Bài viết chuyên môn

Đau lưng sau khi ngủ dậy - Nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào?

Đau lưng sau khi ngủ dậy là một triệu chứng rất phổ biến ở người lớn tuổi, gây ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình sinh hoạt của người bệnh. Đau lưng sau khi ngủ dậy thường liên quan tới tư thế ngủ hoặc nệm và gối không phù hợp. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý cột sống, cần được điều trị y tế sớm để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Vậy nguyên nhân gì dẫn đến việc đau lưng sau khi ngủ dậy? Có cách nào để khắc phục tình trạng trên không mời quý độc giả hãy cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết này nhé.

1. Nguyên nhân của đau lưng sau khi ngủ dậy là gì?

Nguyên nhân chủ quan:

Do ngủ sai tư thế: Ngủ sai tư thế là nguyên nhân phổ biến gây đau lưng sau khi ngủ dậy. Tư thế ngủ xấu gây áp lực lớn lên cột sống, làm mất đường cong tự nhiên, lâu dần gây ra các cơn đau nhức lưng và một số bệnh lý về cột sống.

Người bệnh đau lưng nếu thường xuyên ngủ sai tư thế sẽ gây căng thẳng lên cột sống và tăng áp lực lên các khớp, đặc biệt là tư thế nằm sấp. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên chọn chiếc gối đầu phù hợp với khoảng cách giữa cổ và vai, đặt thêm chiếc gối bên dưới đầu gối khi ngủ.

Do chúng ta sử dụng nệm kém chất lượngBị đau lưng khi thức dậy có thể là do nệm ngủ không phù hợp. Nệm cũ hoặc kém chất lượng có thể bị mất độ đàn hồi, quá cứng hay quá mềm, gây tác động xấu lên lưng. Bác sĩ thường khuyên người bệnh nên thay đổi nệm để cải thiện tình trạng đau nhức, khó chịu ở lưng và giảm căng thẳng lên cột sống. 

Do chúng ta hoạt động quá sức vào ngày hôm trướcLàm việc quá sức, khuân vác vật nặng hoặc tham gia những hoạt động thể thao mạnh khiến cột sống chịu nhiều áp lực. Khi cơ và dây chằng căng giãn quá mức, người bệnh sẽ bị đau cột sống, đặc biệt là khi ngủ dậy vào buổi sáng. 

Để cải thiện tình trạng này, bạn nên chú ý tư thế trước và sau khi hoạt động với cường độ cao. Khi tập thể dục thể thao, người bệnh nên khởi động nhẹ nhàng, căng cơ đúng cách để hạn chế nguy cơ đau nhức lưng và cứng cơ vào ngày hôm sau.

Thường xảy ra đối với phụ nữ đang mang thai: Sự phát triển của thai nhi đã vô tình gây ra các cơn đau nhức lưng cho người mẹ. Một số thai phụ có thể gặp cơn đau sớm nhất ở tuần thai thứ 8. Phần lớn cơn đau trở nên nghiêm trọng vào tháng 5 – 7 của thai kỳ. Để giảm bớt cảm giác khó chịu, bạn có thể đặt chiếc túi chườm ấm lên lưng. Tư thế nằm nghiêng sang trái cũng được khuyến khích trong thai kỳ vì vừa giảm bớt áp lực lên cột sống vừa tốt cho sức khỏe của thai nhi.

Nguyên nhân khách quan:

Đau lưng sau khi ngủ dậy có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý xương khớp như

Thoát vị đĩa đệm: Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy bên trong đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường qua những khe hở bên ngoài bao xơ. Từ đó, hình thành khối thoát vị chui vào ống sống, chèn ép màng tủy và rễ dây thần kinh gây đau nhức dữ dội ở lưng.

Ngoài ra, thoái hóa đĩa đệm (Degenerative Disc Disease) cũng là một nguyên nhân phổ biến gây đau lưng vào buổi sáng. Cấu trúc của đĩa đệm bị thoái hóa, bào mòn dần theo thời gian, tạo ra các chuyển động bất thường (lệch hướng) của khớp, cấu trúc dây chằng, bề mặt xương của đốt sống hay viêm nhiễm quanh xương. Sự thoái hóa này có thể gây ra các cơn đau khó chịu ở thắt lưng, nhất là vào buổi sáng.

Do bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng: Bệnh thường bắt đầu từ độ tuổi 30 trở lên, làm cho các đốt sống tổn thương, mọc gai xương và gây ra đau, các cơn đau thường âm ỉ và có thể kéo dài thành mãn tính.

Chấn thương cột sống: Cột sống có cấu tạo gồm nhiều đốt sống ghép lại, đảm nhận hai chức năng chính là điểm tựa chịu toàn bộ sức nặng của cơ thể và chứa tủy sống. Vì phải chịu tải trọng cao nên cột sống rất dễ bị chấn thương.

Có rất nhiều nguyên nhân gây gãy, vỡ, lún, xẹp đốt sống nhưng chủ yếu là do tai nạn giao thông, tai nạn lao động hay tai nạn khi chơi các môn thể thao… Triệu chứng của chấn thương cột sống phụ thuộc vào vị trí tổn thương và mức độ tác động. Nếu chỉ là tổn thương ở đốt sống, không ảnh hưởng đến tủy sống bên trong, biểu hiện thường là cơn đau kéo dài tại vị trí bị tổn thương. Cường độ cơn đau tăng dần sau một đêm ngủ dậy, thường vào buổi sáng.

Vẹo cột sống: Vẹo cột sống là hiện tượng cột sống bị uốn cong sang phải hoặc trái. Theo thống kê, khoảng 1 – 4% dân số bị vẹo cột sống, thường gặp nhất là nữ, trẻ em từ 10 – 18 tuổi. Vẹo cột sống mức độ nhẹ ít gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, theo thời gian, bệnh tiến triển nặng khó điều trị, hạn chế vận động của xương khớp, gây nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Ngoài ra, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây đau lưng. Các cơn đau lưng do vẹo cột sống nhẹ thường biểu hiện rõ ràng vào buổi sáng, sau khi thức dậy.

Đau cơ xơ hóa: Thường tỉ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn nam giới, gây ra đau cơ, căng và co thắt khắp cơ thể, bao gồm cả lưng.

Đau cơ xơ (Fibromyalgia) hay còn gọi là đau cơ xơ hóa là một chứng rối loạn mô liên kết (fascia) mạn tính, gây đau nhức ở cơ, dây chằng, gân và các tổ chức phần mềm của cơ thể. Về lâu dài, đau thường đi kèm với cảm giác mệt mỏi, mất ngủ và cứng khớp, gây nhiều ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hằng ngày.

Nguyên nhân gây đau cơ xơ hiện chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy, đây là hội chứng có liên quan đến yếu tố di truyền, căng thẳng kéo dài hay tăng nhạy cảm trong não với các tín hiệu đau do cơ thể thiếu hụt serotonin làm giảm ngưỡng đau. Đau cơ xơ hóa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất từ 50 – 60 tuổi, tỷ lệ xảy ra ở nữ thường cao hơn nam.

Đau thần kinh tọa: Đau cột sống lưng khi ngủ dậy cũng có thể là biểu hiện của bệnh đau thần kinh tọa. Đặc trưng của bệnh lý này là xuất hiện cơn đau đột ngột vài giờ hoặc kéo dài vài ngày ở thắt lưng, sau đó lan xuống mông, đùi sau, kheo và cẳng chân theo đường đi của dây thần kinh tọa.

Đau thần kinh tọa có khi âm ỉ nhưng thường dữ dội khi ho, cúi người hoặc vận động mạnh. Đau tăng về đêm, nhất là vào buổi sáng hay khi thay đổi thời tiết.

2. Phòng tránh và khắc phục đau lưng sau khi ngủ dậy như thế nào?

Nếu đau lưng do các nguyên nhân chủ quan gây ra, bạn chỉ cần:

◾ Thay đổi tư thế ngủ phù hợp.

◾ Lựa chọn loại đệm, gối đầu chất lượng.

◾ Thức dậy từ từ, rời giường nhẹ nhàng, tuyệt đối không ngồi dậy đột ngột, quá mạnh.

◾ Có chế độ ăn uống khoa học, giàu canxi, vitamin và các dưỡng chất tốt cho xương khớp.

◾ Tập luyện thể thao mỗi ngày.

Trường hợp đau lưng, đau thắt lưng kéo dài, ngày càng dữ dội kèm theo các triệu chứng như tê bàn tay, đau hai bên sườn, đau cứng cổ thì cần thăm khám ngay lập tức. Vì đây có thể là dấu hiệu lâm sàng của nhiều bệnh lý xương khớp. Ngoài ra, việc phát hiện và điều trị sớm còn tăng khả năng phục hồi, rút ngắn thời gian điều trị và hạn chế tối đa các biến chứng nghiêm trọng do tổn thương cột sống gây ra.
 

❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
  SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
  SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.
❣️ Thân ái!!!

Bài viết liên quan
  • Bác sĩ Thể Thao đầu tiên của Việt Nam đạt Nút Bạc YouTube?
    Bác sĩ Thể Thao đầu tiên của Việt Nam đạt Nút Bạc YouTube?

    Trong video này, Bác sĩ Nguyễn Trọng Thủy - Bác sĩ Thể Thao đầu tiên của Việt Nam đạt nút bạc YouTube - muốn chia sẻ những lời cảm ơn chân thành tới tất cả mọi người đã ủng hộ kênh 'Bác sĩ Nguyễn Trọng Thủy Starsmec'.

    Đọc thêm
  • Bật mí với bạn 2 LOẠI HẠT giúp NGỦ NGON hơn
    Bật mí với bạn 2 LOẠI HẠT giúp NGỦ NGON hơn

    Bạn có biết, giấc ngủ giúp bạn hồi phục chức năng cho não bộ? Khi bạn ngủ ngon và đủ giấc, bạn sẽ tỉnh táo và có đầy đủ năng lượng cho các hoạt động sống hàng ngày. Nhiều người than rất khó để có được một giấc ngủ ngon, mà ngủ không ngon ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Ở bài viết này, Trung tâm Starsmec sẽ bật mí với bạn 2 LOẠI HẠT giúp NGỦ NGON hơn

    Đọc thêm
  • Những loại THỰC PHẨM nên bổ sung cho cơ thể khi bị ốm
    Những loại THỰC PHẨM nên bổ sung cho cơ thể khi bị ốm

    Chăm sóc sức khỏe luôn là điều mà chúng ta cần quan tâm, đặc biệt với những người bệnh, việc bảo vệ và phục hồi sức khỏe là rất cần thiết. Khi bạn bị ốm, điều quan trọng nhất là cần nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng hợp lý. Mặc dù không có thực phẩm nào có thể chữa khỏi bệnh, nhưng ăn đúng loại thực phẩm có thể giúp hỗ trợ tăng cường miễn dịch, giúp bạn nhanh hồi phục. Ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu thông tin về những loại THỰC PHẨM nên bổ sung cho cơ thể khi bị ốm

    Đọc thêm
  • Từ bỏ ngay 3 THÓI QUEN ĂN UỐNG dưới đây để tránh có hại cho dạ dày
    Từ bỏ ngay 3 THÓI QUEN ĂN UỐNG dưới đây để tránh có hại cho dạ dày

    Để bảo vệ dạ dày, khá nhiều người quan niệm rằng chỉ cần tránh xa rượu bia, các đồ uống có cồn, thức ăn cay nóng,…Tuy nhiên có những thói quen ăn uống vẫn làm hàng ngày lại là nguyên nhân gây đau dạ dày. Ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu 3 THÓI QUEN ĂN UỐNG dưới đây để tránh có hại cho dạ dày cần từ bỏ sớm.

    Đọc thêm
  • CHẤT XƠ có tác dụng như nào đối với bệnh VIÊM KHỚP MÃN TÍNH?
    CHẤT XƠ có tác dụng như nào đối với bệnh VIÊM KHỚP MÃN TÍNH?

    Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ giúp bạn no lâu, giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Mới đây, các nhà khoa học lại tìm ra thêm một lợi ích của chất xơ: Giúp bảo vệ bạn chống lại các bệnh thoái hóa khớp mạn tính, đặc biệt là viêm khớp gối. Ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu thêm thông tin CHẤT XƠ có tác dụng như nào đối với bệnh VIÊM KHỚP MÃN TÍNH.

    Đọc thêm
  • NƯỚC CHANH MẬT ONG - Có thực sự tốt cho sức khoẻ của bạn khi dùng vào bữa sáng?
    NƯỚC CHANH MẬT ONG - Có thực sự tốt cho sức khoẻ của bạn khi dùng vào bữa sáng?

    Lợi ích từ bữa sáng là thế nhưng nhiều người lại bỏ ăn sáng, thay vào đó là uống một cốc nước chanh mật ong, đặc biệt là ở chị em phụ nữ với mong muốn giảm cân, giữ dáng và đẹp da. Tuy nhiên, thay bữa sáng thành nước chanh mật ong có thực sự tốt như lời đồn? Ở bài viết này chúng ta hãy cùng hiểu xem nước chanh mật ong có tác dụng gì? Uống vào buổi sáng có thực sự tốt cho sức khỏe hay không?

    Đọc thêm