Những bệnh lý xương khớp dễ bị ảnh hưởng bởi trời lạnh
Thời tiết trở lạnh khiến các triệu chứng bệnh đau xương khớp càng chuyền biến tối tệ hơn. Đặc biệt là đối với người cao tuổi hoặc trung niên. Vậy tại sao lại đau xương khớp vào mùa lạnh, có thể khắc phục và phòng ngừa tình trạng đau xương khớp không? Những bệnh lý nào dễ bị ảnh hưởng kho trời lạnh nhất chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
1. Vì sao mùa lạnh bệnh đau xương khớp lại thêm trầm trọng
Vì sao vào mùa lạnh chúng ta lại càng dễ bị đau xương khớp là thắc mắc của nhiều người, đặc biệt là người trung niên và người già. Đây là tình trạng đau nhức phổ biến mà do các nguyên nhân sau:
- Máu lưu thông kém: Lưu thông tuần hoàn máu trong cơ thể trở nên kém hơn bình thường khi trời chuyển lạnh và nhiệt độ hạ xuống thấp. Đó là do cơ thể cố gắng dự trữ năng lượng, khí lạnh vào da và làm mạch máu co lại. Khi lưu thông máu kém sẽ khiến lưu thông dịch khớp cũng như máu nuôi khớp giảm đi, làm tổn thương sụn và màng hoạt dịch khớp, gây đau xương khớp.
- Tuần hoàn cơ thể bị rối loạn: Bao gồm tuần hoàn tại vị trí khớp, dịch khớp, độ nhớt máu, thay đổi vận mạch, tình trạng muối kết tủa do nồng độ hóa chất trung gian thay đổi,... là nguyên nhân gây đau nhức cơ xương khớp vào mùa lạnh.
- Gân cơ khớp chân bị co rút: Độ ẩm tăng cao vào mùa lạnh làm đông hoặc co rút gân cơ khớp. Khi đó, các khớp bị khô cứng, gây hạn chế vận động và đau nhức.
- Bệnh khớp mãn tính: Ở người lớn tuổi, hệ miễn dịch suy giảm kết hợp với các bệnh lý khớp mãn tính là nguyên nhân gây đau xương khớp vì khớp bị thoái hóa do tuổi tác, khí huyết lưu thông suy giảm.
2. Chúng ta có thể khắc phục đau xương khớp vào mùa lạnh không?
Bệnh đau xương khớp khi trời trở lạnh gây ra các triệu chứng như đau nhức, tê buốt chân tay, cột sống, làm cản trở các hoạt động trong công việc và sinh hoạt thường ngày. Một số biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng của bệnh được biết đến như sau:
- Xoa bóp: Dùng dầu gừng hoặc dầu khuynh diệp, các loại rượu thuốc xoa bóp trực tiếp các vùng xương khớp bị đau nhức để làm nóng khớp và tăng cường lưu thông khí huyết, lưu thông máu.
- Chườm nóng: Đắp nóng hoặc chườm nóng trong khoảng 20 phút giúp làm giảm các cơn đau xương khớp.
- Tắm nước nóng: Đau xương khớp mùa lạnh có thể được khắc phục bằng cách tắm nước nóng từ 15 - 20 phút với những phần xương khớp bị đau. Lưu ý, nhiệt độ nước tắm vừa phải, tránh tắm muộn và tắm quá lâu, thời gian tắm nên từ 15 – 20 phút.
3. Những bệnh lý xương khớp dễ bị ảnh hưởng bởi trời lạnh là gì?
Bệnh đau xương khớp khi trời trở lạnh sẽ có những bệnh lý như sau:
- Viêm xương khớp
- Viêm khớp dạng thấp
- Thoái hóa khớp
- Bệnh Gout
4. Chúng ta có thể làm gì để phòng ngừa bệnh đau xương khớp khi trời trở lạnh?
Để phòng ngừa bệnh đau xương khớp khi trời trở lạnh và giảm một số triệu chứng của bệnh thì chúng ta cần chú ý một số việc sau:
- Luôn giữ ấm cơ thể: giúp dịch khớp không bị khô và đảm bảo quá trình lưu thông máu đến nuôi dưỡng các khớp.
- Vận động thường xuyên: giúp giảm đau cứng khớp ở bệnh nhân bị viêm khớp.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: cần chú ý tăng cường bổ sung canxi và vitamin C, D, E, ... sẽ giúp giảm đau xương khớp. Bên cạnh việc cung cấp đủ đạm cho cơ thể, tăng cường các loại thực phẩm như đậu nành, các loại hạt, cá hồi, cải xoăn, ... vừa giúp bổ sung canxi để chắc khỏe xương, vừa làm giảm cơn đau.
- Massage: làm nóng khớp và tăng cường lưu thông khí huyết, lưu thông máu.
- Chườm nóng: giúp giảm đau nhức xương khớp hiệu quả
- Tắm nước nóng
Đau xương khớp khi trời trở lạnh gây ra những khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Khi thấy có dấu hiệu đau xương khớp, người bệnh cần thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị bằng phương pháp hợp lý.