Teo cơ đùi - Điều trị và chăm sóc thế nào?
Khi bị teo cơ đùi, bạn sẽ thấy một trong hai bên đùi nhỏ hơn đáng kể, hạn chế khả năng vận động các động tác như: duỗi gối và gấp đùi một bên. Điều trị teo cơ đùi, tuy có thể không phục hồi hoàn toàn, nhưng việc phát hiện và điều trị sớm có thể giúp bệnh nhân cải thiện chức năng vận động nhiều nhất có thể. Vậy teo cơ đùi - Điều trị và chăm sóc thế nào?
1. Teo cơ đùi là gì?
Teo cơ đùi là tình trạng giảm khối lượng cơ, lưu ý cơ nhỏ đi không có nghĩa là cơ bị hủy mà số lượng cơ không thay đổi nhưng chất lượng sợi cơ giảm, đồng đều hoặc không đồng đều giữa 2 bên.. Khi bị teo cơ đùi, bạn sẽ thấy một trong hai bên đùi nhỏ hơn đáng kể, hạn chế khả năng vận động các động tác như: duỗi gối và gấp đùi một bên.
Dấu hiệu nhận biết teo cơ đùi: một trong hai bên đùi nhỏ hơn đáng kể so với bên còn lại, suy yếu các động tác duỗi gối và gấp đùi một bên.
2. Nguyên nhân nào dẫn đến teo cơ đùi?
Teo cơ đùi có thể phân thành 2 nhóm: nhóm từ bản thân cơ và nhóm nguyên nhân ngoài cơ.
- Nhóm nguyên nhân từ cơ: Có thể do các bệnh lý có hoặc không có yếu tố gen, ví dụ như sau phẫu thuật khớp gối, khớp háng, viêm khớp, gãy xương đùi.
- Nhóm nguyên nhân ngoài cơ: Các yếu tố thần kinh trung ương chi phối cơ như tổn thương tủy sống, thoát vị đĩa đệm…
3. Teo cơ đùi - Điều trị và chăm sóc thế nào?
Không có thuốc hiệu quả để điều trị teo cơ đùi, nói chung, mục tiêu điều trị là làm giảm các triệu chứng của tình trạng teo cơ, giúp cho cuộc sống của bệnh nhân thoải mái hơn. Một số phương pháp điều trị: dinh dưỡng, tập vật lý trị liệu, thuốc điều trị, liệu pháp gen.
✅ Dinh dưỡng
Bổ sung thực phẩm giàu canxi
Sữa: Trong sữa có rất nhiều thành phần dinh dưỡng cơ thể như: Canxi, Magie, sắt và một số khoáng chất khác. Thành phần Canxi có trong sữa có thể giúp hỗ trợ phát triển hệ xương, làm cho hệ xương chắc khỏe, dẻo dai. Vì vậy, nếu bị teo cơ, bạn nên chăm chỉ uống sữa hằng ngày. Điều này không chỉ giúp cho bạn cải thiện hệ xương của mình mà còn giúp phòng tránh các loại bệnh khác như: tim mạch, tiểu đường, ung thư…
Đậu phụ: Trong đậu phụ có chứa tới 68% là canxi – một hàm lượng canxi rất lớn. Hơn nữa loại thực phẩm này cũng chứa hàm lượng Cholesterol rất thấp. Ngoài việc bổ sung canxi phòng ngừa loãng xương cho người bị teo cơ nói riêng và tất cả mọi người nói chung, trong đậu phụ còn có rất nhiều các vi chất khác giúp ngừa ung thư, bảo vệ hệ tim mạch.
Thực phẩm giàu protein
-
Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng. Nó là một phần cấu tạo của mọi tế bào sống, đóng vai trò chính trong cơ thể từ việc tạo cơ bắp cho đến sản sinh ra các hormon quan trọng. Việc nạp một lượng protein đầy đủ trong ngày có vai trò cần thiết cho quá trình phục hồi cơ
-
Có một sự khác biệt rất lớn giữa các thực phẩm protein nguồn gốc từ động vật và thực vật. Trong khi các thực phẩm từ động vật như thịt, sữa, trứng, cá có chứa đầy đủ các amino acid thiết yếu thì thực vật lại không như thế.
-
Ngoài ra, không phải tất cả các loại protein có trong thực vật đều tương hợp sinh học với cơ thể. Chất xơ trong một số nguồn protein thực vật có thể cản trở sự tiêu hóa và hấp thu một số amino acid.
-
Bạn nên cố gắng kết hợp các loại rau như đậu, đậu lăng và lạc với các ngũ cốc nguyên cám để cung cấp đủ các loại amino acid cần thiết cho cơ thể.
Xem thêm: Mách bạn những thực phẩm giúp hỗ trợ tăng dịch và tái tạo sụn khớp
Rau: Cung cấp vitamin, chất khoáng, chất xơ cho cơ thể
Vitamin: Quan trọng là vitamin E và D
-
Nguồn cung cấp vitamin E bao gồm dầu hướng dương, dầu mầm lúa mì, quả óc chó, yến mạch, hạt dẻ, cùi dừa…
-
Vitamin D có vai trò quan trọng trong tái tạo cơ, duy trì sức mạch cho cơ, nguồn bổ sung tốt nhất là ánh nắng mặt trời, thực phẩm như cá hồi, cá ngừ, sữa, trứng …
✅ Tập vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp phòng hoặc chữa bệnh bằng cách sử dụng các tác nhân vật lý hoặc nhân tạo như điện trị liệu, nhiệt trị liệu, thủy trị liệu kết hợp với các bài tập luyện giúp phục hồi chức năng nhanh hơn. Tuy nhiên phương pháp trị bệnh này cũng có những ưu nhược điểm riêng.
Ưu điểm của phương pháp vật lý trị liệu: Phương pháp này được cho là an toàn không hề gây ra các tác dụng phụ có hại cho sức khỏe nên rất thích hợp với những đối tượng trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người cao tuổi.
Nhược điểm: Thời gian điều trị kéo dài.
Các bài tập nhằm mục đích phục hồi chức năng vận động, giảm biến chứng có thể gặp phải.
Dưới đây là các bài tập phục hồi teo cơ đùi mà người bệnh có thể tham khảo:
Trước khi thực hiện các bài tập, người bệnh nên xoa bóp cho máu lưu thông về cơ nhiều hơn hoặc chườm nóng, ngâm nước ấm để mạch máu trong cơ giãn, giúp cơ mềm và dễ dàng vận động hơn.
Bài tập 1: Co cơ tứ đầu đùi
Các bạn ngồi duỗi thẳng 2 chân, gót chân chạm sàn. Sau đó cố gắng cơ cơ vùng đùi trước, giữ khoảng 10 giây, xong duỗi cơ ra. Lặp đi lặp lại bài tập này khoảng 10 lần.
Bài tập 2: Nâng gối
Đây là bài tập giúp vận động cơ tứ đầu dùi, cơ nhóm đùi trước để duỗi thẳng chân, riêng cơ thẳng đùi giúp gấp đùi.
Các bạn thực hiện như sau: Ngồi trên ghế tựa có chỗ để tay, hai chân để rộng bằng vai, không chạm sàn. Từ từ nâng chân trái lên hết cỡ, rồi hạ xuống từ từ, lặp lại khoảng 10 lần. Sau đó đổi sang chân phải và thực hiện tương tự. Để tăng thêm sức cản, bạn có thể đeo tạ hoặc thêm trọng lượng ở vị trí mắt cá chân.
Bài tập 3:Tập cơ cẳng chân
Đây là bài tập giúp vận động cơ cẳng chân.
Các bạn thực hiện như sau: Bạn ngồi lên mép ghế, gót chân chạm sát, lòng bàn chân hướng phía trước. Sau đó, gấp ngón chân và giữ trong vài giây, duỗi thẳng ngón chân và tiếp tục giữ vài giây. Lặp lại 10-15 lần. Sau đó đổi sang chân bên còn lại.
Bài tập 4: Kiễng chân
Chỉ thực hiện khi bạn có thể chịu đựng được trọng lượng dồn lên mũi bàn chân.
Các bạn thực hiện như sau: Đứng thẳng với đầu gối hơi cong, hai tay để dọc theo cơ thể. Hai chân đứng rộng bằng vai và kiễng chân lên, đứng bằng mũi bàn chân. Giữ khoảng 3-5 giây, lặp đi lặp lại 20 lần, tăng dần theo từng ngày.
Bài tập 5: Hạ gót
Các bạn sử dụng bậc thang để thực hiện bài tập hạ gót với 2 chân, bắt đầu với chân khỏe trước.
Đứng thẳng với đầu mũi chân trên bậc thang, tay vin vào tường giữ thăng bằng, sau đó hạ từ từ gót chân xuống, bạn sẽ cảm thấy căng bắp chân. Giữ trong 10 giây và từ từ nâng gót lên. Lặp lại đều đặn 10 lần, 3 lần/ngày.
Những trường hợp bong gân, rạn nứt xương, trẹo chân…thì nên vận động sớm khi có thể. Đối với chấn thương cần cố định, bạn có thể co cơ tĩnh mạch bằng cách lên gân mỗi ngày, tăng dần vận động.
Việc điều trị đòi hỏi sự kiên trì, duy trì sức cơ, nhưng cũng tránh vận động quá mạnh để giảm mức độ nghiêm trọng của các chấn thương.
✅ Thuốc
Sử dụng thuốc trong điều trị teo cơ đùi chỉ có ý nghĩ với trường hợp teo cơ đùi do nguyên nhân viêm. Với những nguyên nhân do giảm vận động cơ không có thuốc điều trị.
Một số bệnh nhân có vấn đề bệnh tự miễn bác sĩ sẽ kê một số thuốc chống viêm steroid, tuy nhiên chỉ trong trường hợp teo cơ cấp.
Sử dụng thuốc corticoid kéo dài mang lại nhiều tác dụng không mong muốn như phù, rối loạn chuyển hóa, gây teo cơ tiến triển, loãng xương, tăng huyết áp, giảm sức đề kháng …
✅ Điều trị bằng xung điện
Các dòng xung có tần số thấp, cường độ cao có tác dụng kích kích thần kinh cơ, làm tăng dẫn truyền thần kinh, tăng trương lực cơ, tăng khối lượng cơ.
Chống chỉ định:
- người mang máy tạo nhịp, mất cảm giác vùng điều trị, các khối u, đang đe dọa chảy máu
- Không để dòng điện xung qua tim, bào thai, vùng có kim loại (đinh, nẹp)
- Người không chịu được dòng xung.
Vậy để biết chi tiết thông tin điều trị và chăm sóc Teo cơ đùi thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong video dưới đây cùng Bác sĩ Thể thao Nguyễn Trọng Thủy.
4. Phòng tránh teo cơ đùi như thế nào?
Các chuyên gia khuyến cáo, để không dẫn tới teo cơ đùi, khi bị chấn thương người bệnh nên xoa bóp cho máu về cơ nhiều hoặc chườm nóng, ngâm nước ấm để mạch máu trong cơ giãn, giúp cơ mềm ra. Khi cơ mềm sẽ dễ dàng vận động hơn. Cách tốt nhất để phòng tránh teo cơ vẫn là bắt cơ vận động và phải có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Những trường hợp bị bong gân, giãn dây chằng, gãy xương … nên vận động sớm khi có thể. Khi bị chấn thương cần cố định, bệnh nhân vẫn có thể có cơ tĩnh bằng cách lên gân một ngày nhiều lần. Khi có điều kiện thì co cơ sớm bằng vận động và tăng dần vận động lên.
Người bệnh cần phải kiên trì, chịu đau, phục hồi cử động sớm, duy trì sức cơ, như thế mới hạn chế teo cơ, khôi phục khả năng vận động sớm. Tuy nhiên vận động như thế nào, khi nào bắt đầu vận động nhất thiết phải có sự hưỡng dẫn của bác sĩ.
❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.
❣️ Thân ái!!!