Bệnh lý TIM MẠCH và TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY có mối liên kết với nhau như nào?
Trào ngược dạ dày là một bất thường về hệ tiêu hóa khi dịch dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ợ hơi, ợ chua, nóng rát lan từ ngực dưới lên đến cổ gây đau tức vùng thượng vị, buồn nôn và khó nuốt. Rối loạn nhịp tim là tình trạng tim đập quá nhanh hoặc quá chậm hoặc không đều so với nhịp tim bình thường. Vậy bệnh lý TIM MẠCH và TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY có mối liên kết với nhau như nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết này.
1. Trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng trào ngược của dịch dạ dày lên thực quản xảy ra từng lúc hoặc thường xuyên. Nguyên nhân dẫn tới trào ngược dạ dày thực quản là do ứ đọng lại thức ăn tại dạ dày hoặc áp lực ổ bụng tăng đột ngột, stress, căng thẳng, và thói quen ăn uống sinh hoạt không lành mạnh,...
Trào ngược dạ dày thực quản gây ra một số triệu chứng như:
-
Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng: Các triệu chứng ợ sẽ tăng lên khi ăn no, khi uống nước hay khi đang đầy bụng khó tiêu hoặc khi cúi gập người về phía trước, nằm nghỉ hoặc ngủ vào ban đêm.
-
Buồn nôn, nôn: Bệnh nhân có cảm giác bị đè ép, thắt ngực và xuyên qua lưng, cánh tay. Đây là nguyên nhân khiến bệnh trào ngược dạ dày nhầm với các bệnh tim mạch. Cảm giác đau ở đoạn thực quản chạy qua ngực. Acid dạ dày trào ngược lên kích thích vào đầu mút các sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, và gây ra cảm giác đau giống như đau ở vùng ngực.
-
Khó nuốt: Khi bệnh trào ngược ngày càng trở nặng, lượng acid dạ dày trào ngược lên với tần suất lớn hơn. Do đó sẽ gây ra phù nề, sưng tấy niêm mạc thực quản, dẫn tới tình trạng bệnh nhân có cảm giác khó nuốt, vướng ở cổ.
Khó nuốt là triệu chứng của trào ngược dạ dày
-
Khản tiếng, ho: Do dây thanh quản tiếp xúc với dịch acid dạ dày dẫn tới sưng tấy. Vì vậy, người bệnh có thể bị khản tiếng và ho liên tục.
-
Miệng tiết ra nhiều nước bọt: Đây là một phản xạ tự nhiên khi ợ chua, acid trào ngược lên miệng và nước bọt tiết ra nhằm trung hòa acid.
-
Đắng miệng: Dịch vị trào lên có kèm theo dịch mật khiến cho bệnh nhân có cảm giác đắng miệng. Đây là biểu hiện của sự rối loạn thần kinh dạ dày, khiến cơ thể mở quá mức van môn vị và dịch mật trào ra.
2. Bệnh lý tim mạch rối loạn nhịp tim là gì?
Rối loạn nhịp tim là tình trạng bất thường về nhịp tim, nhịp tim có thể tăng lên quá nhanh hoặc quá chậm, gặp ở mọi lứa tuổi, và xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào. Rối loạn nhịp có thể gây ra những triệu chứng như:
-
Hồi hộp
-
Đánh trồng ngực
-
Tức ngực
-
Khó thở đi kèm
Nhịp tim bình thường được bắt nguồn từ nút xoang và dẫn truyền gây khử cực nhĩ, sau đó dẫn truyền qua hệ thống nút nhĩ thất-bó his và mạng lưới purkinjer gây ra khử cực thất giúp tâm thất. Hoạt động này diễn ra theo chu kỳ một cách nhịp nhàng và tương đối đều đặn. Do đó, tần số nhịp tim bình thường sẽ dao động trong khoảng từ 60-100 lần/ phút.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới rối loạn nhịp tim ví dụ như: Tăng huyết áp, các bệnh động mạch vành, suy tim, đái tháo đường, hoặc sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,... Bên cạnh đó, trào ngược dạ dày thực quản cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn nhịp tim.
3. Bệnh lý TIM MẠCH và TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY có mối liên kết với nhau như nào?
Trào ngược dạ dày làm cho acid trào ngược lên kích thích các dây thần kinh phế vị. Trong khi đó, dây thần kinh phế vị có chức năng điều chỉnh nhịp tim và điều tiết dịch dạ dày. Do đó, khi bị kích thích có thể gây ra triệu chứng tim đập nhanh, khó thở, đánh trống ngực.
Ngoài ra, một số nguyên nhân gây trào ngược dạ dày cũng là nguyên nhân dẫn tới rối loạn nhịp tim như:
- Sử dụng chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá
- Căng thẳng, stress
- Thay đổi nội tiết tố, hormone
- Sốt
- Thiếu máu
- Cường giáp
- Tác dụng phụ của thuốc như: thuốc ho, cảm lạnh, cảm cúm, hen suyễn,...
Xem thêm: 6 Dấu hiệu Cảnh báo về TIM MẠCH cần cấp cứu ngay lập tức
4. Điều trị bệnh lý tim mạch rối loạn nhịp tim do trào ngược dạ dày như thế nào?
Điều trị rối loạn nhịp tim do trào ngược dạ dày gây ra, trước tiên cần kiểm soát tốt tình trạng trào ngược dạ dày, hạn chế dịch acid trào ngược. Ngoài ra, người bệnh cần có một lối sống lành mạnh nhằm làm giảm được triệu chứng rối loạn nhịp tim như:
-
Tập thiền, yoga, tập thể dục nhẹ nhàng nhằm giúp tăng endorphin và làm giảm căng thẳng
-
Luyện tập thở sâu
-
Hạn chế và tránh các hoạt động gây lo lắng cho bản thân.
Tóm lại, trào ngược dạ dày gây ra tình trạng acid trào ngược lên kích thích các dây thần kinh phế vị. Trong khi đó, dây thần kinh phế vị có chức năng điều chỉnh nhịp tim và điều tiết dịch dạ dày. Do đó, trào ngược dạ dày có thể gây ra rối loạn nhịp tim. Nếu tình trạng rối loạn nhịp tim ngày càng tăng, xuất hiện các triệu chứng như đánh trống ngực, khó thở, đau ngực,... người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và có biện pháp xử trí kịp thời.
❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.
❣️ Thân ái!!!