Báo chí nói về chúng tôi

Tại sao các cầu thủ U23 Việt Nam lại chườm đá sau khi tập luyện và thi đấu?

Tác động của việc chườm đá đến cơ thể

Khi kết thúc một buổi tập hay trận đấu, các cầu thủ sẽ thả lỏng, đồng nghĩa với việc đưa cơ thể về chế độ "nghỉ". Lúc này, các dòng máu sẽ hỗ trợ việc đưa oxy đến các mạch máu và loại bỏ những chất thải trong quá trình vận động (phổ biến nhất là acid lactic). Quá nhiều Acid Lactic trong cơ thể có thể dẫn đến việc vận động viên cảm thấy nặng nề, tay chân như đeo chì...

Về lý thuyết, khi ngâm mình trong đá lạnh hoặc chườm đá tại một vị trí trên cơ thể, các mạch máu co lại và rút máu khỏi chân khiến bạn cảm thấy tê cóng. Khi bước ra khỏi bồn tắm hay gỡ túi chườm,những dòng máu mới sẽ lập tức tràn ngập đến các vị trí được làm lạnh trước đó, đóng vai trò như một dòng nước xối mạnh, đẩy Acid Lactic ra khỏi cơ thể, đồng thời đem theo nguồn Oxy mới rất lớn.

Tại sao các cầu thủ U23 Việt Nam lại chườm đá sau khi tập luyện và thi đấu? - Ảnh 1.

Bác sĩ Nguyễn Trọng Thuỷ (áo đen) áp dụng phương pháp ngâm nước đá cho các cầu thủ từ khá lâu.

Ngoài ra, việc chườm đá cũng giúp cầm máu tại các vị trí bị viêm, hạn chế sưng tấy ở vùng bị tổn thương. Nếu muốn đẩy nhanh quá trình hồi phục thể lực, các cầu thủ có thể ngâm toàn bộ cơ thể trong nước đá. Đây là phương pháp được khá nhiều đội bóng tại Việt Nam sử dụng.

Sự thay đổi của phương pháp chườm đá lạnh theo thời gian

Theo chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Trọng Thủy, người có quãng thời gian rất dài gắn bó với thể thao Việt Nam, việc sử dụng đá lạnh để hồi phục cho các vận động viên đã thay đổi trong những năm gần đây.

Trước đây, 90% các vận động viên thường chườm trực tiếp các túi đá lạnh khoảng 1-2 độ vào các vị trí bị đau. Tuy nhiên, việc dùng đá quá lạnh như vậy sẽ khiến những vị trí đó có thể bị tê cứng hoàn toàn, điều này rất không tốt cho sức khỏe và có thể làm giảm đi sự linh hoạt của vận động viên trong một khoảng thời gian ngắn. Đó là sai lầm đã tồn tại từ trước tới nay và cần được thay đổi.

Tại sao các cầu thủ U23 Việt Nam lại chườm đá sau khi tập luyện và thi đấu? - Ảnh 2.

Hiện tại, thay vì sử dụng các túi đá lạnh 1-2 độ, các bác sĩ chuyển sang dùng những túi nước lạnh từ 6-12 độ. Ảnh: Tiến Tuấn.

img_4862

img_4865

Xuân Trường và trung vệ Bùi Tiến Dũng sau buổi tập sáng 26/7 cũng đã chườm đá ở các điểm đầu gối và mu bàn chân.

Để khắc phục vấn đề này mà vẫn đảm bảo độ khép của các mạch máu, bác sĩ Trọng Thủy chia sẻ ông đã nghiên cứu và hiện tại chuyển sang dùng những túi nước lạnh chỉ khoảng 6 - 12 độ. Đây được cho là sự thay đổi cần thiết để tránh những rủi ro xảy ra với các vận động viên: "Theo nguyên lý thì sử dụng nước đá để hỗ trợ phục hồi chấn thương là chính xác. Nhưng dùng đá quá lạnh sẽ khiến máu không tới được các vị trí bị tổn thương, khiến chấn thương chậm lành, hơn nữa còn tăng khả năng bị canxi hóa, thoái hóa nhanh hơn nếu dùng trong thời gian dài. Tôi đã nghiên cứu rất nhiều và đang cố gắng để thay đổi thói quen này cho mọi người".

Theo: https://sport5.vn/tai-sao-cac-cau-thu-u23-viet-nam-lai-chuom-da-sau-khi-tap-luyen-va-thi-dau-20180726113006687.htm

Bài viết liên quan
  • 3 Tác dụng của CHUỐI CHÍN đối với sức khỏe
    3 Tác dụng của CHUỐI CHÍN đối với sức khỏe

    Chuối là loại trái cây được nhiều người yêu thích bởi hương vị đặc biệt mà nó sở hữu. Điều đáng nói là thành phần dinh dưỡng của chuối còn vô cùng phong phú, mang lại cực nhiều lợi ích cho sức khỏe nên loại trái cây này càng xứng đáng ưu tiên có mặt trong thực đơn hàng ngày. Ở bài viết này chúng ta sẽ đi tìm hiểu thành phần dinh dưỡng của chuối và 3 tác dụng của CHUỐI CHÍN đối với sức khỏe

    Đọc thêm
  • 2 NGUYÊN TẮC quan trọng khi bổ sung ĐƯỜNG cho cơ thể
    2 NGUYÊN TẮC quan trọng khi bổ sung ĐƯỜNG cho cơ thể

    Bổ sung đường cho cơ thể là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, điều này nên được thực hiện một cách cân bằng. Bằng cách liên tục theo dõi chế độ ăn uống của bạn và tập trung vào sự cân bằng, bạn có thể giúp duy trì sức khỏe tốt và ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe liên quan đến việc tiêu thụ quá nhiều đường. Sau đây là 2 NGUYÊN TẮC quan trọng khi bổ sung ĐƯỜNG cho cơ thể cần tuân theo để không bị thừa hoặc thiếu đường

    Đọc thêm
  • Hướng dẫn tập phục hồi sau phẫu thuật khớp gối
    Hướng dẫn tập phục hồi sau phẫu thuật khớp gối

    Phẫu thuật khớp gối là một phương pháp điều trị hiện đại được chỉ định cho những bệnh nhân mắc các bệnh lý khớp gối như thoái hóa khớp gối, viêm khớp gối, chấn thương khớp gối... làm biến dạng khớp và ảnh hưởng đến việc đi lại, sinh hoạt, hoặc áp dụng cho những bệnh nhân không đáp ứng với điều trị bằng thuốc. Ngày nay phẫu thuật thay khớp gối ngày càng phổ biến, do đó việc tập phục hồi chức năng khớp gối sau mổ là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Sau dây là hướng dẫn tập phục hồi sau phẫu thuật khớp gối.

    Đọc thêm
  • Lưu ý 3 THÓI QUEN khi ngủ có thể gây hại cho sức khỏe tim mạch của bạn
    Lưu ý 3 THÓI QUEN khi ngủ có thể gây hại cho sức khỏe tim mạch của bạn

    Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, khi chúng ta ngủ không đủ giấc đều có nguy cơ mắc rất nhiều bệnh lý, đặc biệt là các bệnh về tim mạch. Để tránh chứng vấn đề trên các chuyên gia khuyên chúng ta cần lưu ý 3 THÓI QUEN khi ngủ có thể gây hại cho sức khỏe tim mạch.

    Đọc thêm
  • KEM TRỘN đã ảnh hưởng đến SỨC KHỎE và LÀN DA của bạn như thế nào?
    KEM TRỘN đã ảnh hưởng đến SỨC KHỎE và LÀN DA của bạn như thế nào?

    Kem trộn được quảng cáo là chứa những thành phần tốt cho làn da như: vitamin E, aspirin, cortibion, becozym. Tuy nhiên, chúng cũng chứa một lượng lớn Corticoid để da trắng mọng, săn và căng mướt. Việc phân tích rõ cơ chế bào mòn của da và tác hại của việc sử dụng kem trộn sẽ giúp người tiêu dùng tránh được những hậu quả đáng tiếc. Vậy KEM TRỘN đã ảnh hưởng đến SỨC KHỎE và LÀN DA của bạn như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết này.

    Đọc thêm
  • Viêm khớp dạng thấp nhiều lần có thể gây ra bệnh lý về tim mạch
    Viêm khớp dạng thấp nhiều lần có thể gây ra bệnh lý về tim mạch

    Biến chứng hàng đầu khi bị bệnh VIÊM KHỚP DẠNG THẤP tái phát nhiều lần là biến chứng về tim mạch. Viêm khớp dạng thấp làm tăng các nguy cơ về bệnh tim mạch như: nhồi máu cơ tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch...

    Đọc thêm