Làm thế nào để nhận biết được bệnh vôi hóa cột sống?
Vôi hóa cột sống là hiện tượng các dây chằng bám vào thân đốt sống hay các mấu gai, mấu ngang của cột sống bị lắng tụ canxi. Từ đó quá trình vận động của người bệnh trở nên khó khăn, các dây thần kinh, mạch máu bị đè ép khiến người bệnh cảm giác đau đớn. Vôi hóa cột sống và gai cột sống có những triệu chứng tương đồng với nhau. Tuy nhiên, vôi hóa cột sống cũng có những đặc điểm riêng biệt giúp người bệnh nhận diện và phát hiện sớm bệnh.
BS Nguyễn Trọng Thủy cho biết, tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá vào thập niên 2010 – 2020 là thập niên của xương và khớp đặc biệt cột sống. Tỉ lệ mắc bệnh của thanh niên 20 – 40 tuổi là 59,1%, với người độ tuổi 60 tuổi là 82%. Theo thống kê chưa đầy đủ người mắc bệnh xương khớp ở Việt Nam là 80%, trong đó bệnh về cột sống là 33%. Đây là những con số đáng báo động bởi các bệnh cột sống không điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả khôn lường cho sức khỏe và những hệ lụy lâu dài cho xã hội.
Có nhiều nguyên nhân khiến độ tuổi người mắc bệnh về cột sống ngày một trẻ hóa đã được bác sỹ chia sẻ cụ thể trong buổi trò chuyện này. Các bệnh về cột sống không chỉ gây tê bì, đau nhức tại vị trí đốt sống bị chấn thương mà còn gây ra những biến đổi về cấu trúc, tổ chức của cột sống đồng thời gây ra tổn thương các vùng lân cận cổ, tay, vai đối với đốt sống cổ, mông và chân đối với đốt sống thắt lưng.
Đối với cột sống thắt lưng dễ dẫn đến thoát vị đĩa đệm, động tác đột ngột đủ lớn dễ khiến bao xơ đĩa đệm bị rách làm cho nhân nhày chảy ra gây chèn ép vào dây thần kinh. Nặng nề hơn có thể gây ra bị liệt, rối loạn cơ tròn, đại tiểu tiện không tự chủ.
Về cách điều trị theo BS Nguyễn Trọng Thủy: “Người bị bệnh cột sống thì dùng phương pháp nội khoa. Đông y theo trường phái “thông bất thống, thống bất thông” tức là kinh lạc tắc nghẽn sẽ bị đau nhức, nếu kinh lạc thông suốt không bị đau. Nên Đông y dùng châm cứu, bấm huyệt, dùng thuốc để giảm đau, tăng chất lượng cuộc sống. Tây y dùng thuốc giảm đau, chống viêm, giãn cơ, bồi bổ dây thần kinh, nâng cao thể trạng, vật lý trị liệu. Vật lý phục hồi chức năng thì gồm điện xung, điện phân, hồng ngoại, siêu âm, vi sóng, kéo giãn cột sống, đặc biệt massage trị liệu”.
Còn về cách phòng ngừa các bệnh về cột sống, BS Nguyễn Trọng Thủy cũng cho biết: “Để phòng ngừa thì cần ăn uống, tập thể dục thể thao khoa học và hợp lý, luôn luôn lắng nghe cơ thể. Dù bị đau, mỏi ở bất kỳ vị trí nào nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa, luôn lưu ý đến cột sống”.
Vậy vôi hóa cột sống và gai cột sống có những triệu chứng tương đồng với nhau. Tuy nhiên, vôi hóa cột sống cũng có những đặc điểm riêng biệt giúp người bệnh nhận diện và phát hiện sớm bệnh.
- Bị đau lưng, cứng các khớp ở bả vai, hông, đùi, cổ. Ở các vị trí khớp sẽ dẫn đến hiện tượng vôi hóa như: vôi hóa đốt sống cổ, vôi hóa đ.ốt sống thắt lưng...
- Cảm giác tê bì bàn tay, bàn chân do bệnh đã ảnh hưởng đến tủy sống và dây thần kinh liên chi, nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến teo cơ.
- Vôi hóa kèm theo gai cột sống khiến người bệnh có cảm giác đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, giảm trí nhớ, ù tai, hay quên…
Những triệu chứng này của bệnh có thể kéo dài hoặc phát triển theo chu kỳ.
Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng vôi hóa cột sống?
- Giảm quá trình trao đổi chất.
- Ngồi quá lâu một chỗ, ít vận động, các khớp xương bị chèn ép.
- Lưu thông máu kém.
- Theo tuổi tác bị lão hóa.
- Máu không cung cấp đủ cho xương khiến xương bị xốp.