Lời khuyên của bác sỹ

Cảnh báo những DẤU HIỆU gây ra tình trạng ĐỘT QUỴ Ở TRẺ EM

Đột quỵ ở trẻ em đang ngày càng có xu hướng gia tăng khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Trẻ em đau đầu dữ dội, nôn ói, lơ mơ, không linh hoạt như thường ngày, co giật, yếu tay chân một bên…. có thể báo hiệu cơn đột quỵ sắp xảy ra. Ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu những DẤU HIỆU cảnh báo tình trạng ĐỘT QUỴ Ở TRẺ EM để bố mẹ sớm  đưa trẻ đi kiểm tra ngay lập tức. 

1. Nguyên nhân nào gây ra tình trạng đột quỵ ở trẻ em?

Khi nghe tới đột quỵ người ta thường nghĩ đó là bệnh của người lớn. Nhưng trên thực tế, tỷ lệ trẻ em hoặc người trẻ tuổi mắc phải căn bệnh này dù không nhiều vẫn có thể xảy ra. Nhiều trẻ bị đột quỵ được cứu sống kịp thời, nhiều trẻ để lại di chứng và nhiều trẻ đã không thể cứu chữa được do đến bệnh viện quá muộn.

Đột quỵ ở trẻ em đang là một thách thức không nhỏ đối với các bác sĩ trong việc chẩn đoán, nhận biết bệnh vì trẻ con không biết cách than phiền, nhất là trẻ chưa biết nói. Trẻ đau đầu chỉ có thể quấy khóc. Đây cũng không phải là bệnh phổ biến hay gặp ở trẻ em. Nguyên nhân thường do dị dạng bẩm sinh mạch máu não, một số trường hợp do các bệnh tim bẩm sinh hay các rối loạn đông cầm máu. Điều này kéo theo việc chẩn đoán bệnh chậm trễ, quá giờ vàng để can thiệp cứu sống các bé. Do đó, phụ huynh cần lưu ý khi trẻ than đau đầu dữ dội, nôn ói, méo miệng kèm theo co giật hoặc yếu liệt một bên hay trẻ quấy khóc, nôn vọt sau bú… thì cần đưa trẻ đến bệnh viện có chuyên khoa thần kinh hoặc chuyên khoa nhi để khám, can thiệp và điều trị kịp thời.

Xem thêm: Gợi ý PHƯƠNG PHÁP đơn giản giúp nhận biết nguy cơ ĐỘT QUỴ ở người TRẺ TUỔI

2. Cảnh báo những DẤU HIỆU gây ra tình trạng ĐỘT QUỴ Ở TRẺ EM

  • Trẻ đột ngột than đau đầu dữ dội, hay quấy khóc liên tục và nôn ói.

  • Sau khi nôn trẻ có thể giảm đau đầu, nhưng bắt đầu co giật, mất ý thức, miệng méo lệch sang bên khi trẻ ăn, uống hay khóc.

  • Trẻ không cầm nắm được như bình thường, đi lê chân một bên hay có những tiếng kêu lạ trong đầu, dễ bị tím tái khi gắng sức.

Nếu trẻ có những triệu chứng trên phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám cẩn thận. Phát hiện trễ thì khả năng tử vong rất cao hoặc sau điều trị sẽ để lại di chứng nặng nề cho trẻ như liệt nửa người không thể tự sinh hoạt, chăm sóc bản thân được.

Để nhận diện nhanh những người có thể bị đột quỵ nói chung, trước hết cần chú ý tới khuôn mặt. Hãy yêu cầu trẻ hay người bệnh cười để xem một bên mặt có bị chảy xệ xuống hay không. Ngoài ra, người bệnh cần giơ cùng lúc cả hai tay lên để xem một bên tay có bị rũ xuống hay không thể giơ lên không. Bên cạnh đó, nếu trẻ nói lắp hoặc nói không rõ từng lời, nói khó hiểu, đó cũng là dấu hiệu đột quỵ.

Ngoài các dấu hiệu trên, bệnh tai biến mạch máu não có thể có biểu hiện khác như giảm hoặc mất thị lực, đau đầu đột ngột dữ dội nhưng không có nguyên nhân rõ ràng và kèm theo nôn mửa, hoa mắt, chóng mặt,…

Xem thêm: 4 THÓI QUEN cần THAY ĐỔI NGAY LẬP TỨC để phòng tránh bệnh ĐỘT QUỴ

3. Làm thế nào để tầm soát đột quỵ ở trẻ em?

Để tầm soát, dự phòng hay chẩn đoán đột quỵ ở người trẻ tuổi, có hai phương pháp khảo sát mạch não là chụp cộng hưởng từ mạch máu não và chụp cắt lớp vi tính mạch máu não có tiêm thuốc. Nếu phát hiện dị dạng mạch, bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị nút mạch chủ động trước khi dị dạng bị vỡ. Việc chẩn đoán sớm được dị dạng mạch máu não lúc chưa vỡ sẽ mang lại kết quả điều trị cao, chủ động hoàn toàn và an toàn hơn gấp 10 lần so với can thiệp lúc đã vỡ.

Do đó, khi trẻ có những cơn đau đầu kèm theo nôn ói, méo miệng, tê yếu nửa người, co giật, lơ mơ thì nhanh chóng chuyển trẻ đến cơ sở y tế có chuyên khoa thần kinh để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời. Hiện nay, các phương tiện chẩn đoán hiện đại như MRI, CT, CTA, DSA… Phụ huynh không nên sử dụng các biện pháp xử trí dân gian sẽ làm trễ “thời gian vàng” cấp cứu cho trẻ.

❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
  SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
  SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.

❣️ Thân ái!!!

Bài viết liên quan
  • RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe
    RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe

    Bạn có biết, rau càng cua không chỉ là một loại rau được chế biến thành các món ăn đầy dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày, mà còn là một loại dược liệu được dùng trong điều trị bệnh. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về loài rau kỳ diệu này nhé.

    Đọc thêm
  • Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?
    Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?

    Bắp cải là một loại rau quen thuộc đối với người Việt Nam. Bắp cải được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày vì chúng ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu lý do vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên nhé.

    Đọc thêm
  • Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng
    Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng

    Bạn có biết, không chỉ quả ớt ăn được mà tất cả các bộ phận của cây ớt từ rễ, thân, gốc, lá đều có những tác dụng tốt đối với sức khỏe. Đặc biệt, lá ớt còn có thể sử dụng để luộc, xào, nấu canh trong bữa ăn hằng ngày. Vậy Lá ớt có những công dụng gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết này nhé.

    Đọc thêm
  • 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý
    5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý

    Tiết canh lợn là món ăn ngon bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Tiết lợn nếu ăn đúng cách và vừa đủ sẽ mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được món này. Sau đây là 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý.

    Đọc thêm
  •  Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe
    Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe

    Từ lâu, mọi người đã sử dụng cây mã đề như một vị thuốc dân gian để chữa một số bệnh nhỏ thông thường. Vậy loài cây nhỏ nhỏ mọc dại này có tác dụng gì đối với sức khỏe? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin nhé!

    Đọc thêm
  • Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?
    Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?

    Báo Sức Khỏe Đời Sống - Căng cơ là những chấn thương phổ biến có thể xảy ra khi tập luyện thể thao. Căng cơ khiến người tập đau nhức, khó vận động và giảm hiệu suất tập luyện. Vậy đâu là cách đối phó?

    Đọc thêm