Lời khuyên của bác sỹ

Điểm danh 5 loại TRÁI CÂY giàu SẮT bạn nên bổ sung hàng ngày

Sắt cũng luôn được xếp vào nhóm dưỡng chất đảm nhiệm rất nhiều vai trò then chốt nhằm duy trì một thể trạng khỏe mạnh. Tuy nhiên, sắt là một chất khoáng mà cơ thể con người không thể tự sản xuất được, phần lớn phải hấp thu từ các nguồn bên ngoài (chủ yếu từ thực phẩm) dưới dạng sắt ferric (Fe3+). Sau đây là 5 loại TRÁI CÂY giàu SẮT bạn nên bổ sung hàng ngày

1. Vai trò của sắt đối với cơ thể?

Sắt là khoáng chất cần thiết để duy trì nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Dưới đây là 5 tác dụng quan trọng nhất của dưỡng chất này:

  • Góp phần cấu tạo hồng cầu: Sắt là thành phần chính để tạo nên hemoglobin của hồng cầu. Hemoglobin là protein có vai trò vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến các mô, cơ quan. Khi thiếu sắt, quá trình sản xuất hồng cầu của cơ thể bị gián đoạn, gây tình trạng thiếu máu.

  • Cải thiện cơ bắp: Sắt cũng là thành phần tạo nên myoglobin – protein có trong các tế bào cơ bắp. Chất này có chức năng lưu trữ và vận chuyển oxy để giúp các khối cơ thêm rắn chắc, mạnh mẽ.

  • Tăng cường hệ miễn dịch: Sắt tham gia củng cố hệ miễn dịch, giúp nâng cao sức đề kháng và giúp cơ thể chống chọi nhiều bệnh tật.

  • Tăng cường khả năng nhận thức: Chức năng này liên quan đến khả năng sản xuất hồng cầu và vận chuyển oxy đến não bộ. Khi cung cấp đủ oxy cho não thì cơ thể tăng cường sản xuất nơ-ron thần kinh mới, giúp cải thiện chức năng nhận thức. Nhờ đó bạn tỉnh táo hơn, trí nhớ và khả năng tập trung tốt hơn.

  • Cải thiện tâm trạng: Sắt tham gia tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh như dopamine, serotonin và norepinephrine. Khi cơ thể sản sinh những chất này,bạn sẽ cảm thấy thoải mái, hưng phấn, tâm trạng vui vẻ hơn.

Do đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng như vậy, khi thiếu sắt, cơ thể cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, ù tai,… Vì vậy, nếu bạn nằm trong những đối tượng dưới đây thì cần bổ sung sắt càng sớm càng tốt:

  • Trẻ em đang tuổi dậy thì, đặc biệt bé gái trong thời kỳ kinh nguyệt.

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú.

  • Người mới phẫu thuật, tai nạn, hiến máu,… dẫn đến mất máu.

  • Người bị thiếu sắt do bệnh lý hoặc thuốc đang sử dụng cản trở hấp thu sắt như ung thư, rối loạn chuyển hóa, người dùng thuốc ức chế men chuyển,…

  • Người thường xuyên vận động như vận động viên hoặc người lao động chân tay.

Xem thêm: Những DẤU HIỆU cảnh báo cơ thể đang bị THIẾU MÁU

2. Điểm danh 5 loại TRÁI CÂY giàu SẮT bạn nên bổ sung hàng ngày

2.1. Quả lựu

Nếu hỏi trái cây nào chứa nhiều chất sắt, chắc chắn không thể thiếu quả lựu. Lựu là một trong các loại trái cây giàu chất sắt được chuyên gia khuyến khích sử dụng. Trong lựu chứa lượng lớn chất sắt cùng các vitamin A, C, E. Axit ascorbic chứa trong lựu có tác dụng điều hòa lượng máu, hỗ trợ làm tăng hàm lượng sắt trong cơ thể. Vì vậy, việc bổ sung thêm loại trái cây này vào chế độ ăn ướng sẽ giúp bạn tăng hàm lượng huyết sắc tố. Thay vì mua nước lựu đóng chai đã qua chế biến, bạn nên ưu tiên làm nước ép bổ sung sắt từ lựu nguyên chất.

Xem thêm: Qủa lựu - Kho tàng dinh dưỡng và lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của bạn

2.2. Quả chuối

Chuối cũng là loại trái cây chứa nhiều chất sắt. Những chất trong chuối có tác dụng kích thích sản xuất huyết sắc tố trong máu. Đồng thời, kết hợp với lượng sắt trong chuối là các vitamin B complex cần thiết để tạo nên những tế bào hồng cầu, góp phần tạo thành axit folic.

Xem thêm: 3 Tác dụng của CHUỐI CHÍN đối với sức khỏe

2.3. Quả mận

Trong mận chứa nhiều sắt và vitamin C, giúp cơ thể tăng cường huyết sắc tố. Thêm vào đó, mận khô là nguồn chứa magie phong phú có khả năng hỗ trợ trong việc kích thích hồng cầu gia tăng sản xuất và quản lý vận chuyển oxy bên trong cơ thể.

2.4. Quả Đào

Nhắc đến thực phẩm giàu sắt nhất thì không thể không nhắc đến loại quả này. Trong 100g đào có chứa 0,8,mg sắt cùng canxi, phospho, niacin, vitamin C,… Nhờ đó khi ăn đào, bạn không chỉ có thể làm đẹp da, giải độc, kiểm soát cholesterol mà còn giảm tình trạng thiếu máu hiệu quả.

2.5. Quả dưa hấu

Bạn muốn tìm món trái cây tráng miệng hoặc giải nhiệt ngày nóng bức nhưng phải chứa nhiều chất sắt? Hãy nghĩ đến dưa hấu. Dưa hấu dồi dào vitamin C, chất sắt cùng nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, cải thiện quá trình lưu thông máu, chống lại bệnh thận, huyết áp và lợi tiểu. Lượng calo trong dưa hấu thấp nên nó còn được dùng để bổ sung dinh dưỡng cho người giảm cân.

Việc bổ sung các loại trái cây bổ máu vào chế độ ăn hàng ngày là rất cần thiết để duy trì sức khỏe tốt. Với những lợi ích mà các loại trái cây này đem lại, hãy bổ sung chúng vào thực đơn của bạn để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể và giúp ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe liên quan đến thiếu máu.

❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
  SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
  SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.

❣️ Thân ái!!!

Bài viết liên quan
  • Chấn thương Xuân Son liệu có khả năng phục hồi và thi đấu trở lại?
    Chấn thương Xuân Son liệu có khả năng phục hồi và thi đấu trở lại?

    Theo báo Sức khỏe Đời sống - Chấn thương của cầu thủ Nguyễn Xuân Son vào phút 30 của trận Chung kết lượt về AFF Cup 2024 khiến cho nhiều người hâm mộ bóng đá quan tâm. Liệu chấn thương Xuân Son có khả năng phục hồi và thi đấu trở lại?

    Đọc thêm
  • Liệu Xuân Son có khả năng phục hồi và thi đấu trở lại?
    Liệu Xuân Son có khả năng phục hồi và thi đấu trở lại?

    Câu trả lời là KHẢ QUAN, với cơ sở dựa trên nhiều yếu tố y khoa và các nghiên cứu khoa học về gãy xương và phục hồi chức năng trong thể thao, Chúng ta hãy cùng phân tích các khía cạnh ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của Xuân Sơn.

    Đọc thêm
  • ĐAU CỨNG KHỚP CỔ TAY - Điều trị và chăm sóc như thế nào?
    ĐAU CỨNG KHỚP CỔ TAY - Điều trị và chăm sóc như thế nào?

    Cứng khớp cổ tay là hiện tượng phổ biến đi kèm với tình trạng đau nhức, sưng viêm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu tình trạng kéo dài, người bệnh cần khám và chữa cứng khớp ở cổ tay để tránh xảy ra biến chứng nghiêm trọng.

    Đọc thêm
  • CỨNG KHỚP NGÓN TAY - Điều trị và chăm sóc như thế nào?
    CỨNG KHỚP NGÓN TAY - Điều trị và chăm sóc như thế nào?

    Cứng khớp ngón tay là tình trạng thường gặp ở bất cứ đối tượng nào. Tê cứng khớp ngón tay khi ngủ dậy có thể là biểu hiện của một trong những bệnh lý về xương khớp, thoái hóa khớp... Cứng khớp ngón tay nếu không được chữa trị sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến cứng khớp ngón tay? Điều trị và chăm sóc cứng khớp ngón tay như thế nào?

    Đọc thêm
  • CỨNG KHỚP GỐI - Điều trị và chăm sóc như thế nào?
    CỨNG KHỚP GỐI - Điều trị và chăm sóc như thế nào?

    Khớp gối là bộ phận quan trọng của cơ thể đóng vai trò lớn trong chức năng vận động di chuyển và chịu lực của cơ thể. Cứng khớp gối làm hạn chế khả năng vận động, gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và cuộc sống hằng ngày của bệnh nhân. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến cứng khớp gối? Điều trị và chăm sóc như thế nào?

    Đọc thêm
  • CỨNG KHỚP - Điều trị và Chăm sóc như thế nào?
    CỨNG KHỚP - Điều trị và Chăm sóc như thế nào?

    Bệnh cứng khớp là hiện tượng các khớp vận động khó khăn, người bệnh khó thực hiện các động tác co duỗi khớp, vận động bị hạn chế. Cứng khớp thường xảy ra theo mùa và nếu ko được điều trị kịp thời sẽ gây trở ngại đến việc vận động và sinh hoạt của bệnh nhân. Vậy cứng khớp là gì? Điều trị và chăm sóc người bị cứng khớp như thế nào?

    Đọc thêm
Icon Top Left Icon Top Right Icon Top Left Icon Top Right