Bật mí 5 cách giúp bà bầu khắc phục tình trạng đau xương khớp
Khi mang thai, tình trạng đau nhức xương khớp thường diễn ra phổ biến ở rất nhiều bà bầu. Nguyên nhân gây ra tình trạng này thì có thể có rất nhiều, trong đó phải kể đến như rối loạn nội tiết tố, tăng cân quá nhanh, căng thẳng hay stress kéo dài, do thực hiện các tư thế xấu trong sinh hoạt... Vậy đau nhức xương có gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi hay không và bà bầu nên làm gì để cải thiện cơn đau nhức? Chúng tôi xin bật mí 5 cách giúp bà bầu khắc phục tình trạng đau xương khớp qua bài viết sau.
1. Tình trạng đau khớp của bà bầu có thường gặp không?
Đau khớp khi mang thai là tình trạng rất thường gặp do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng phần lớn là do quá trình thay đổi hormone của cơ thể trong giai đoạn mang thai làm ảnh hưởng đến hệ xương khớp và khởi phát những cơn đau. Ngoài ra, việc bà bầu có thói quen duy trì các tư thế sai trong sinh hoạt hàng ngày và chế độ ăn uống thiếu chất cũng là những nguyên nhân khiến bà bầu bị đau khớp.
Bên cạnh đó, trong một số trường hợp bà bầu bị đau khớp còn có thể do nguyên nhân bệnh lý, vì vậy sau khi đã cố gắng cải thiện nhưng không thuyên giảm, thai phụ cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.
Vị trí bà bầu bị đau khớp hay gặp, bao gồm khớp háng, khớp mu, cột sống, khớp cùng chậu và ở đầu gối. Ngoài ra, đau khớp khi mang thai có thể xảy ra ở các khớp bàn tay, bàn chân, cổ tay, khớp ở vùng cánh tay và một số vị trí khác. Đau khớp ở bà bầu thường kéo dài dai dẳng, trong đó thời điểm hay gặp nhất là tam cá nguyệt cuối của thai kỳ.
2. Nguyên nhân nào khiến bà bầu bị đau nhức xương khớp?
Đau nhức xương khớp ở bà bầu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: thay đổi nội tiết tố, tăng cân, sự phát triển của thai nhi,...
- Sự thay đổi nội tiết tố, ảnh hưởng hormone: Trong thời gian mang thai, cơ thể người phụ nữ có thể gặp nhiều thay đổi khác nhau, trong đó có các hormone nội tiết tố. Sự gia tăng về số lượng của một số nội tố như relaxin hay estrogen có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến xương khớp.
Trong suốt thời kỳ mang thai, nhất là giai đoạn 3 tháng cuối, cơ thể sản sinh mạnh hormone relaxin. Chức năng của hormone này kích thích tử cung phát triển, giúp cho thai nhi đủ không gian phát triển. Tuy nhiên, việc làm mềm tử cung của hormone tác động giãn nở các cơ, xương khớp khiến cho các ổ khớp mất ổn định, đau nhức, ê ỏi nhất là khi vận động và đi lại.
- Tăng cân mất kiểm soát: có một số chị em do không kiếm soát chế độ ăn uống vì vậy bị tăng cân không kiểm soát được, khiến áp lực đè nén lên xương khớp càng tăng thêm.
Trọng lượng cơ thể mẹ tăng quá nhanh làm cho các vị trí các khớp ở gối, lưng, hông,… chịu sự đè nén lớn gây nên tình trạng đau nhức xương khớp ở bà bầu. Trung bình số cân nặng tăng hợp lý của một thai kỳ là 10-12kg. Tuy nhiên ở một số thai phụ lại tăng đột ngột, không kiểm soát từ 20-30kg. Điều này dẫn đến đau xương khớp là điều hiển nhiên. Chỉ số cân nặng tăng cao, nhất là giai đoạn sắp lâm bồn, tình trạng đau nhức tăng lên dữ dội và nghiêm trọng.
- Sự phát triển của thai nhi: Đây là nguyên nhân phổ biến của các cơn đau vùng háng và thắt lưng. Do thai nhi ngày càng phát triển lớn mà áp lực đè lên khớp háng và cột sống lưng dưới càng trở nên nặng nề hơn.
Khi thai nhi lớn lên, thai phụ sẽ nhận thấy sự phân bổ lại trọng lượng xung quanh bụng của mình. Điều này có thể dẫn đến đau ở hông và lưng dưới.
3. Bật mí 5 cách giúp bà bầu khắc phục tình trạng đau xương khớp
- Chườm ấm sẽ giúp giảm đau khớp cho bà bầu khi mang thai
Bà bầu bị đau khớp có thể sử dụng phương pháp chườm ấm để cải thiện hiệu quả tình trạng đau và các biểu hiện đi kèm khác. Nhiệt độ cao giúp các khớp xương của thai phụ được thư giãn, tăng cường khả năng lưu thông máu nuôi, đồng thời chườm ấm còn mang lại hiệu quả giảm áp lực lên các dây thần kinh và từ đó giảm đau các khớp hiệu quả. Ngoài ra chườm ấm còn giúp bà bầu giảm căng thẳng, hạn chế tình trạng căng cơ hoặc biểu hiện đau mỏi lưng khi mang bầu.
Bà bầu có thể sử dụng khăn ấm hoặc chai thủy tinh chứa nước ấm áp lên vị trí đa.u trong 20 phút. Nên thực hiện chườm ấm ít nhất 4 lần mỗi ngày.
Một lưu ý quan trọng khi sử dụng phương pháp chườm ấm cho bà bầu là không chườm ấm lên bụng vì có thể kích thích giãn nở cổ tử cung và gây sảy thai.
- Bà bầu cần được nghỉ ngơi nhiều hơn, vì điều đó cũng có thể giúp giảm tình trạng đau nhức xương khớp.
Nghỉ ngơi được xem là biện pháp phòng ngừa và giảm đau khớp khi mang thai rất hiệu quả. Khi bà bầu nghỉ ngơi, các khớp xương và mạch máu trong cơ thể sẽ được thư giãn, từ đó đảm bảo lưu thông máu đến các khớp xương bị đau nhức. Nghỉ ngơi còn giúp giảm tải áp lực lên hệ xương khớp và các mô xung quanh, làm giảm đau nhức các khớp, cải thiện tình trạng tê bì hiệu quả.
Bà bầu bị đau khớp nên nằm ở tư thế ngửa với 2 chân nâng lên cao hoặc có thể nằm nghiêng về phía khớp không bị đau nhức. Một số khác hoàn toàn có thể nghỉ ngơi ở tư thế ngồi và thả lỏng tay chân.
Tuy nhiên, các bà bầu bị đau khớp cần phải vận động trở lại hoặc đi lại nhẹ nhàng sau khi cơn đau thuyên giảm. Tuyệt đối không nghỉ ngơi hoặc nằm tư thế bất động quá lâu, kéo dài trên 10 tiếng để hạn chế tình trạng cứng và giới hạn vận động các khớp.
- Sử dụng phương pháp xoa bóp cũng giúp bà bầu cải thiện được tình trạng đau nhức xương khớp.
Xoa bóp là biện pháp hiệu quả giúp giảm đau khớp ở bà bầu. Xoa bóp giúp thư giãn các mạch máu, tăng lưu thông khí huyết. Qua đó mang lại tác dụng giảm tê bì tay chân, tăng khả năng nuôi dưỡng, đồng thời cải thiện các tổn thương xương khớp.
Xoa bóp còn có tác dụng đả thông kinh mạch, thư giãn các khớp xương và dây chằng, giảm căng cơ, cứng khớp và cải thiện khả năng vận động cho bà bầu.
Ngoài ra một số nghiên cứu cho thấy xoa bóp còn giúp bà bầu thư giãn đầu óc, cải thiện tâm trạng, có giấc ngủ chất lượng và duy trì sức khỏe khỏe mạnh. Tuy nhiên, một vấn đề cần đặc biệt lưu ý là không xoa bóp lên vùng bụng vì có thể làm tăng nguy cơ sảy thai và sinh non.
- Điều chỉnh tư thế ngồi để giúp bà bầu giảm được tình trạng đau nhức xương khớp.
Ngồi đúng tư thế sẽ giúp bà bầu giảm cường độ và tần suất đau khớp, đặc biệt là cơn đau ở thắt lưng. Bà bầu nên ngồi ghế có tựa, ngồi thẳng lưng, giữ vai, hông và tai thẳng hàng. Nếu bà bầu đau nhiều ở vùng xương chậu và thắt lưng thì có thể cuộn một chiếc khăn mỏng đặt giữa thắt lưng và lưng ghế, giúp làm giảm áp lực và giảm đau hiệu quả. Nên thường xuyên thay đổi tư thế ngồi, có thể đứng dậy và đi lại nhẹ nhàng.
Bà bầu lưu ý nên điều chỉnh tư thế ngồi của mình như hướng dẫn sau để giúp mình đỡ đau nhức xương khớp:
+ Nên ngồi trên ghế có lưng tựa.
+ Ngồi thẳng lưng, giữ cho vai, hông, tai thẳng hàng.
+ Cuộn một chiếc chăn mỏng, sau đó đặt giữa thắt lưng và lưng ghế.
+ Thường xuyên thay đổi tư thế ngồi hoặc đứng dậy đi lại nhẹ nhàng.
- Điều chỉnh tư thế nằm ngủ giúp bà bầu giảm được tình trạng đau nhức xương khớp
Ngủ đúng tư thế sẽ giúp bà bầu giảm căng thẳng cho hệ xương khớp, đặc biệt là giảm gánh nặng lên cột sống, từ đó làm giảm nguy cơ chèn ép dây thần kinh, hạn chế căng cơ, giảm đau nhức. Bà bầu nên nằm ngửa hoặc nằm nghiêng, không nên nằm sấp khi ngủ. Nếu ngủ ở tư thế nằm nghiêng, thai phụ có thể đặt một chiếc gối vào vị trí giữa hai đầu gối và dọc theo thân người, giúp nâng đầu gối cao bằng hông, nâng đỡ cánh tay trên, duy trì đường cong tự nhiên của cột sống, giúp phòng ngừa và giảm đau nhức khớp. Thai phụ có thể cuộn một chiếc khăn nhỏ đặt dưới cổ giúp hỗ trợ nâng đỡ và giảm đau vùng đầu cổ nếu có.
Như vậy có 2 tư thế ngủ quan trọng bà bầu nên lưu ý để giảm được tình trạng đau nhức xương khớp sau:
+ Nên nằm ngủ nghiêng hoặc ngửa, không nên nằm sấp.
+ Khi ngủ nghiêng, đặt một chiếc gối giữa 2 đầu gối và dọc theo thân người, điều này giúp duy trì đường cong tự nhiên của cột sống.
4. Khi nào bà bầu cần tham khám bác sĩ khi bị đau nhức xương khớp
Mặc dù đau nhức xương khớp ở bà bầu là tình trạng khá phổ biến. Tuy nhiên, ở một vài trường hợp buộc thai phụ phải tới bác sĩ thăm khám, kiểm tra. Đừng chủ quan ảnh hưởng nghiêm trọng sau này. Khi nhận thấy các triệu chứng sau đây, bà bầu chủ động gặp bác sĩ:
- Tình trạng đau nhức xương khớp kéo dài liên tục, tần suất cao.
- Mẹ bầu không thể đi lại và vận động, chỉ ngồi một chỗ, không thể làm việc.
- Đốt sống, ổ khớp ê mỏi, tê cứng nghiêm trọng, nóng ran,…
- Đi kèm với nhiều triệu chứng như sốt, ăn uống không ngon, mệt mỏi, bực bội,…
Lúc này, tùy vào mức độ nặng nhẹ bà bầu bị đau khớp mà bác sĩ kê toa đơn với những sản phẩm an toàn cho thai nhi. Tuyệt đối đừng tự ý sử dụng thuốc đau xương khớp khi chưa có ý kiến của bác sĩ chuyên môn
❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.
❣️ Thân ái!!!