Bài viết chuyên môn

Khớp gối kêu lục cục khi đi cầu thang - Điều trị như thế nào?

Trong quá trình vận động khi đi lên xuống cầu thang, bạn thấy các khớp phát ra tiếng kêu lục khục, đó có thể là dấu hiệu phản ánh tình trạng khớp đạng bị khô do thiếu chất nhờn hoặc nguy hiểm hơn là thoái hóa khớp và nhiều bệnh khác. Tuy nhiên, để biết được chẩn đoán chính xác và cách thức điều trị chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.

1. Nguyên nhân khớp gối kêu lục cục hoặc răng rắng khi lên xuống cầu thang?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việt khớp gối phát ra tiếng kêu lục cục hoặc răng rắng khi chúng ta lên xuống cầu thang như:

- Là một dấu hiệu bình thường: Nếu khớp phát ra tiếng động nhưng không khiến bạn khó chịu hoặc không đi kèm dấu hiệu nào khác thì đây là tình trạng bình thường, không nguy hiểm. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu do các túi chứa dịch bên trong khớp bị kéo căng một cách bất ngờ khi bạn vận động.

- Có thể là do bệnh thoái hóa khớp: Nguyên nhân các khớp kêu lục cục này thường gặp ở người lớn tuổi do sụn khớp dần bị lão hóa. Tình trạng này thường đi kèm các dấu hiệu khác như đau khớp khi vận động và gặp khó khăn trong quá trình đứng lên ngồi xuống, ngồi khoanh chân, ngồi xổm,… 

- Do khô dịch khớp gối: Dịch khớp gối là chất nhầy có tác dụng bôi trơn các đầu xương và sụn, từ đó giúp các khớp cử động linh hoạt. Tuy nhiên càng lớn tuổi, dịch khớp gối càng khô khiến các đầu xương và sụn cọ xát vào nhau, tạo thành tiếng kêu răng rắc, đồng thời gây ra tình trạng đau nhức và giảm khả năng vận động. 

- Do chấn thương gây ra: Các chấn thương có thể khiến sụn khớp – lớp đệm bao bọc các đầu xương bị hư hại. Lúc này, do không còn sụn bọc nên các đầu xương sẽ tiếp xúc, cọ xát vào nhau làm phát ra âm thanh. Ngoài việc làm cho các khớp xương phát ra tiếng kêu, tình trạng này còn gây ra hiện tượng đau buốt, nhức mỏi và sưng tấy ở các đầu xương.

- Có thể do viêm khớp mạn tính: Viêm khớp mạn tính là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến các khớp tay chân kêu răng rắc. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây hạn chế khả năng vận động và khiến sinh hoạt hàng ngày trở nên vô cùng khó khăn.

- Hoặc cũng thể do các nguyên nhân khác như: biểu hiện của bệnh gout, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm bao hoạt dịch khớp gối, viêm gân, tăng cân đột ngột do mang thai… Tùy theo nguyên nhân mà tình trạng này có thể tự khỏi hoặc cần can thiệp điều trị. Cần lưu ý, không ít các trường hợp khớp kêu lục cục có thể diễn biến thành các bệnh lý nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến khả năng vận động hoặc thậm chí là có thể khiến người bệnh bị tàn phế.

2. Khi nào thì việc khớp gối phát ra tiếng kêu lục cục khi lên xuống cầu thang trở nên nguyên hiểm?

Thông thường, nếu tình trạng khớp có tiếng kêu rắc rắc nhưng không kèm theo đau hay khó di chuyển thì đây là biểu hiện bình thường của khớp. Tuy nhiên, nếu tình trạng này có kèm theo đau, khó di chuyển thì có thể là biểu hiện bệnh lý cơ-xương-khớp nguy hiểm. Do đó, bạn không nên chủ quan khi gặp tình trạng này mà hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và chữa trị kịp thời.

3. Chúng ta nên làm gì khi khớp gối phát ra tiếng kêu lục cục khi lên xuống cầu thang?

Đối với tình trạng khớp kêu lục cục có kèm theo đau, khó di chuyển, người bệnh không nên tự ý điều trị tại nhà vì có thể khiến tình trạng trầm trọng hơn. Thay vào đó, nên đến gặp bác sĩ và thực hiện các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân, từ đó có phương án điều trị tối ưu nhất.

Các phương pháp xác định nguyên nhân các khớp kêu lục cục hay rắc rắc bao gồm:

  • Chụp X-Quang để xác định tình trạng tiêu xương (giảm mật độ xương), mất sụn khớp và sự hình thành gai xương (nếu có)
  • Chụp MRI trong trường hợp bác sĩ nghi ngờ khớp bị kêu và đau do vấn đề từ mô mềm (dây chằng, bao hoạt dịch,…)
  • Chụp cắt lớp vi tính CT nhằm giúp bác sĩ xác định chính xác vị trí, cơ quan tổn thương…
  • Xét nghiệm máu đối với những trường hợp có biểu hiện của bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn, bệnh gout,… hoặc xét nghiệm dịch khớp nếu người bệnh có nguy cơ bị gout, gãy xương kín…
  • Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic): Các bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng tay để kiểm tra và sau đó tư vấn cách chụp hình ảnh X-quang/ MRI để kết luận cuối cùng về mức độ nghiêm trọng của bệnh.

4. Phòng ngừa và điều trị như thế nào nếu khớp gối phát ra tiếng kêu lục cục khi lên xuống cầu thang

Nhằm ngăn chặn tình trạng khớp gối kêu lục cục khi lên xuống cầu thang xảy ra, bạn cần:

  • Vận động thường xuyên với mức độ phù hợp.
  • Làm việc và lao động đúng tư thế, tránh khiêng vác vật nặng sai tư thế.
  • Xây dựng chế độ ăn uống đủ dưỡng chất và sinh hoạt lành mạnh.
  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh lo lắng hay căng thẳng quá độ.

Tình trạng các khớp kêu lục cục hay rắc rắc có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và cũng là nguy cơ tiềm ẩn của các bệnh lý xương khớp nguy hiểm. Vì thế, bạn hãy quan tâm đến sức khỏe xương khớp của mình ngay hôm nay bằng cách xây dựng lối sống khoa học và đến gặp bác sĩ ngay nếu có những dấu hiệu bất thường.

Để tìm hiểu thê thông tin về vấn đề nay, xin mời các bạn cùng xem videos sau của bác sỹ thể thao Nguyễn Trọng Thủy nhé.

 

Bài viết liên quan
  • RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe
    RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe

    Bạn có biết, rau càng cua không chỉ là một loại rau được chế biến thành các món ăn đầy dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày, mà còn là một loại dược liệu được dùng trong điều trị bệnh. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về loài rau kỳ diệu này nhé.

    Đọc thêm
  • Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?
    Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?

    Bắp cải là một loại rau quen thuộc đối với người Việt Nam. Bắp cải được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày vì chúng ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu lý do vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên nhé.

    Đọc thêm
  • Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng
    Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng

    Bạn có biết, không chỉ quả ớt ăn được mà tất cả các bộ phận của cây ớt từ rễ, thân, gốc, lá đều có những tác dụng tốt đối với sức khỏe. Đặc biệt, lá ớt còn có thể sử dụng để luộc, xào, nấu canh trong bữa ăn hằng ngày. Vậy Lá ớt có những công dụng gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết này nhé.

    Đọc thêm
  • 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý
    5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý

    Tiết canh lợn là món ăn ngon bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Tiết lợn nếu ăn đúng cách và vừa đủ sẽ mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được món này. Sau đây là 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý.

    Đọc thêm
  •  Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe
    Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe

    Từ lâu, mọi người đã sử dụng cây mã đề như một vị thuốc dân gian để chữa một số bệnh nhỏ thông thường. Vậy loài cây nhỏ nhỏ mọc dại này có tác dụng gì đối với sức khỏe? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin nhé!

    Đọc thêm
  • Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?
    Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?

    Báo Sức Khỏe Đời Sống - Căng cơ là những chấn thương phổ biến có thể xảy ra khi tập luyện thể thao. Căng cơ khiến người tập đau nhức, khó vận động và giảm hiệu suất tập luyện. Vậy đâu là cách đối phó?

    Đọc thêm