ai cũng có thể áp dụng phương pháp này. Để tập vật lý trị liệu, người bệnh cần thăm khám để bác sĩ hiểu rõ tình trạng bệnh, sau đó mới chỉ định có nên áp dụng hay không.

3. Tác dụng của vật lý trị liệu đối với hệ xương khớp là gì?

- Vật lý trị liệu hỗ trợ giảm đau, giúp người bệnh giảm dần việc dùng thuốc điều trị để tránh các tác động bất lợi cho sức khỏe.

- Cải thiện và phục hồi khả năng vận động sau chấn thương, bại liệt hay sau phẫu thuật, để người bệnh sớm trở lại sinh hoạt bình thường.

- Những bệnh xương khớp có thể áp dụng phương pháp vật lý trị liệu như: Bàn chân phẳng, viêm khớp, chấn thương gân - cơ - khớp, Thoát vị đĩa đệm,...

 

❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
  SĐT: 0399.16.1111
✳️ Hoặc đặt lịch khám trực tiếp TẠI ĐÂY
❣️ Thân ái!!!

Bài viết liên quan
  • 4 Đại Kỵ Khi Rã Đông Thực Phẩm – Biết Mà Tránh Kẻo “Rước Họa Vào Thân”
    4 Đại Kỵ Khi Rã Đông Thực Phẩm – Biết Mà Tránh Kẻo “Rước Họa Vào Thân”

    Trong nhịp sống hiện đại, việc trữ đông thực phẩm là giải pháp tiện lợi và phổ biến của mọi gia đình. Tuy nhiên, rã đông sai cách không chỉ làm mất dinh dưỡng mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại sinh sôi, tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc, thậm chí gây bệnh lâu dài. Dưới đây là 4 sai lầm phổ biến (đại kỵ) khi rã đông thực phẩm mà nhiều người mắc phải. Nếu bạn vẫn vô tình làm theo những cách này, đã đến lúc cần thay đổi ngay hôm nay!

    Đọc thêm
  • 6 Lý Do Bạn Nên Thêm Mận Khô Vào Thực Đơn Hằng Ngày Ngay Từ Hôm Nay
    6 Lý Do Bạn Nên Thêm Mận Khô Vào Thực Đơn Hằng Ngày Ngay Từ Hôm Nay

    Mận khô (prunes) – loại trái cây nhỏ bé nhưng lại chứa đựng sức mạnh to lớn đối với sức khỏe. Từng được xem như “thần dược” cho hệ tiêu hóa, mận khô ngày nay đang dần chiếm vị trí xứng đáng trong thực đơn lành mạnh của nhiều gia đình trên thế giới. Nếu bạn còn đang phân vân liệu mận khô có nên xuất hiện thường xuyên trên bàn ăn hay không, thì 6 lý do dưới đây sẽ khiến bạn muốn bổ sung ngay từ hôm nay!

    Đọc thêm
  • Luộc Thịt Thăn Trong Bao Lâu Để Chín Mà Không Khô? Bí Quyết Giữ Thịt Mềm Ngọt Đúng Chuẩn
    Luộc Thịt Thăn Trong Bao Lâu Để Chín Mà Không Khô? Bí Quyết Giữ Thịt Mềm Ngọt Đúng Chuẩn

    Thịt thăn là phần thịt nạc nhất của con heo, chứa ít mỡ, mềm và ngọt nếu biết cách chế biến. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, thịt thăn khi luộc có thể bị khô, xác, mất độ ngọt và khó ăn. Vậy luộc thịt thăn trong bao lâu là đủ để thịt chín tới, mềm, ngọt và không bị khô? Cùng Starsmec tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây!

    Đọc thêm
  • 3 Loại Dầu Ăn Khiến Tế Bào Ung Thư Rình Rập, Gan Thận Cũng Phải “Cầu Cứu”
    3 Loại Dầu Ăn Khiến Tế Bào Ung Thư Rình Rập, Gan Thận Cũng Phải “Cầu Cứu”

    Trong cuộc sống hiện đại, dầu ăn là gia vị không thể thiếu trong mỗi căn bếp. Tuy nhiên, ít ai biết rằng có những loại dầu ăn tưởng như vô hại lại tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe nếu sử dụng lâu dài. Từ việc ảnh hưởng đến hệ tim mạch, chuyển hóa đến làm tăng nguy cơ tổn thương gan, thận và thậm chí là góp phần thúc đẩy tế bào ung thư. Vậy những loại dầu ăn nào cần cảnh giác? Cùng Starsmec tìm hiểu ngay 3 cái tên đang âm thầm “đe dọa” sức khỏe cả nhà dưới đây.

    Đọc thêm
  • Dấu Hiệu Xuất Hiện Vào Ban Đêm Cảnh Báo Gan Nhiễm Mỡ – Những Triệu Chứng Không Nên Bỏ Qua!
    Dấu Hiệu Xuất Hiện Vào Ban Đêm Cảnh Báo Gan Nhiễm Mỡ – Những Triệu Chứng Không Nên Bỏ Qua!

    Gan nhiễm mỡ đang trở thành một trong những bệnh lý về gan phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, bệnh thường tiến triển thầm lặng, ít biểu hiện rõ ràng vào ban ngày. Trên thực tế, rất nhiều trường hợp, những triệu chứng gan nhiễm mỡ lại xuất hiện rõ nhất vào ban đêm, khi cơ thể được đặt vào trạng thái nghỉ ngơi hoặc khi gan phải đảm nhiệm vai trò thải độc tích cực nhất. Hãy cùng Starsmec tìm hiểu các dấu hiệu gan nhiễm mỡ ban đêm, hiểu được mức độ nguy hiểm và hướng đi điều trị hợp lý.

    Đọc thêm
  • 5 Tác Dụng Phụ Khi Sử Dụng Vitamin D Bổ Sung – Cảnh Báo Người Dùng Không Nên Bỏ Qua
    5 Tác Dụng Phụ Khi Sử Dụng Vitamin D Bổ Sung – Cảnh Báo Người Dùng Không Nên Bỏ Qua

    Vitamin D là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ canxi, tăng cường miễn dịch, và duy trì sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên, việc lạm dụng vitamin D bổ sung – đặc biệt là không theo chỉ định bác sĩ – có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể. Ở bài viết này hãy cùng Starsmec tìm hiểu rõ 5 tác dụng phụ phổ biến khi sử dụng vitamin D bổ sung, lý giải nguyên nhân và đưa ra lời khuyên hữu ích để sử dụng an toàn, hiệu quả.

    Đọc thêm