Thông tin sức khỏe

RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe

Bạn có biết, rau càng cua không chỉ là một loại rau được chế biến thành các món ăn đầy dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày, mà còn là một loại dược liệu được dùng trong điều trị bệnh. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về loài rau kỳ diệu này nhé.

1. Thông tin tổng quan về rau càng cua

1.1. Rau càng cua là rau gì?

Rau càng cua thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae) là một loại rau dại phổ biến, thường mọc tự nhiên ở các vùng có khí hậu nhiệt đới. Loại rau này có chu kỳ sống trong vòng 1 năm và mang vị chua nhẹ khi ăn sống. Rau càng cua được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau trong tiếng việt như rau tiêu, kim đơn, thích châm thảo,...

Loại rau này có các đặc điểm như: 

  • Mọng nước;

  • Thường mọc ở chân tường, hay vùng đất ruộng có sự ẩm ướt, và xen vào các loại cây cỏ khác;

  • Vòng đời 1 năm; 

  • Hạt nhỏ, dễ phát tán đi xa, lên cây và lan rộng khi có điều kiện thuận lợi;

  • Có thể dùng được ở dạng tươi sống với vị chua nhẹ, ăn mát, giòn ngon, có tác dụng thanh nhiệt;...

1.2. Rau càng cua có thành phần dinh dưỡng như thế nào?

Thành phần dinh dưỡng của rau càng cua với 92% nước cùng 8% là các vitamin, khoáng chất như beta caroten (tiền vitamin A), sắt, kali, magiê, vitamin C,… 

Cụ thể, 100gram rau càng cua cung cấp 24 calo cho cơ thể, gồm:

  • 277mg kali;

  • 224mg canxi;

  • 62mg magiê;

  • 5.2 mg vitamin C.

Đây là những chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người và cần thiết bổ sung cho cơ thể. 

2. RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe

Rau càng cua có những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người, cụ thể như sau:

2.1. Chống viêm

Rau càng cua có tác dụng chống viêm, giảm đau nhờ chất prostaglandin tổng hợp, được dùng để trị sốt, ho, đau đầu, cảm lạnh, viêm khớp. Trong đó, loại rau này có tác dụng hạ sốt được so sánh tương đương với thuốc aspirin.

2.2. Chống oxy hóa 

Rau càng cua chứa nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên, giúp chống lại tác động của gốc tự do. Từ đó, loại rau này hỗ trợ tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh.

2.3. Ngăn ngừa ung thư  

Rau càng cua chứa peperomin E, một thành phần có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư. Ngoài ra, chiết xuất từ lá rau càng cua còn có hoạt tính chống ung thư, giúp ức chế sự phát triển của các gốc tự do và các mầm bệnh.

Xem thêm: Những THỰC PHẨM được yêu thích nhưng lại là NGUYÊN NHÂN gây UNG THƯ

2.4. Giảm axit uric trong máu 

Chiết xuất từ rau càng cua có khả năng làm giảm đến khoảng 44% nồng độ axit uric trong máu. Nhờ vậy, ăn rau càng cua có thể hỗ trợ trong việc điều chỉnh và cân bằng loại axit này trong máu cũng như giúp phòng ngừa bệnh gout.

2.5. Bảo vệ tim mạch, tốt cho huyết áp

Với việc chứa nhiều chất xơ cùng các khoáng tố vi lượng như kali, magie, rau càng cua có tác dụng tốt cho tim mạch, huyết áp.

Cụ thể, chúng hỗ trợ duy trì các chỉ số huyết áp ở mức an toàn; đồng thời, giúp ổn định nhịp tim, giảm lượng cholesterol trong máu, ngăn ngừa các bệnh về tim và bảo vệ tim mạch.

Ngoài ra, loại rau này cũng tốt cho những người bị thiếu máu với việc chứa nhiều sắt, hỗ trợ ngăn ngừa thiếu máu.

Xem thêm: TCSKIN Dầu Cá OMEGA 3 - Hỗ trợ chức năng tim mạch

2.6. Tác dụng kháng khuẩn 

Khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ cũng là một tác dụng khác của rau càng cua. Theo đó, các chất patuloside A và axanthone glycoside có trong loại rau này có khả năng kháng khuẩn, chống lại nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, và giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

2.7. Ngăn ngừa viêm khớp dạng thấp

Uống nước từ thân và lá rau càng cua vào buổi sáng hoặc tối có thể hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để xác định liều lượng phù hợp.

2.8. Ức chế rối loạn cảm xúc 

Rau càng cua còn có công dụng trong việc ức chế rối loạn cảm xúc. Theo đó, một số hợp chất chứa trong chiết xuất từ loại rau này có tác dụng tốt trong việc điều trị rối loạn cảm xúc quá mức. Đối với phụ nữ đang mang thai, rau càng cua được bổ sung vào thực đơn ăn uống có thể giúp ổn định tinh thần do sự thay đổi hormone. 

3. Những ai nên tránh ăn rau càng cua?

Rau càng cua mang đến nhiều lợi ích nổi trội về sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng một số đối tượng khi sử dụng rau càng cua có thể gây nên nhiều tác hại về sức khỏe. Dưới đây là một số trường hợp cần nên hạn chế ăn rau càng cua:

  • Người bị tỳ vị hư hàn và tiêu chảy: Người có tình trạng tỳ vị hư hàn hoặc đang mắc bệnh tiêu chảy không nên tiêu thụ rau càng cua.

  • Người bị sỏi thận: Những người đang điều trị hoặc có tiền sử bị sỏi thận lâu năm và đang dùng các loại thuốc khác cần hạn chế ăn rau càng cua.

4. Một số tác dụng không tốt của rau càng cua

Rau càng cua chứa nhiều dưỡng chất quan trọng cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng rau càng cua cũng cần tuân thủ một số nguyên tắc và cân nhắc nhằm tránh các tác động phụ không mong muốn có thể xảy ra. Dưới đây là một số điểm bạn cần lưu ý khi tiêu thụ rau càng cua:

  • Tiêu chảy: Rau càng cua có tính bình trong Đông y và thích hợp cho người đầy bụng khó tiêu hoặc bị táo bón. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên bị tiêu chảy do tỳ vị hư hàn, bạn cần nên hạn chế ăn rau càng cua nhằm tránh không làm tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn.

  • Áp lực lên thận: Rau càng cua có tính lợi tiểu, vì vậy nếu bạn ăn hoặc uống quá nhiều nước rau càng cua trong thời gian ngắn. Điều này có thể tạo áp lực lên chức năng bài tiết nước tiểu của thận, dẫn đến việc đi tiểu thường xuyên.

  • Mất cân bằng chất điện giải: Sử dụng lượng lớn rau càng cua trong thời gian dài có thể gây mất cân bằng chất điện giải trong cơ thể, đặc biệt là kali.

5. Một số lưu ý quan trọng khi ăn rau càng cua

Mặc dù rau càng cua có nhiều lợi ích về sức khỏe. Tuy nhiên, để tránh các tác dụng phụ không mong muốn, bạn cần biết những điều kiêng kỵ khi sử dụng loại rau này.

  • Rau càng cua nên được sử dụng riêng hoặc kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác, tránh kết hợp với mù tạt. Bởi điều này có thể gây ra các triệu chứng hen suyễn đối với những người nhạy cảm với thành phần của rau.

  • Ngoài ra, rau càng cua không nên dùng cho những người có tiền sử về bệnh sỏi thận, vì việc tiêu thụ loại rau này có thể làm tình trạng sỏi thận trở nên nghiêm trọng hơn và gây ảnh hưởng đáng đến sức khỏe.

  • Ngoài ra, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cũng nên hạn chế ăn rau càng cua, do hiện vẫn chưa có đủ dữ liệu lâm sàng để xác định tác động của loại rau này đối với mẹ bầu và thai nhi.

Bởi không chứa nhiều chất béo, thế nên khi ăn nấm đùi gà sẽ không khiến bạn bị tăng cân. Nhưng điều này không có nghĩa là bạn nên ăn quá nhiều, chỉ nên ăn một lượng vừa đủ mang lại nhiều ích lợi nhất cho cơ thể.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người mẹ mang thai hoàn toàn có thể ăn nấm đùi gà. Bởi vì chúng sẽ cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.

 Nếu trong quá trình dùng loại rau này, bạn gặp phải vấn đề nào đó về sức khỏe, cần ngừng việc sử dụng này lại; đồng thời, để tìm hiểu nguyên do của hiện tượng đó, nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán.

❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
  SĐT/ Zalo: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
  SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.

❣️ Thân ái!!!

Bài viết liên quan
  • Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?
    Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?

    Bắp cải là một loại rau quen thuộc đối với người Việt Nam. Bắp cải được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày vì chúng ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu lý do vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên nhé.

    Đọc thêm
  • Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng
    Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng

    Bạn có biết, không chỉ quả ớt ăn được mà tất cả các bộ phận của cây ớt từ rễ, thân, gốc, lá đều có những tác dụng tốt đối với sức khỏe. Đặc biệt, lá ớt còn có thể sử dụng để luộc, xào, nấu canh trong bữa ăn hằng ngày. Vậy Lá ớt có những công dụng gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết này nhé.

    Đọc thêm
  • 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý
    5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý

    Tiết canh lợn là món ăn ngon bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Tiết lợn nếu ăn đúng cách và vừa đủ sẽ mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được món này. Sau đây là 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý.

    Đọc thêm
  •  Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe
    Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe

    Từ lâu, mọi người đã sử dụng cây mã đề như một vị thuốc dân gian để chữa một số bệnh nhỏ thông thường. Vậy loài cây nhỏ nhỏ mọc dại này có tác dụng gì đối với sức khỏe? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin nhé!

    Đọc thêm
  • Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?
    Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?

    Báo Sức Khỏe Đời Sống - Căng cơ là những chấn thương phổ biến có thể xảy ra khi tập luyện thể thao. Căng cơ khiến người tập đau nhức, khó vận động và giảm hiệu suất tập luyện. Vậy đâu là cách đối phó?

    Đọc thêm
  • Cách đối phó với chấn thương khi tập luyện
    Cách đối phó với chấn thương khi tập luyện

    Báo Sức Khỏe Đời Sống - Chấn thương khi tập luyện có thể xảy ra với bất kỳ ai. Khi gặp chấn thương trong quá trình tập luyện thể thao, việc sơ cấp cứu đúng cách là rất quan trọng để giảm nguy cơ biến chứng và tăng cơ hội phục hồi nhanh chóng.

    Đọc thêm