7 lưu ý quan trọng giúp phòng tránh chấn thương khi bơi lội
Hiện nay, nếu để lựa chọn một bộ môn thể thao vừa tốt cho sức khỏe vừa có độ an toàn cao thì rất nhiều người có chung lựa chọn đó là bơi lội. Bởi vì bơi lội không mang tính đối kháng, yêu cầu vận động cao như bóng đá, bóng rổ. Tuy nhiên, trong quá trình luyện tập nếu không thực hiện đúng kỹ thuật có thể dẫn đến một số chấn thương ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Vậy những chấn thương thường gặp trong bơi lội là gì? Làm thế nào để phòng tránh chấn thương khi tham gia môn thể thao bơi lội các bạn hãy nhớ lưu ý 7 điều sau đây theo lời khuyên của bác sỹ thể thao Nguyễn Trọng Thủy nhé.
Một vài chấn thương thường gặp trong khi bơi lội
Chấn thương vai
Bộ phận được nhắc đến đầu tiên trong danh sách là chấn thương vai. Động tác bơi đòi hỏi vai phải thường xuyên chuyển động theo 1 chiều quá nhiều nhất định; dẫn đến chấn thương bơi lội này. Sự phát triển mạnh và trở nên cứng là biểu hiện của các gân cơ xương.
Ngược lại, do không thường xuyên vận động; nên phần vai còn lại lâu ngày sẽ càng thiên lệch và xảy ra hiện tượng chấn thương. Ngoài ra, cột sống có thể bị uốn cong do các động tác khác nhau như xoay người, lật người khi bơi.
Các chấn thương ở hông
Một chấn thương bơi lội cũng rất phổ biến là chấn thương cơ háng. Do động tác đạp chân đẩy nước sai cách dẫn đến chấn thương này. Việc chấn thương đầu gối và khớp háng sẽ rất dễ xảy ra; khi bạn thực hiện sai kỹ thuật, chẳng hạn như đá chân quá rộng.
Chấn thương đầu gối
Lựa chọn kiểu bơi ếch bạn sẽ đối mặt với chấn thương loại này. Khi đạp chân để quạt nước, bạn đã tác động một lực khá lớn lên các vùng cơ và các vùng khác xung quanh đầu gối; hoặc việc uốn cong đầu gối quá mức gây ra tình trạng đau nhức phía trước của đầu gối.
Mách bạn 7 lưu ý quan trọng giúp phòng tránh chấn thương khi bơi lội
1. Trước khi bơi lội hãy khởi động thật kỹ các kh.ớp và cơ thật kỹ từ mức độ nhẹ đến nặng, từ mức độ đơn giản đến phức tạp. Bạn cần khởi động kỹ các kh.ớp cổ tay, cổ chân, kh.ớp vai, cổ, đầu gối.
2. Tăng cường cơ bắp sau để gây áp lực lên cột sống bằng cách hoàn thành các bài tập ngồi xổm.
3. Giữa các bài tập xươ.ng kh.ớp bạn nên xen kẽ các bài tập thở để kiểm soát hơi thở thật tốt trước khi xuống nước.
4. Tránh luyện tập quá sức. Nên có thời gian nghỉ ngơi giữa các buổi tập để cơ bắp có thể hồi phục.
5. Hãy sưởi ấm và làm mát trước và sau khi luyện tập.
6. Duy trì xen kẽ các kiểu bơi khác nhau để tránh các căng thẳng lặp đi lặp lại giữa các mô
7. Tránh xoay hông quá mức trong quá trình tập luyện.
Bác sĩ Thể thao Nguyễn Trọng Thủy