Lưu ý 5 bước sơ cứu kịp thời rất quan trọng khi bị gãy xương
Gãy xương trong khi chơi thể thao là một trong những chấn thương vô cùng nguy hiểm, nếu không được sơ cứu và chữa trị kịp thời đúng cách rất có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận động sau này của vận động viên. Trung tâm y học thể thao Starsmec lưu ý các bạn 5 bước sơ cứu kịp thời rất quan trọng khi bị gãy xương.
1. Triệu chứng gãy xương khi chơi thể thao cần sơ cứu ngay
Gãy xương cũng được phân loại theo cơ chế thương tổn, bao gồm:
- Gãy xương kín (hay gãy xương đơn giản) là tình trạng xương gãy nhưng không tạo ra vết thương hở trên da.
- Gãy hở (hay gãy xương hỗn hợp) xảy ra khi xương bị gãy xuyên qua da, tạo thành vết thương hở.
- Gãy xương hoàn toàn là tình trạng xương bị gãy/nghiền thành 2 hay nhiều mảnh.
- Gãy xương không hoàn toàn, xương chỉ bị tổn thương một phần mà không mất hoàn toàn tính liên tục.
Cùng với kiến thức phân loại gãy xương, thực hiện các bước sơ cứu gãy xương đúng kỹ thuật cũng giúp giảm thương tổn cho nạn nhân. Theo đó, những biểu hiện cho thấy nạn nhân cần được áp dụng nhanh chóng kỹ thuật sơ cứu gãy xương và dịch vụ y tế khẩn cấp, bao gồm:
- Nạn nhân không phản ứng, không thở hoặc không cử động. Thực hiện hô hấp nhân tạo nếu không thấy nhịp thở hoặc nhịp tim của nạn nhân.
- Nạn nhân bị chảy máu nhiều.
- Xuất hiện tình trạng chi bị ngắn lại, gập góc, xoắn vặn hoặc khớp biến dạng; ngón chân/ ngón tay bị tê hoặc hơi xanh tím ở đầu chi.
- Xương xuyên thủng qua da.
- Nghi ngờ tình trạng gãy xương cổ, đầu hoặc lưng.
- Nạn nhân cảm thấy hoặc nghe thấy tiếng kêu “rắc” của xương gãy.
- Cảm giác đau ở vị trí chấn thương hoặc xung quanh, mức độ đau tăng thêm khi cử động hay khi có một lực tác động nhẹ lên vị trí chấn thương.
- Giảm hoặc mất hoàn toàn khả năng vận động của xương gãy.
- Biểu hiện sưng phù, bầm tím ở vị trí chấn thương.
- Có thể xuất hiện triệu chứng của sốc, thường xảy ra trong các trường hợp gãy xương hở, gãy xương chậu, xương đùi và đa chấn thương.
2. Mục đích của việc sơ cứu khi bị gãy xương do chơi thể thao
Từ những biểu hiện trên, mục đích của việc sơ cứu gãy xương là cố định vị trí xương gãy, giảm sốc, giảm đau,… và hạn chế phát sinh thêm những tổn thương cho nạn nhân trong lúc chờ được tiếp cận dịch vụ y tế khẩn cấp.
3. Lưu ý 5 bước sơ cứu kịp thời rất quan trọng khi bị gãy xương
Bước 1: Không di chuyển nạn nhân khi không cần thiết để tránh những ch.ấn thư.ơng khác có thể xảy ra đồng thời bất động chỗ bị gãy xương. Lưu ý, tuyệt đối không tự ý di chuyển nạn nhân nếu bị chấn thương vùng thắt lưng hoặc vùng cổ
Bước 2: Cố định vùng bị thương bằng một thanh nẹp hoặc sử dụng bìa cứng đặt dưới vùng chấn thương, sau đó quấn vải cẩn thận.
Bước 3: Nếu có chảy máu, cầm máu bằng cách quấn chặt vùng bị thương bằng băng vô trùng hoặc vải, đè chặt lên vết thương.
Bước 4: Khi thấy người bệnh có một số dấu hiệu bị sốc như: chóng mặt, da nhợt nhạt, khó thở, nhịp tim tăng thì cần quấn họ trong một tấm chăn và nâng chân cao hơn đầu khoảng 30 cm.
Bước 5: Sử dụng phương pháp chườm lạnh tại vị trí bị c.hấn thươ.ng để giảm sưng khoảng 10 phút/lần.
Hãy nhanh chóng gọi xe cấp cứu ngay khi phát hiện người bệnh bị gãy xương.
Bác sĩ Thể thao Nguyễn Trọng Thủy