Lời khuyên của bác sỹ

6 Dấu hiệu Cảnh báo về TIM MẠCH cần cấp cứu ngay lập tức

Bệnh về tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Các trường hợp khẩn cấp của bệnh tim mạch nếu không cấp cứu kịp thời sẽ rất nguy hiểm cho bệnh nhân và có thể tử vong nhanh chóng. Vì vậy phát hiện các dấu hiệu tim có vấn đề để kịp thời đưa đến các cơ sở y tế là một yếu tố quan trọng góp phần tăng cao cơ hội sống và hồi phục của người bệnh. Sau đây là 6 Dấu hiệu Cảnh báo về TIM MẠCH cần cấp cứu ngay lập tức.

1. Hãy hết sức cẩn trọng với bệnh lý về tim mạch

Có rất nhiều vấn đề sức khỏe phát sinh và ở mức độ nghiêm trọng khi mắc bệnh tim, cụ thể:

  • Những bệnh liên quan đến mạch máu, hẹp hoặc tắc nghẽn mao mạch dẫn tới đau tim như bệnh mạch vành, xơ vừa động mạch…

  • Bệnh gây ảnh hưởng tới cơ, van hoặc nhịp tim như hở van tim, dị tật tim bẩm sinh, rối loạn nhịp tim…

Nhìn chung, đau tim và đau thắt lồng ngực là triệu chứng đặc trưng của phần lớn người bệnh tim mạch. Nhưng đôi khi bệnh sẽ kéo đến một số triệu chứng liên quan không phổ biến làm cho người bệnh khó xác định được có phải bản thân đang gặp vấn đề ở tim hay không, gây chậm trễ trong quá trình chữa trị.

Thực tế triệu chứng của bệnh tim mạch không phải lúc nào cũng bộc lộ rõ ràng, có triệu chứng rất nhỏ nhưng lại là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề nghiêm trọng mà tim đang gặp phải.

Xem thêm: 3 BIẾN CHỨNG cực nguy hiểm khi TIM ĐẬP NHANH

2. 6 Dấu hiệu Cảnh báo về TIM MẠCH cần cấp cứu ngay lập tức

 Khó thở

Người bệnh đột ngột khó thở dữ dội, vã mồ hôi. Cần gọi người cấp cứu và gọi cấp cứu 115 ngay lập tức. Đồng thời, bạn cho người bệnh nằm đầu cao, cho người bệnh thở oxy nếu có.

✅ Đau thắt ngực

Bệnh nhân đau ngực dữ dội, cảm giác bị bóp nghẹt trong lồng ngực, vị trí cơn đau thường ở phía sau xương ức, đau lan lên vai trái, mặt trong cánh tay trái hoặc lan ra sau lưng… Đây là biểu hiện nghi ngờ bệnh nhồi máu cơ tim. Khi gặp người bệnh có triệu chứng như trên, bạn cần gọi người giúp đỡ đồng thời gọi cấp cứu 115 để họ xử trí ban đầu và đưa người bệnh tới bệnh viện. Nếu không gọi được cấp cứu 115, bạn cần đưa người bệnh tới bệnh viện ngay lập tức, không để người bệnh tự đi khám.

✅ Ngất đột ngột

Người bệnh ngất xỉu đột ngột, mất ý thức, ngừng thở, ngừng tim, tím tái toàn thân, đôi khi co giật hoặc mềm nhũn, có thể có hiện tượng tiểu tiện không tự chủ.

✅ Phù

Xuất hiện ở chân do suy tim, suy thận hoặc trong thai kỳ. Phụ thuộc vào việc máu không trở về tim, cần kiểm tra bằng cách ấn vào mắt cá chân hoặc mũi bàn chân.

✅ Tím tái

Xảy ra ở đầu ngón tay, ngón chân hoặc quanh môi do lượng oxy cung cấp cho các cơ quan giảm sút, thể hiện rõ ở niêm mạc.

✅ Đau cách hồi

Đau ở phần dưới của chân khi đi lại và giảm khi nghỉ, thường do vấn đề với mạch máu ở chi dưới.

Xem thêm: Lưu ý 3 THÓI QUEN khi ngủ có thể gây hại cho sức khỏe tim mạch của bạn

3. Khi phát hiện tim có vấn đề cần làm gì?

✅ Nhanh chóng đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất

Khi có các triệu chứng như trên cần nhanh chóng gọi xe cấp cứu hoặc đưa bệnh nhân đến bệnh viện. Nếu bản thân phát hiện mình có các triệu chứng trên, cần nhanh chóng nhờ người giúp đỡ để đưa tới bệnh viện, tuyệt đối không được tự lái xe một mình.

✅ Sơ cứu người bệnh

Trong trường hợp có các biểu hiện ngừng tuần hoàn, trong thời gian chờ người hỗ trợ và xe cấp cứu đến, cần thực hiện ép tim- thổi ngạt cho bệnh nhân như sau:

  • Đặt bệnh nhân nằm ngửa trên mặt thẳng cứng, quỳ bên cạnh bệnh nhân, đặt hai tay lên 1/3 dưới xương ức của bệnh nhân, bàn tay kia đặt trên bàn tay trước, đặt các ngón tay sao cho xen kẽ và cùng chiều nhau. Thực hiện ấn mạnh vuông góc đồng thời hai tay sao cho lồng ngực bệnh nhân xẹp xuống từ 4-5cm. Sau đó, nhấc tay lên và tiếp tục nhịp ép thứ hai, tốc độ ép tối ưu là 100-120 lần/ phút.

  • Thổi ngạt bằng cách dùng miệng thổi khí vào phổi người bệnh, có thể thổi qua màng lọc hoặc thổi trực tiếp, thổi chậm trong vòng một giây đủ để lồng ngực nhô lên.

Nếu không có người trợ giúp, có thể chỉ cần ép tim liên tục mà không cần hà hơi thổi ngạt. Thao tác ép ngực giúp tạo ra áp lực lên các buồng tim, giúp máu lưu thông vào các động mạch, dù tim vẫn chưa hồi phục nhưng việc bơm máu vẫn diễn ra sẽ giúp kéo dài thời gian để chờ bác sĩ, xe cấp cứu tới.

Xem thêm: Ăn BƠ ít nhất 2 LẦN MỖI TUẦN giúp giảm nguy cơ mắc bệnh TIM MẠCH

Các bệnh lý về tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, kể cả ở những nước phát triển. Điều nguy hiểm là các bệnh lý về tim mạch thường phát triển âm thầm trong một thời gian dài mà không có các triệu chứng cụ thể, khi các triệu chứng đã xuất hiện rõ rệt thì bệnh thường đã chuyển sang giai đoạn nặng, điều trị rất khó khăn và chất lượng cuộc sống người bệnh bị giảm sút nghiêm trọng. Trong các trường hợp cấp cứu tim mạch nếu bệnh nhân không được xử lý kịp thời thì nguy cơ tử vong sẽ rất cao hoặc nếu qua khỏi thì những di chứng cũng rất nặng nề.

Để hạn chế các nguy cơ mắc bệnh tim mạch thì cùng với việc thay đổi lối sống, chế độ ăn, tăng cường vận động thì khám tim mạch thường xuyên là một yếu tố quan trọng để tầm soát các nguy cơ, phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
  SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
  SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.

❣️ Thân ái!!!

Bài viết liên quan
  • Chấn thương Xuân Son liệu có khả năng phục hồi và thi đấu trở lại?
    Chấn thương Xuân Son liệu có khả năng phục hồi và thi đấu trở lại?

    Theo báo Sức khỏe Đời sống - Chấn thương của cầu thủ Nguyễn Xuân Son vào phút 30 của trận Chung kết lượt về AFF Cup 2024 khiến cho nhiều người hâm mộ bóng đá quan tâm. Liệu chấn thương Xuân Son có khả năng phục hồi và thi đấu trở lại?

    Đọc thêm
  • Liệu Xuân Son có khả năng phục hồi và thi đấu trở lại?
    Liệu Xuân Son có khả năng phục hồi và thi đấu trở lại?

    Câu trả lời là KHẢ QUAN, với cơ sở dựa trên nhiều yếu tố y khoa và các nghiên cứu khoa học về gãy xương và phục hồi chức năng trong thể thao, Chúng ta hãy cùng phân tích các khía cạnh ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của Xuân Sơn.

    Đọc thêm
  • ĐAU CỨNG KHỚP CỔ TAY - Điều trị và chăm sóc như thế nào?
    ĐAU CỨNG KHỚP CỔ TAY - Điều trị và chăm sóc như thế nào?

    Cứng khớp cổ tay là hiện tượng phổ biến đi kèm với tình trạng đau nhức, sưng viêm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu tình trạng kéo dài, người bệnh cần khám và chữa cứng khớp ở cổ tay để tránh xảy ra biến chứng nghiêm trọng.

    Đọc thêm
  • CỨNG KHỚP NGÓN TAY - Điều trị và chăm sóc như thế nào?
    CỨNG KHỚP NGÓN TAY - Điều trị và chăm sóc như thế nào?

    Cứng khớp ngón tay là tình trạng thường gặp ở bất cứ đối tượng nào. Tê cứng khớp ngón tay khi ngủ dậy có thể là biểu hiện của một trong những bệnh lý về xương khớp, thoái hóa khớp... Cứng khớp ngón tay nếu không được chữa trị sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến cứng khớp ngón tay? Điều trị và chăm sóc cứng khớp ngón tay như thế nào?

    Đọc thêm
  • CỨNG KHỚP GỐI - Điều trị và chăm sóc như thế nào?
    CỨNG KHỚP GỐI - Điều trị và chăm sóc như thế nào?

    Khớp gối là bộ phận quan trọng của cơ thể đóng vai trò lớn trong chức năng vận động di chuyển và chịu lực của cơ thể. Cứng khớp gối làm hạn chế khả năng vận động, gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và cuộc sống hằng ngày của bệnh nhân. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến cứng khớp gối? Điều trị và chăm sóc như thế nào?

    Đọc thêm
  • CỨNG KHỚP - Điều trị và Chăm sóc như thế nào?
    CỨNG KHỚP - Điều trị và Chăm sóc như thế nào?

    Bệnh cứng khớp là hiện tượng các khớp vận động khó khăn, người bệnh khó thực hiện các động tác co duỗi khớp, vận động bị hạn chế. Cứng khớp thường xảy ra theo mùa và nếu ko được điều trị kịp thời sẽ gây trở ngại đến việc vận động và sinh hoạt của bệnh nhân. Vậy cứng khớp là gì? Điều trị và chăm sóc người bị cứng khớp như thế nào?

    Đọc thêm
Icon Top Left Icon Top Right Icon Top Left Icon Top Right