Bài viết chuyên môn

Đau đầu gối cho chơi cầu lông - Điều trị và chăm sóc như thế nào?

Rất nhiều người yêu thích môn cầu lông. Tuy nhiên trong quá trình tập luyện cũng như tham gia thi dấu sẽ có nhiều chấn thương không đáng có. Một trong đó chính là bị đau ở đầu gối. Vậy nguyên nhân của việc đau đầu gối do chơi cầu lông là gì? Cách điều trị và chăm sóc như thế nào chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

1. Những nguyên nhân của việc đau đầu gối do chơi cầu lông là gì?

+ Đau đầu gối là một trong những tổn thương thường gặp khi chơi cầu lông do va chạm trong quá trình vận động, di chuyển thi đấu trên sân. Đôi khi đau đầu gối là do hệ quả của một quá trình vận động lâu dài gây hao mòn khớp gối.

+ Đau đầu gối do chấn thương dây chằng, chấn thương sụn,

+ Với việc chúng ta vận động quá nhiều và quá sức có thể gây đau đầu gối khi chơi cầu lông.

+ Trước khi tập luyện, thi đấu không tập kỹ các bài tập khởi động, làm nóng cơ thể, các khớp.

+ Sau khi tập luyện, thi đấu không thực hiện các bài tập giãn cơ.

+ Chất lượng mặt sân tập cầu lông kém có xuất hiện sỏi, đá, cát khiến người chơi bị trơn chượt.

+ Do vận động quá sức

+ Thực hiện các thao tác kỹ thuật lặp đi lặp lại nhiều lần với cường độ cao khiến các khớp tại đầu gối không đủ thời gian phục hồi

+ Ngã trong khi tập luyện có thể là do di chuyển không hợp lý là nguyên nhân gây đau đầu gối

2. Những dấu hiệu bào cho thấy đầu gối bị đau khi chơi cầu lông?

Tùy vào vị trí, mức độ nghiêm trọng của cơn đau đầu gối có thể khác nhau nên dấu hiệu nhận biết có thể xuất hiện các triệu chứng như:

+ Cảm thấy đau nhức khớp gối ngay cả khi đi vận động hoặc nghỉ ngơi

+ Sưng khớp gối

+ Cứng khớp, không thể duỗi thẳng đầu gối như bình thường

+  Khi sờ tay vào vị trí đau thấy nóng và đỏ vùng da đầu gối bị đau

+ Nghe thấy tiếng lạo xạo khớp gối khi vận động, di chuyển.

3. Cách điều trị và chăm sóc cho người bị đau đầu gối khi chơi cầu lông như thế nào?

Khi thấy đầu gối bắt đầu xuất hiện những cơn đau bạn không nên tiếp tục tập luyện mà nên dừng lại để nghỉ ngơi.

Nếu bạn thấy những cơn đau đầu gối nhẹ khi chơi thể thao không có chấn thương đừng quá lo lắng. Thay vào đó hãy nghỉ ngơi 1-2 ngày để cơ thể lấy lại cân bằng, khớp gối có thời gian để xả hơi.

Chườm nóng/chườm lạnh: Bạn có thể sử dụng phương pháp chườm nóng/chườm lạnh để làm giảm sưng và dịu cơn đau đầu gối. Khi chườm nóng/chườm lạnh không nên áp trực tiếp túi chườm lên da mà hãy bọc túi chườm bằng lớp vải mềm, khi chườm không nên chườm quá lâu tốt nhất 20 phút/lần là đủ.

Nếu như cảm thấy đầu gối chỉ đau, không sưng, giảm sưng hãy chườm nóng để thúc đẩy lưu lượng máu, rút ngắn thời gian phục hồi.

Đừng quên tắm nước ấm, ngâm nước ấm và thư giãn nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động.

Trong trường hợp nếu thầy cơn đau ngày càng trầm trọng kèm theo sự xuất hiện các triệu chứng lạ thì bạn cần đi khám bác sĩ ngay để kịp thời can thiệp và điều trị.

Một số tình huống chấn thương cấp tính như đầu gối bị tác động lực mạnh hoặc nhiều phần của đầu gối bị tổn thương có thể phải phẫu thuật khẩn cấp.

Vậy điều trị và chăm sóc đau đầu gối do chơi cầu lông cụ thể như thế nào chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin trong video dưới đây cùng Bác sĩ Thể thao Nguyễn Trọng Thủy.
 

Bài viết liên quan
  • RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe
    RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe

    Bạn có biết, rau càng cua không chỉ là một loại rau được chế biến thành các món ăn đầy dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày, mà còn là một loại dược liệu được dùng trong điều trị bệnh. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về loài rau kỳ diệu này nhé.

    Đọc thêm
  • Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?
    Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?

    Bắp cải là một loại rau quen thuộc đối với người Việt Nam. Bắp cải được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày vì chúng ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu lý do vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên nhé.

    Đọc thêm
  • Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng
    Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng

    Bạn có biết, không chỉ quả ớt ăn được mà tất cả các bộ phận của cây ớt từ rễ, thân, gốc, lá đều có những tác dụng tốt đối với sức khỏe. Đặc biệt, lá ớt còn có thể sử dụng để luộc, xào, nấu canh trong bữa ăn hằng ngày. Vậy Lá ớt có những công dụng gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết này nhé.

    Đọc thêm
  • 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý
    5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý

    Tiết canh lợn là món ăn ngon bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Tiết lợn nếu ăn đúng cách và vừa đủ sẽ mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được món này. Sau đây là 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý.

    Đọc thêm
  •  Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe
    Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe

    Từ lâu, mọi người đã sử dụng cây mã đề như một vị thuốc dân gian để chữa một số bệnh nhỏ thông thường. Vậy loài cây nhỏ nhỏ mọc dại này có tác dụng gì đối với sức khỏe? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin nhé!

    Đọc thêm
  • Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?
    Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?

    Báo Sức Khỏe Đời Sống - Căng cơ là những chấn thương phổ biến có thể xảy ra khi tập luyện thể thao. Căng cơ khiến người tập đau nhức, khó vận động và giảm hiệu suất tập luyện. Vậy đâu là cách đối phó?

    Đọc thêm