Lời khuyên của bác sỹ

3 Tác dụng của CHUỐI CHÍN đối với sức khỏe

Chuối là loại trái cây được nhiều người yêu thích bởi hương vị đặc biệt mà nó sở hữu. Điều đáng nói là thành phần dinh dưỡng của chuối còn vô cùng phong phú, mang lại cực nhiều lợi ích cho sức khỏe nên loại trái cây này càng xứng đáng ưu tiên có mặt trong thực đơn hàng ngày. Ở bài viết này chúng ta sẽ đi tìm hiểu thành phần dinh dưỡng của chuối và 3 tác dụng của CHUỐI CHÍN đối với sức khỏe.

1. Thành phần dinh dưỡng của chuối chín

Các dưỡng chất quan trọng

Trong mỗi quả chuối sẽ có nhiều thành phần dưỡng chất quan trọng gồm:

- Calo: 89.

- Đường: 12.2g.

- Đạm: 1.1g.

- Carb: 22.8g.

- Chất xơ: 2.6g.

- Chất béo: 0.3g.

✅ Năng lượng

Chuối là thực phẩm giàu carbs, nhiều nhất là ở dạng tinh bột và đường. Trong quá trình chuối chín sẽ có sự thay đổi mạnh về thành phần carb.

Mỗi quả chuối xanh có khoảng 80% tinh bột (trọng lượng khô). Cùng với quá trình chín của chuối, tinh bột sẽ chuyển hóa thành đường và chỉ còn lại < 1% khi chuối chín hẳn.

Trong quả chuối chín có các loại đường: fructose, sucrose và glucose. Tổng lượng đường trong mỗi quả chuối chín lên đến > 16% trọng lượng tươi. Chỉ số đường huyết trong chuối khá thấp (42 - 58).

✅ Khoáng chất và vitamin

Quả chuối có rất nhiều khoáng chất và vitamin, nhất là B6, C và kali. Cụ thể:

- B6: 1 quả chuối có kích thước trung bình có khả năng cung cấp 33% hàm lượng B6/ngày.

- C: chuối rất giàu vitamin C.

- Kali: hàm lượng kali trong chuối khá cao nên nếu ăn đều đặn có thể giảm huyết áp và tốt cho tim mạch.

✅ Chất xơ

Tinh bột có trong chuối chưa chín chủ yếu là tinh bột mà cơ thể không thể phân hủy để sử dụng làm năng lượng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và có ít calo hơn so với tinh bột thông thường. Do đó, nó là một bổ sung tốt cho chế độ ăn uống nếu muốn giảm hoặc duy trì cân nặng. Ở trong ruột già, tinh bột của chuối được vi khuẩn lên men thành axit béo butyrate chuỗi ngắn tốt cho hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, thành phần dinh dưỡng của chuối còn nhiều các loại chất xơ, điển hình là pectin có thể tan trong nước. Nếu chuối chín sẽ làm tăng tỷ lệ pectin hòa tan trong nước. Cả tinh bột kháng và pectin đều giúp cho lượng đường huyết sau bữa ăn không bị tăng lên.

✅ Hợp chất thực vật khác

Cũng như các loại trái cây khác, quả chuối cũng chứa nhiều loại hợp chất thực vật có hoạt tính sinh học:

- Dopamine: chất dẫn truyền thần kinh quan trọng với não. Điều đáng nói là dopamine của chuối không thể vượt qua hàng rào máu não nên không ảnh hưởng đến tâm trạng mà đảm nhận vai trò tương tự một chất chống oxy hóa.

- Catechin: đây là chất chống oxy hóa được tìm thấy trong chuối có liên quan đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, điển hình là phòng ngừa bệnh tim.

2. 3 Tác dụng của CHUỐI CHÍN đối với sức khỏe

✅ Tăng cường sức khỏe hệ tim mạch

Kali là một khoáng chất quan trọng đối với sức khỏe của tim, đặc biệt là kiểm soát huyết áp. Tuy nhiên, với chế độ ăn uống hằng ngày, rất ít người nhận đủ lượng kali cần thiết. Trong khi đó, chuối là nguồn cung cấp kali tuyệt vời. 

Một chế độ ăn giàu kali có thể giúp giảm huyết áp. Ngoài ra, theo các nghiên cứu cũ hơn và nghiên cứu trên động vật, những người ăn nhiều kali có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn tới 27%.

Hơn nữa, chuối cũng cung cấp magie, một loại khoáng chất quan trọng khác đối với sức khỏe tim mạch. 

Thiếu magie có thể liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tăng huyết áp và mỡ máu cao. Do đó, điều cần thiết là bạn phải cung cấp đủ khoáng chất từ chế độ ăn uống hoặc chất bổ sung.

Một điều không thể bỏ qua nữa là hàm lượng natri trong chuối thấp còn hàm lượng kali cao nên sẽ giảm huyết áp và cải thiện hiệu quả cơn đau tim.

✅ Cải thiện và hỗ trợ hệ tiêu hóa rất tốt

Chất xơ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm cải thiện tiêu hóa. Một quả chuối cỡ trung bình cung cấp khoảng 3g chất xơ.

Tinh bột kháng, loại chất xơ có trong chuối chưa chín, là một loại prebiotic. Tại ruột già, prebiotic trở thành thức ăn cho vi khuẩn có lợi trong ruột. 

Hơn nữa, pectin - một loại chất xơ có trong cả chuối chín và chưa chín - có thể giúp ngăn ngừa táo bón và làm mềm phân. Một số nghiên cứu trong ống nghiệm thậm chí còn đề xuất rằng pectin có thể giúp bảo vệ chống lại ung thư ruột kết, mặc dù vẫn cần nghiên cứu trên người để xác nhận lợi ích này.

Ăn chuối còn hỗ trợ chữa táo bón vì thành phần dinh dưỡng của chuối giàu chất xơ thúc đẩy nhu động ruột. Nhờ điều này mà chất thải dễ được đẩy ra ngoài. Thành phần probiotic trong quả chuối cũng hỗ trợ cải thiện tình trạng tiêu chảy khá tốt

✅ Chuối giàu chất chống oxi hóa

Trái cây và rau quả là nguồn tuyệt vời cung cấp chất chống oxy hóa trong chế độ ăn uống, và chuối cũng không ngoại lệ.

Chúng chứa một số loại chất chống oxy hóa mạnh, bao gồm flavonoid và amin.

Những chất chống oxy hóa này mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, như giảm nguy cơ mắc bệnh tim và các bệnh thoái hóa. Chúng giúp ngăn ngừa tổn thương oxy hóa các tế bào do các gốc tự do gây ra. Nếu không có chất chống oxy hóa, các gốc tự do có thể tích tụ theo thời gian và gây hại nếu mức độ của chúng đủ cao trong cơ thể. 

3. Khi ăn chuối chín cần lưu ý điều gì?

Như vậy có thể thấy rằng thành phần dinh dưỡng của chuối vô cùng phong phú và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vì thế, nếu biết ăn chuối đúng cách thì cơ thể sẽ hấp thu tối đa dưỡng chất có trong loại quả này.

Ngoài ra, để cân bằng lượng calo hấp thụ vào cơ thể mỗi ngày, trong chế độ ăn nên kết hợp chuối cùng nhiều thực phẩm khác. Nên hạn chế ăn chuối buổi sáng vì hợp chất serotonin trong chuối có thể gây buồn ngủ, dễ ảnh hưởng đến hiệu quả học tập và làm việc.

Không nên ăn chuối khi đói vì nó có thể tiềm ẩn nguy cơ gây ra bệnh tim mạch và hiện tượng chướng bụng. Tốt nhất nên ăn chuối trước bữa ăn 15 phút hoặc trước khi luyện tập 45 - 60 phút để bổ sung được dưỡng chất cần cho cơ thể mà vẫn đảm bảo duy trì cân nặng tối ưu. Chuối để chín quá dễ sản sinh hợp chất không tốt nên cần tránh ăn ở giai đoạn này.

Qua bài viết trên đây hy vọng bạn đã biết được về thành phần dinh dưỡng của chuối và những lợi ích không thể chối từ của loại trái cây này để biết sử dụng đúng cách, phát huy hết công dụng của chuối cho sức khỏe.

❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
  SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
  SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.

❣️ Thân ái!!!

Bài viết liên quan
  • RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe
    RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe

    Bạn có biết, rau càng cua không chỉ là một loại rau được chế biến thành các món ăn đầy dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày, mà còn là một loại dược liệu được dùng trong điều trị bệnh. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về loài rau kỳ diệu này nhé.

    Đọc thêm
  • Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?
    Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?

    Bắp cải là một loại rau quen thuộc đối với người Việt Nam. Bắp cải được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày vì chúng ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu lý do vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên nhé.

    Đọc thêm
  • Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng
    Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng

    Bạn có biết, không chỉ quả ớt ăn được mà tất cả các bộ phận của cây ớt từ rễ, thân, gốc, lá đều có những tác dụng tốt đối với sức khỏe. Đặc biệt, lá ớt còn có thể sử dụng để luộc, xào, nấu canh trong bữa ăn hằng ngày. Vậy Lá ớt có những công dụng gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết này nhé.

    Đọc thêm
  • 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý
    5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý

    Tiết canh lợn là món ăn ngon bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Tiết lợn nếu ăn đúng cách và vừa đủ sẽ mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được món này. Sau đây là 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý.

    Đọc thêm
  •  Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe
    Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe

    Từ lâu, mọi người đã sử dụng cây mã đề như một vị thuốc dân gian để chữa một số bệnh nhỏ thông thường. Vậy loài cây nhỏ nhỏ mọc dại này có tác dụng gì đối với sức khỏe? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin nhé!

    Đọc thêm
  • Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?
    Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?

    Báo Sức Khỏe Đời Sống - Căng cơ là những chấn thương phổ biến có thể xảy ra khi tập luyện thể thao. Căng cơ khiến người tập đau nhức, khó vận động và giảm hiệu suất tập luyện. Vậy đâu là cách đối phó?

    Đọc thêm