LƯU Ý khi UỐNG NƯỚC CAM kẻo lợi bất cập hại ảnh hưởng đến sức khỏe
Không chỉ có tác dụng làm đẹp và hỗ trợ hệ tiêu hóa, nước cam có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh như đái tháo đường, bệnh tim mạch và một số loại ung thư. Tuy nhiên, nếu uống nước cam sai thời điểm có thể dẫn đến những vấn đề về sức khỏe. LƯU Ý khi UỐNG NƯỚC CAM kẻo "lợi bất cập hại" ảnh hưởng đến sức khỏe
1. Nước cam có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe?
Nước cam được xem là một thức uống tuyệt vời, không những ít calo mà còn giúp bạn tăng năng lượng tức thì. Nhờ sở hữu một hàm lượng vitamin, khoáng chất dồi dào, cùng một loạt các chất chống oxy hoá, hợp chất thực vật và flavonoid, uống nước cam điều độ mỗi ngày có thể mang lại nhiều lợi ích kỳ diệu cho sức khỏe, bao gồm:
1.1 Tăng cường hệ miễn dịch
Với hàm lượng vitamin C dồi dào, việc bổ sung nước cam vào chế độ ăn uống thường ngày có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc cảm lạnh theo mùa, đồng thời tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, vitamin C trong nước cam cũng góp phần chống lại các gốc tự do làm đẩy nhanh quá trình lão hoá sớm và hỗ trợ cơ thể hấp thu tốt hơn các dưỡng chất như canxi và sắt. Không những vậy, nước cam còn cung cấp lượng collagen cần thiết, giúp sửa chữa những tổn thương tế bào và thúc đẩy sự phát triển của các mô mới.
Xem thêm: Bông cải xanh - Một loại rau "giàu" Vitamin C hơn cả trái cây họ cam, quýt
1.2 Cải thiện chức năng hệ tiêu hoá
Uống nước cam điều độ có thể cung cấp nhiều lợi ích tuyệt vời cho hệ tiêu hoá và dạ dày. Các hoạt chất trong nước cam giúp hỗ trợ giảm viêm loét dạ dày bằng cách ổn định quá trình tiêu hoá và làm giảm thiểu dịch vị dư thừa cũng như lượng acid trong dạ dày.
Những người hay bị táo bón hoặc tiêu chảy có thể uống nước cam để tăng cường hoạt động của đường ruột và khắc phục sớm những tình trạng trên. Mặt khác, nước cam cũng có tác dụng làm sạch hệ tiêu hoá và dạ dày nhờ vào đặc tính kiềm và axit. Hơn nữa, nước cam còn có khả năng chống viêm mạnh, giúp ngăn ngừa và đẩy lùi chứng đầy hơi, nhất là đối với nữ giới.
1.3 Giúp cơ thể giải độc
Một đặc tính nổi bật khác của nước cam là giải độc tốt. Khi uống nước cam hàng ngày có thể giúp cải thiện chức năng thận, giảm bớt tình trạng đau đớn do ảnh hưởng của sỏi thận. Ngoài ra, loại nước này còn chứa xitrat và axit xitric, giúp làm giảm nguy cơ phát triển và hình thành sỏi thận.
Bên cạnh đó, nước cam còn có đặc tính kiềm hoá, giúp hoà tan các axit hình thành chất cặn bã trong thận, từ đó làm sạch máu hiệu quả. Nhờ công dụng này mà nước cam được xem là một chất giải độc tự nhiên, giúp làm sạch gan và đường tiêu hoá với sự trợ giúp của các enzyme.
1.4 Giúp tăng cường lưu thông khí huyết
Nước cam có chứa một lượng lớn folate, tham gia vào quá trình hình thành DNA và giúp bảo vệ sự phát triển khoẻ mạnh của tế bào. Khoáng chất folate còn có tác dụng chống gốc tự do và ngăn ngừa những tổn thương tế bào. Chỉ cần uống một ly nước cam mỗi ngày có thể giúp máu trong cơ và các cơ quan khác hoạt động trơn tru, đều đặn hơn. Ngoài ra, uống nước cam cũng giúp kích thích sự hình thành nên các tế bào hồng cầu mới và làm giảm thiểu đáng kể quá trình oxy hoá tế bào.
2. LƯU Ý khi UỐNG NƯỚC CAM kẻo "lợi bất cập hại" ảnh hưởng đến sức khỏe
2.1. Khi đói bụng
Trong nước cam, axit có hàm lượng cao có thể gây ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày nếu uống khi đói bụng.
2.2. Uống trước khi đánh răng
Việc uống nước cam trước khi đánh răng không được khuyến khích do axit trong cam có thể gây hư tổn cho men răng khi kết hợp với tác động của bàn chải. Trong trường hợp uống nước cam trước đó, cần súc miệng kỹ lưỡng bằng nước lọc để loại bỏ axit trên răng.
2.3. Uống trước khi đi ngủ
Việc uống nước cam có thể kích thích tiểu tiện và gây mất ngủ. Do đó, không nên sử dụng nước cam vào thời điểm trước khi đi ngủ để tránh tình trạng dư thừa năng lượng và tích tụ chất béo.
2.4. Uống ngay sau khi uống sữa
Sự kết hợp giữa protein trong sữa và axit tartaric cùng vitamin C trong nước cam có thể gây ra các vấn đề trong quá trình tiêu hóa như chướng bụng, đau bụng, hoặc tiêu chảy. Do đó, tránh uống nước cam ngay sau khi uống sữa để hạn chế nguy cơ rơi vào tình trạng này.
3. Nên uống nước cam vào lúc nào để tốt cho sức khỏe?
Qua thông tin trên, chắc hẳn bạn đã biết không nên uống nước cam vào ban đêm, vậy uống nước cam lúc nào tốt nhất cho sức khỏe? Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng, bạn nên uống nước cam vào những thời điểm sau đây:
3.1 Uống nước cam sau bữa ăn sáng khoảng 1 – 2 tiếng
Bạn cần tránh uống nước cam ngay trước hoặc sau bữa ăn sáng bởi nó có thể cung cấp hàm lượng đường lớn, dễ khiến đường lên men và gây tức bụng hoặc sình hơi. Theo khuyến nghị, thời điểm thích hợp nhất để uống nước cam là từ 1 – 2 giờ sau bữa ăn sáng, khi cơ thể ở trạng thái không quá no hoặc quá đói. Ngoài ra, vào quãng thời gian này, dạ dày cũng vừa tiêu hoá hết lượng thức ăn và chuẩn bị sẵn sàng cho nhiệm vụ mới. Mặt khác, uống nước cam sau bữa sáng từ 1 – 2 giờ cũng góp phần hỗ trợ quá trình thanh lọc cơ thể, làm đẹp da, chống lão hoá và ngăn chặn sự oxy hoá.
3.2 Uống nước cam sau khi tập luyện thể chất
Sau buổi hoạt động thể chất căng thẳng, cơ thể cần được bù nước và bổ sung nguồn năng lượng bị mất đi qua quá trình tập luyện. Lúc này, nước cam chính là lựa chọn lý tưởng dành cho bạn. Đặc biệt, những người thường xuyên tập tạ nặng hoặc tập cardio có thể uống nước cam để bổ sung nguồn năng lượng thiết yếu cho cơ thể. Như vậy, bạn đã có câu trả lời cho vấn đề nên uống nước cam vào lúc nào là tốt nhất rồi đúng không?
3.3 Uống nước cam trong vòng 2 tiếng sau khi ép hoặc vắt
Quá trình ép hoặc vắt nước cam thường làm mất đi một số khoáng chất và chất dinh dưỡng cần thiết. Hơn nữa, khi tiếp xúc lâu với không khí, các chất dinh dưỡng còn lại trong nước cam có thể dần mất đi. Do đó, các chuyên gia thường khuyến cáo mọi người nên uống nước cam trong vòng 2 tiếng sau khi ép hoặc vắt để đảm bảo nhận được đầy đủ các chất.
4. Những ai không nên uống nước cam?
-
Người mắc bệnh về đường tiêu hóa: Việc tiêu thụ lượng lớn nước cam có thể gây tác dụng phụ như bệnh tiêu chảy hoặc các vấn đề về tiêu hóa.
-
Người sử dụng thuốc, đặc biệt là các loại kháng sinh: Việc kết hợp uống nước cam với thuốc có thể làm mất cấu trúc hóa học của thuốc, làm giảm hiệu quả của kháng sinh và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn kéo dài.
-
Người bị bệnh thận: Hàm lượng vitamin C và acid oxalic trong nước cam có thể góp phần hình thành sỏi tiết niệu và sỏi thận.
-
Người mới phẫu thuật hoặc có vết thương dạ dày: Axit citric trong nước cam có thể gây ra tình trạng chảy máu ở vết thương và làm trầm trọng tình trạng bệnh.
-
Người bị viêm loét dạ dày tá tràng: Hàm lượng axit cao trong nước cam có thể làm trầm trọng các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
Ngoài ra, người già cũng nên hạn chế tiêu thụ nước cam để tránh hỏng răng do axit trong cam. Những bệnh nhân có các vấn đề về thận, phổi, hoặc đường tiêu hóa cũng cần cân nhắc trước khi uống nước cam để tránh các biến chứng có thể xảy ra.
5. Nên uống nước cam bao nhiêu là đủ?
Không chỉ cần quan tâm đến thời điểm uống nước cam tốt nhất, bạn cũng cần lưu ý cả liều lượng sử dụng. Mặc dù nước cam mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên việc lạm dụng quá mức hoặc uống cùng lúc một lượng lớn nước cam trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khoẻ như viêm loét dạ dày, tiểu đường,... Dưới đây là liều lượng nước cam được khuyến cáo tốt cho cơ thể mà bạn nên tham khảo:
- Đối với trẻ nhỏ: Không nên cho trẻ uống quá nhiều nước cam vì có thể dẫn đến tình trạng dị ứng.
- Đối với người trưởng thành: Bổ sung khoảng 75 - 90mg vitamin C / ngày, tương đương với 1 quả cam có kích thước vừa phải với đường kính từ 4 – 5cm.
- Phụ nữ mang thai / cho con bú: Uống từ 85 – 120mg vitamin C / ngày.
Như vậy qua những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp cụ thể vấn đề LƯU Ý khi UỐNG NƯỚC CAM kẻo "lợi bất cập hại" ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhằm đạt được những lợi ích sức khỏe tối ưu từ việc uống nước cam, bạn đừng quên chọn trái cam có nguồn gốc rõ ràng, tươi sạch và tránh ngâm chất bảo quản.
❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.
❣️ Thân ái!!!