Lời khuyên của bác sỹ

Khẩu phần ăn của các kình ngư gấp 6 lần người thường

Các vận động viên bơi lội chuyên nghiệp cần bổ sung từ 10.000 đến 12.000 calo mỗi ngày nên được thiết kế khẩu phần gấp 5-6 lần người bình thường. Các kình ngư Việt Nam ngày 14/5 gặt hái nhiều thành công tại SEA Games 31, mang về 3 huy chương vàng và xô đổ kỷ lục của giải ở nội dung 100 m bơi ếch nam.

 

Theo bác sĩ Nguyễn Trọng Thủy, nguyên bác sĩ đội tuyển quốc gia và U23 Việt Nam, bơi là môn thể thao tiêu thụ một nguồn năng lượng rất lớn. Chế độ ăn hàng ngày của các kình ngư cần 50% carbohydrate từ ngũ cốc, gạo, khoai tây, đậu, hạt; 50% còn lại là protein, vitamin và khoáng chất. Họ phải bổ sung một cách khoa học các chất dinh dưỡng bị tiêu hao trước, trong và sau khi tập luyện.

Đầu tiên, theo bác sĩ Thủy, cơ thể cần bổ sung 50% carbohydrate, gọi tắt là carbs. Carbs cung cấp nguồn năng lượng cần thiết để hoạt động, hệ thần kinh trung ương khỏe mạnh và năng động. Các nguồn thực phẩm chứa carbs là ngũ cốc, gạo, khoai tây, đậu, hạt... Thiếu carbs có thể dẫn đến thiếu tập trung, giảm trí nhớ. Các nghiên cứu chứng minh chế độ ăn uống với lượng carbs thấp sẽ ảnh hưởng đến mô cơ bắp.

50% còn lại là protein, chất béo lành mạnh, chất xơ và khoáng chất, trong đó, protein chiếm phần nhiều. Protein là những đại phân tử được cấu thành từ các axit amin, tạo nên mọi tế bào trong cơ thể. Chúng là nền tảng để xây dựng và sửa chữa cơ bắp. Bổ sung protein sau khi tập thể thao là điều cần thiết để cơ bắp mau phục hồi. Một số nguồn cung cấp protein là gà, trứng, cá và thịt bò nạc; các loại đậu, phô mai không béo.

Chất béo lành mạnh lấy từ bơ, phô mai, dầu ô liu, các loại hạt; vitamin và khoáng chất từ rau, trái cây. Vitamin và chất khoáng giúp duy trì thể lực và thúc đẩy sự tăng trưởng. Nếu bạn không cung cấp đúng loại vitamin cần thiết, cơ thể sẽ gặp khó khăn trong việc giải phóng năng lượng và tạo cơ bắp.

Ngoài ra, họ cần bổ sung nước thường xuyên. Nước quan trọng cho hệ tiêu hóa và tuần hoàn trong cơ thể, giúp mang các chất dinh dưỡng đến từng tế bào của cơ thể và cân bằng các chất khoáng. Vận động viên bơi lội thường không cảm thấy thiếu nước khi ở trong nước, nhưng yêu cầu uống nước trong suốt mỗi buổi luyện tập cũng như giữa các cuộc thi đấu luôn được đặt lên hàng đầu.

Đội tuyển bơi Việt Nam tập luyện ở Cung Thể thao dưới nước Mỹ Đình, ngày 4/5. Ảnh: Giang Huy

Đội tuyển bơi Việt Nam tập luyện ở Cung Thể thao dưới nước Mỹ Đình, ngày 4/5. Ảnh: Giang Huy

Theo bác sĩ Thủy, vận động viên bơi sẽ ăn trước khi tập luyện hoặc thi đấu 2-4 tiếng, tập trung vào nhóm thực phẩm giàu carbonhydrate như ngũ cốc nguyên hạt, sữa, chuối hay bột yến mạch, hạn chế chất xơ và chất béo để tránh gây khó chịu dạ dày. Từ 1-2 giờ trước tập luyện hoặc thi đấu, họ ăn nhẹ bằng hoa quả tươi hoặc thức ăn thể thao để tăng cường năng lượng. Bên cạnh đó, vận động viên luôn chuẩn bị sẵn đồ ăn, nước uống và bảo quản thích hợp để nạp nhiên liệu và chất lỏng suốt cả ngày như c0ác loại nước uống thể thao, nước trái cây...

Trong quá trình tập luyện, vận động viên bơi lội cũng nên ăn uống để hỗ trợ phục hồi và tránh mất nước. Nếu thời gian tập hoặc thi đấu ít hơn 60 phút thì có thể ăn nhẹ; nếu tập lâu hơn có thể bổ sung thực phẩm giàu năng lượng như bánh mì nguyên cám hoặc ngũ cốc, mì ống...

Sau tập luyện, vận động viên bơi ăn uống càng sớm càng tốt để phục hồi, đặc biệt là thực phẩm giàu carbs và protein. Họ phải bổ sung đủ nước, điện giải, vitamin và khoáng chất đã mất trong quá trình tập luyện và thi đấu.

Vận động viên chia nhỏ bữa ăn từ 5 đến 7 bữa mỗi ngày, gồm cả bữa chính và phụ; hạn chế ăn nhiều đường và các thực phẩm chế biến sẵn. "Nhìn chung, những vận động viên bơi lội cần nhiều năng lượng cho những buổi tập dài cũng như năng lượng cần thiết để đạt được tốc độ tối đa trong khoảng thời gian thi đấu ngắn ngủi. Năng lượng chính là vũ khí tối cần thiết và quan trọng để thành công", bác sĩ Thủy nói.

Kình ngư nổi tiếng thế giới Michael Phelps từng "gây sốc" với chế độ ăn cung cấp tới 12.000 calo mỗi ngày. Ước tính, sức ăn của Michael tương đương 6 người bình thường cộng lại.

Theo New York Post, thực đơn chuẩn của vận động viên bơi lội từng đoạt 5 huy chương vàng Olympic Bắc Kinh bao gồm: Bữa sáng: 3 bánh sandwich kẹp trứng kèm phô mai, xà lách, cà chua, hành tây chiên giòn và mayonnaise, 2 ly cà phê, một quả trứng ốp la, một tô cháo yến mạch, 3 lát bánh mì nướng giòn phủ đường kiểu Pháp, 3 bánh pancake chocolate.

Bữa trưa gồm nửa kg mì ống, 2 bánh sandwich cỡ to kẹp jambon và phô mai, 3,7 lít nước dinh dưỡng bổ sung năng lượng.

Bữa tối: Nửa kg mì ống, một bánh pizza và nước uống dinh dưỡng đặc biệt.

Theo https://vnexpress.net/

Bài viết liên quan
  • Chấn thương Xuân Son liệu có khả năng phục hồi và thi đấu trở lại?
    Chấn thương Xuân Son liệu có khả năng phục hồi và thi đấu trở lại?

    Theo báo Sức khỏe Đời sống - Chấn thương của cầu thủ Nguyễn Xuân Son vào phút 30 của trận Chung kết lượt về AFF Cup 2024 khiến cho nhiều người hâm mộ bóng đá quan tâm. Liệu chấn thương Xuân Son có khả năng phục hồi và thi đấu trở lại?

    Đọc thêm
  • Liệu Xuân Son có khả năng phục hồi và thi đấu trở lại?
    Liệu Xuân Son có khả năng phục hồi và thi đấu trở lại?

    Câu trả lời là KHẢ QUAN, với cơ sở dựa trên nhiều yếu tố y khoa và các nghiên cứu khoa học về gãy xương và phục hồi chức năng trong thể thao, Chúng ta hãy cùng phân tích các khía cạnh ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của Xuân Sơn.

    Đọc thêm
  • ĐAU CỨNG KHỚP CỔ TAY - Điều trị và chăm sóc như thế nào?
    ĐAU CỨNG KHỚP CỔ TAY - Điều trị và chăm sóc như thế nào?

    Cứng khớp cổ tay là hiện tượng phổ biến đi kèm với tình trạng đau nhức, sưng viêm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu tình trạng kéo dài, người bệnh cần khám và chữa cứng khớp ở cổ tay để tránh xảy ra biến chứng nghiêm trọng.

    Đọc thêm
  • CỨNG KHỚP NGÓN TAY - Điều trị và chăm sóc như thế nào?
    CỨNG KHỚP NGÓN TAY - Điều trị và chăm sóc như thế nào?

    Cứng khớp ngón tay là tình trạng thường gặp ở bất cứ đối tượng nào. Tê cứng khớp ngón tay khi ngủ dậy có thể là biểu hiện của một trong những bệnh lý về xương khớp, thoái hóa khớp... Cứng khớp ngón tay nếu không được chữa trị sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến cứng khớp ngón tay? Điều trị và chăm sóc cứng khớp ngón tay như thế nào?

    Đọc thêm
  • CỨNG KHỚP GỐI - Điều trị và chăm sóc như thế nào?
    CỨNG KHỚP GỐI - Điều trị và chăm sóc như thế nào?

    Khớp gối là bộ phận quan trọng của cơ thể đóng vai trò lớn trong chức năng vận động di chuyển và chịu lực của cơ thể. Cứng khớp gối làm hạn chế khả năng vận động, gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và cuộc sống hằng ngày của bệnh nhân. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến cứng khớp gối? Điều trị và chăm sóc như thế nào?

    Đọc thêm
  • CỨNG KHỚP - Điều trị và Chăm sóc như thế nào?
    CỨNG KHỚP - Điều trị và Chăm sóc như thế nào?

    Bệnh cứng khớp là hiện tượng các khớp vận động khó khăn, người bệnh khó thực hiện các động tác co duỗi khớp, vận động bị hạn chế. Cứng khớp thường xảy ra theo mùa và nếu ko được điều trị kịp thời sẽ gây trở ngại đến việc vận động và sinh hoạt của bệnh nhân. Vậy cứng khớp là gì? Điều trị và chăm sóc người bị cứng khớp như thế nào?

    Đọc thêm
Icon Top Left Icon Top Right Icon Top Left Icon Top Right