Lời khuyên của bác sỹ

Hướng dẫn cách phòng tránh bệnh lý vẹo cột sống ở trẻ em - Bố mẹ nên lưu ý

Như chúng ta đã biết, cột sống có vai trò hết sức quan trọng trong mọi hoạt động sống của con người. Nó tạo thành bộ khung nâng đỡ cơ thể, tạo cho con người có dáng đứng thẳng, bảo vệ tủy sống và các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Tuy nhiên, trẻ em rất dễ bị cong vẹo cột sống, đặc biệt ở lứa tuổi học đường. Nếu bố mẹ không sớm phát hiện và có biện pháp can thiệp, tình trạng vẹo cột sống ở trẻ em có thể dẫn đến nhiều biến chứng khôn lường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tổng thể của bé. Sau đây chúng tôi xin chia sẻ hướng dẫn cách phòng tránh bệnh lý vẹo cột sống ở trẻ em mà bố mẹ nên biết.

1. Cong, vẹo cột sống ở trẻ em là gì?

Cong, vẹo cột sống hay vẹo cột sống thắt lưng là tình trạng các đốt sống bị cong sang một bên hoặc xoay phức tạp. Đó cũng là bệnh lý về cột sống phổ biến nhất ở trẻ nhỏ và vị thành niên, độ tuổi thường gặp từ 10-15. Trong đó, tỉ lệ mắc bệnh và mức độ vẹo cột sống ở các bé gái cao hơn bé trai.

Ở Việt Nam, tỷ lệ bệnh tật ở lứa tuổi học đường hiện nay vẫn còn cao, trong đó bệnh cong vẹo cột sống chiếm gần 30%, nhất là ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Theo thống kê, vẹo cột sống chiếm khoảng 1- 4% dân số, thường gặp ở nữ nhiều hơn nam và ảnh hưởng nhiều đến trẻ em từ 10-18 tuổi.

2. Nguyên nhân nào gây ra cong, vẹo cột sống ở trẻ em?

Cong, vẹo cột sống ở trẻ em có thể do bẩm sinh

Theo thống kê, vẹo cột sống bẩm sinh rất hiếm khi xảy ra. Nguyên nhân khiến cột sống biến dạng ngay từ khi trẻ chào đời thường bắt nguồn từ tình trạng dị tật khiếm khuyết cột sống trong giai đoạn hình thành bào thai, cụ thể hơn là:

 - Cột sống không hình thành hoàn hảo (chỉ phát triển một phần).

 - Các đốt sống phân ly bất toàn.

Cong, vẹo cột sống ở trẻ em do bệnh lý thần kinh cơ

Một số vấn đề rối loạn ở hệ thần kinh, ví dụ như bại não, bại liệt hay loạn dưỡng cơ… thường khiến phần thân của trẻ rất yếu, khó có thể nâng đỡ cơ thể. Tình trạng này kéo dài có thể tác động trực tiếp đến cấu trúc cột sống, từ đó gây cong vẹo.

Cong, vẹo cột sống ở trẻ em do bàn chân dẹt

Khoảng 30% trẻ em châu Á mắc phải tật bàn chân bẹt, tức là tình trạng bàn chân không có vòm hay lõm, khiến chân bị xoay đổ vào trong. Bàn chân bẹt có thể khiến xương ở cẳng chân của trẻ bị xoay khi đi lại, chạy nhảy, khiến các khớp đầu gối cũng xoay lệch dẫn đến đau, viêm, thậm chí thoái hóa khớp gối. Nghiêm trọng hơn, sự lệch trục này còn dẫn đến chứng vẹo cột sống. Nếu không được can thiệp, chữa trị kịp thời sẽ gây nên những rắc rối trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ.

Cong, vẹo cột sống ở trẻ em do thói quen sinh hoạt và tư thế ngồi không tốt

Thực tế, phần lớn trường hợp vẹo cột sống ở trẻ em xảy ra bởi thói quen sinh hoạt thường ngày của bé, chẳng hạn như:

Trẻ em thường mang balo, cặp sách quá nặng khi đến trường: 

Đôi khi, trọng lượng cặp sách của trẻ có thể nặng bất thường do đựng quá nhiều sách vở. Khi đó, một số bé có thể vô tình dồn lực về một bên để kéo cặp nặng. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cột sống phát triển lệch hẳn về một bên, dẫn đến cong vẹo.

Trẻ em ngồi học sai tư thế: 

Theo nghiên cứu, tư thế ngồi học không đúng là nguyên nhân gây cong vẹo cột sống ở trẻ em trong độ tuổi học đường phổ biến nhất. Một vài tư thế ngồi học không đúng mà các bé thường mắc phải có thể gồm:

 - Trẻ thường cúi mặt sát bàn khi viết hoặc đọc sách.

 - Trẻ thường tì ngực vào cạnh bàn hay thậm chí là nằm ra bàn trong lúc viết, học bài.

 - Khoảng cách từ sách, vở đến mắt của bé quá xa.

 - Vừa viết bài vừa dùng tay chống một bên đầu.

Nếu trẻ duy trì các tư thế trên trong thời gian dài, cột sống có nguy cơ chịu ảnh hưởng nặng nề và dần dần mất đi đường cong sinh lý.

3. Dấu hiệu nào nhận biết trẻ bị cong vẹo cột sống?

Khi bị vẹo cột sống, người bệnh sẽ có các dấu hiệu bất thường như sau:

  • Gai đốt sống không thẳng hàng.
  • Dốc hai vai không đều nhau, bên thấp bên cao.
  • Phần xương bả vai nhô ra bất thường.
  • Khoảng cách từ 2 mỏm xương đến bả vai không bằng nhau.
  • Tam giác eo tạo ra giữa thân và cánh tay có độ hẹp, rộng không giống nhau.
  • Khi cột sống bị xoáy vặn khiến xương sườn lồi lên, thăn lưng mất cân đối.
  • Nếu bị gù thì quan sát thấy lưng tròn, vai thấp, bụng nhô, đầu ngả ra phía trước. Nếu bị ưỡn, phần trên của thân hơi ngả về phía sau, bụng xệ xuống.

Khi tình trạng cong vẹo cột sống trở nên nghiêm trọng, người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác kèm theo như:

  • Đau lưng.
  • Không có khả năng đứng thẳng.
  • Chân bị đau, tê hoặc yếu đi đáng kể.
  • Rối loạn chức năng ruột hoặc bàng quang.

4. Bố mẹ cần lưu ý gì để phòng tránh bệnh lý vẹo cột sống ở trẻ em?

Ngoại trừ trường hợp vẹo cột sống bẩm sinh không thể phòng ngừa, bố mẹ có thể bảo vệ trẻ nhỏ trước nguy cơ cột sống bị cong vẹo bằng nhiều biện pháp đơn giản, ví dụ như:

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất cho bé. Đặc biệt nên chú trọng các thành phần như protein, vitamin và chất khoáng, cụ thể hơn là canxi.
  • Tập cho trẻ thói quen thường xuyên rèn luyện thể chất để nâng cao thể trạng vốn có.
  • Hướng dẫn bé ngồi học đúng tư thế, đồng thời không để bé ngồi học quá lâu.
  • Không để trẻ mang cặp sách, balo quá nặng. Bên cạnh đó, hãy để cho trẻ dùng cặp sách có hai quai đeo thay vì túi xách chỉ có một dây đeo.

Mặt khác, bố mẹ cũng cần chú trọng việc thăm khám sức khỏe định kỳ cho bé. Điều này có thể giúp phát hiện sớm tình trạng cột sống biến dạng bất thường ở trẻ, từ đó tạo điều kiện cho quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn.

❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
  SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
  SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.

Bài viết liên quan
  • RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe
    RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe

    Bạn có biết, rau càng cua không chỉ là một loại rau được chế biến thành các món ăn đầy dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày, mà còn là một loại dược liệu được dùng trong điều trị bệnh. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về loài rau kỳ diệu này nhé.

    Đọc thêm
  • Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?
    Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?

    Bắp cải là một loại rau quen thuộc đối với người Việt Nam. Bắp cải được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày vì chúng ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu lý do vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên nhé.

    Đọc thêm
  • Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng
    Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng

    Bạn có biết, không chỉ quả ớt ăn được mà tất cả các bộ phận của cây ớt từ rễ, thân, gốc, lá đều có những tác dụng tốt đối với sức khỏe. Đặc biệt, lá ớt còn có thể sử dụng để luộc, xào, nấu canh trong bữa ăn hằng ngày. Vậy Lá ớt có những công dụng gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết này nhé.

    Đọc thêm
  • 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý
    5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý

    Tiết canh lợn là món ăn ngon bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Tiết lợn nếu ăn đúng cách và vừa đủ sẽ mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được món này. Sau đây là 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý.

    Đọc thêm
  •  Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe
    Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe

    Từ lâu, mọi người đã sử dụng cây mã đề như một vị thuốc dân gian để chữa một số bệnh nhỏ thông thường. Vậy loài cây nhỏ nhỏ mọc dại này có tác dụng gì đối với sức khỏe? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin nhé!

    Đọc thêm
  • Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?
    Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?

    Báo Sức Khỏe Đời Sống - Căng cơ là những chấn thương phổ biến có thể xảy ra khi tập luyện thể thao. Căng cơ khiến người tập đau nhức, khó vận động và giảm hiệu suất tập luyện. Vậy đâu là cách đối phó?

    Đọc thêm