Báo chí nói về chúng tôi

Nguyễn Trọng Thuỷ sẽ chia sẻ: PT dây chẳng chéo trước 6 tháng có đá bóng được không?

???? Bạn đang băn khoăn: “sau phẫu thuật ACL bao lâu thì có thể đá bóng hay chơi thể thao bình thường được”?
✅ Trong bài viết này. Cầu thủ Đỗ Duy Mạnh và Bác sĩ Thể thao Nguyễn Trọng Thuỷ sẽ chia sẻ cho Bạn các mốc thời gian và những lời khuyên hữu ích, giúp bạn phục hồi nhanh chóng và an toàn nhất sau phẫu thuật dây chằng chéo trước kh.ớp gối.

➡️ Hai tuần đầu sau phẫu thuật
Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình phục hồi ACL. Bởi vì, chính trong thời gian này, đầu gối dễ bị tổn thương nhất. Có ba nguồn được dùng để làm nên dây chằng chéo trước của Bạn là: Lấy g.ân tự thân, dây chằng đồng loại và dây chằng nhân tạo. Các phương pháp phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước hiện nay hầu hết là lấy g.ân tự thân (gân bánh chè hoặc g.ân Hamstring) được sử dụng làm mảnh ghép ACL. Quá trình này làm cho tổn thương những cơ bắp liên quan. Do đó, rất có thể bạn sẽ đau, sưng và phù nề, tụ dịch kh.ớp gối và tổ chức phần mềm xung quanh kh.ớp gối của bạn.
Sau phẫu thuật ACL, bạn cần được điều trị vật lý trị liệu - phục hồi chức năng ngay lập tức bởi các Bác sĩ Thể thao hay Chuyên gia Vật lý trị liệu hàng ngày. Tuy nhiên, đầu gối sau phẫu thuật của Bạn trong thời gian này vẫn chưa chịu được sức nặng của cơ thể , vì vậy Bạn cần một đôi nạng và nẹp gối để hỗ trợ cho đôi chan của mình.

➡️ Hai đến sáu tuần sau phẫu thuật
Trong thời gian này, bạn đã có thể chịu được trọng lượng của mình trên cả hai chân. Nhưng, phạm vi vận động của đầu gối vẫn sẽ bị hạn chế vì các mô vẫn đang trong quá trình lành. Một số hoạt động như lái xe có thể thực hiện được trong thời gian này tùy thuộc vào Bạn được phẫu thuật dây chằng chéo trước của chân nào. Tại thời điểm này, Bác sĩ Thể thao và các chuyên gia vật lý trị liệu của Bạn sẽ tập trung vào việc giúp Bạn lấy lại toàn bộ biên độ và chuyển động của đầu gối.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này đầu gối của Bạn vẫn rất dễ bị tổn thương. Vậy nên, luôn đeo nẹp để bảo vệ cho ACL của Bạn vì mảnh ghép dây chằng chéo trước của Bạn vẫn đang dần lành lại.

➡️ Sáu tuần đến ba tháng sau phẫu thuật
Các bài tập phục hồi mới có tác động thấp như: đạp xe, đi bộ, bơi lội và chèo thuyền trở nên hữu ích trong khoảng thời gian này khi đầu gối đã phục hồi và tiếp tục phát triển mạnh hơn. Bây giờ bạn cũng có thể bắt đầu các bài tập với cường độ cao hơn như chạy bộ nhẹ nếu Bác sĩ Thể thao và chuyên gia Vật Lý Trị Liệu của Bạn cho phép. Bên cạnh đó, Bạn luôn cần lắng nghe cơ thể mình và chủ động điều chỉnh.
Tại thời điểm này, những tư vấn, bài tập và chỉ định của Bác sĩ Thể thao và Chuyên gia Vật Lý Trị Liệu – PHCN là vô cùng quan trọng đối với ACL đầu gối của Bạn.

➡️ Ba đến sáu tháng sau phẫu thuật
Bác sĩ Thể thao và Chuyên gia vật lý trị liệu thường tiếp tục đưa ra các bài tập tăng cường giúp cho đầu gối của Bạn được chắc và khoẻ hơn. Các bài tập bổ sung này bảo vệ ACL và giúp phòng tránh chấn thương trong tương lai cũng có thể được áp dụng. Đeo nẹp bảo vệ đầu gối trong thời gian này vẫn được áp dụng.

➡️ Sáu đến Chín tháng sau phẫu thuật.
Bạn có thể hoạt động thể thao nhẹ nhàng được. Nhưng thông thường, các Bác sĩ Thể thao vẫn khuyên Bạn nên tập phục hồi từ một đến hai năm, cho đầu gối và toàn thân của Bạn được thực sự khoẻ mạnh để đáp ứng được với lượng vận động lớn khi chơi thể thao nói chung và đá bóng nói riêng.

⭐️ Lưu ý: Ngoài việc điều trị vật lý trị liệu và tập phục hồi đúng và tích cực, Bạn luôn lưu ý đến chế độ ăn – uống – ngủ - nghỉ thật hợp lý và khoa học để cho cơ thể được khoẻ mạnh. Thường xuyên dùng bổ sụn khớp và dây chằng, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) giúp cho đầu gối và dây chằng của Bạn hồi phục nhanh chóng và mạnh khoẻ nhất.

❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
???? 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ #Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
???? 0915.20.95.96
???? Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.
❣️ Thân ái!!!
✅ #ACL #dâychằngchéo #daychangcheo #starsmec #bacsinguyentrongthuy #chanthuongthethao #vatlytrilieu #bacsithethao

Bài viết liên quan
  • RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe
    RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe

    Bạn có biết, rau càng cua không chỉ là một loại rau được chế biến thành các món ăn đầy dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày, mà còn là một loại dược liệu được dùng trong điều trị bệnh. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về loài rau kỳ diệu này nhé.

    Đọc thêm
  • Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?
    Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?

    Bắp cải là một loại rau quen thuộc đối với người Việt Nam. Bắp cải được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày vì chúng ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu lý do vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên nhé.

    Đọc thêm
  • Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng
    Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng

    Bạn có biết, không chỉ quả ớt ăn được mà tất cả các bộ phận của cây ớt từ rễ, thân, gốc, lá đều có những tác dụng tốt đối với sức khỏe. Đặc biệt, lá ớt còn có thể sử dụng để luộc, xào, nấu canh trong bữa ăn hằng ngày. Vậy Lá ớt có những công dụng gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết này nhé.

    Đọc thêm
  • 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý
    5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý

    Tiết canh lợn là món ăn ngon bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Tiết lợn nếu ăn đúng cách và vừa đủ sẽ mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được món này. Sau đây là 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý.

    Đọc thêm
  •  Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe
    Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe

    Từ lâu, mọi người đã sử dụng cây mã đề như một vị thuốc dân gian để chữa một số bệnh nhỏ thông thường. Vậy loài cây nhỏ nhỏ mọc dại này có tác dụng gì đối với sức khỏe? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin nhé!

    Đọc thêm
  • Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?
    Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?

    Báo Sức Khỏe Đời Sống - Căng cơ là những chấn thương phổ biến có thể xảy ra khi tập luyện thể thao. Căng cơ khiến người tập đau nhức, khó vận động và giảm hiệu suất tập luyện. Vậy đâu là cách đối phó?

    Đọc thêm