Bài viết chuyên môn

Thoái hóa khớp háng - Điều trị chăm sóc như thế nào?

Thoái hóa khớp háng là chủ yếu gặp ở những người cao tuổi, do khớp bị thoái hóa theo tuổi tác và bị mài mòn khớp kéo dài. Người bị thoái hóa khớp háng thường bị những cơn đau kéo dài và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.  Tuy không thường xảy ra nhưng thoái hóa khớp háng vẫn được xếp vào nhóm bệnh lý nguy hiểm. Nguyên nhân là do bệnh thường tiến triển chậm, khó phát hiện và có thể gây tàn phế nếu bệnh nhân không sớm điều trị, kiểm soát bệnh hiệu quả. Vậy điều trị và chăm sóc người bị thoái hóa khớp háng như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết này.

1. Thoái hóa khớp háng là gì?

Về mặt sinh lý học, cấu tạo của khớp háng gồm 2 phần chính là:

  • Chỏm xương đùi hình cầu

  • Ổ cối xương chậu hình lõm

Trong đó, phần ổ cối còn được bao bởi một lớp sụn viền có cấu trúc dạng sợi, chịu trách nhiệm phòng ngừa phân tách mặt khớp, đồng thời giúp duy trì lượng dịch trong khớp, đảm bảo độ chắc chắn và vững chãi của khớp háng.

Là nơi tiếp giáp giữa xương đùi và xương chậu, khớp háng đóng vai trò trụ đỡ cho phần thân trên của cơ thể. Đồng thời, đây cũng là điểm trụ trung tâm cho những động tác, cử động của cơ thể, đặc biệt là các động tác gập và duỗi. Bên cạnh đó, khớp háng còn hỗ trợ chống đỡ trọng lượng cơ thể và hấp thụ lực tác động lên cơ thể khi đứng hoặc chạy nhảy.

Khi khớp háng suy yếu bởi một số nguyên nhân, chẳng hạn như thoái hóa, những chức năng trên cũng mất dần và khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống thường ngày.

Thoái hóa khớp háng là bệnh lý chủ yếu gặp ở người lớn tuổi, là hậu quả của tuổi tác và tình trạng mài mòn khớp kéo dài. Bệnh nhân thoái hóa khớp háng thường bị đau đớn kéo dài, cấu trúc khớp bị biến đổi và thậm chí là tàn phế, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống cũng như tạo thêm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Nếu được chẩn đoán, điều trị sớm, bệnh sẽ phát triển chậm lại, giảm triệu chứng đau đớn, bệnh nhân khỏe mạnh hơn, giảm nguy cơ tàn phế.

Xem thêm: Thoái hóa khớp gối - Điều trị và chăm sóc thế nào?

2. Thoái hóa khớp háng được phân loại như thế nào?

Thoái hóa khớp háng nguyên phát: Chiếm 50% trường hợp, hay gặp ở người trên 60 tuổi.

Thoái hóa khớp háng thứ phát: Được phân thành các dạng nhỏ sau:

  • Thoái hóa khớp háng sau chấn thương như: Gãy cổ xương đùi, trật khớp háng hoặc vỡ ổ cối.

  • Thoái hóa khớp háng sau biến dạng mắc phải coxa plana hoặc sau khi bị hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi.

  • Thoái hóa khớp háng trên nền dị dạng cũ: Trật khớp háng, thiểu sản khớp háng,...

3. Những nguyên nhân nào gây thoái hóa khớp háng?

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp háng, bao gồm nguyên nhân nguyên phát (tức là yếu tố lão hóa, chủ yếu gặp ở người cao tuổi, chiếm tỉ lệ cao nhất) và nguyên nhân thứ phát chẳng hạn như:

  • Cấu tạo khớp háng dị dạng bẩm sinh có nguy cơ cao gây nên các vấn đề như loạn sản, trật khớp và thậm chí là tình trạng thoái hóa ở khớp háng.

  • Gãy xương hông, rách sụn chêm hoặc bất kỳ chấn thương nào khác tại khu vực này cũng đều góp phần khiến khớp háng suy yếu, dễ bị bào mòn.

  • Mặc dù hoạt động thể chất đem lại nhiều lợi ích sức khỏe nhưng đôi khi, sức khỏe khớp háng cũng có thể bị ảnh hưởng và yếu đi bởi việc vận động với cường độ cao, ví dụ như:

    • Liên tục tham gia các môn thể thao mang tính đối kháng, va chạm nhiều (bóng đá, bóng rổ…)

    • Thường xuyên phải lao động chân tay (công nhân, nông dân…)

  • Di truyền cũng ảnh hưởng đến quá trình bệnh, ước tính chiếm 60% trường hợp.

  • Một số chuyên gia cho rằng nguy cơ mắc bệnh ở phụ nữ cao hơn nam giới 10%.

  • Thừa cân có thể không phải là yếu tố nguy cơ gây bệnh, nhưng lại góp phần thúc đẩy quá trình tiến triển của bệnh.

  • Nhẹ cân khi sinh hoặc sinh non có thể liên quan đến một số dị tật nhỏ ở cấu trúc khớp háng góp phần thúc đẩy quá trình thoái hóa phát sinh. 

  • Thoái hóa khớp háng do biến chứng của các bệnh khác như gút, đái tháo đường, bệnh huyết sắc tố,...

Mặt khác, cần lưu ý rằng không phải bệnh nhân nào cũng có những yếu tố trên. Ngược lại, ngay cả khi không có bất kỳ yếu tố nào, người bình thường vẫn có khả năng gặp phải vấn đề sức khỏe này.

4. Thoái hóa khớp háng có triệu chứng như thế nào?

Hầu hết bệnh nhân thoái hóa khớp đều có triệu chứng đau nhức. Tùy vào giai đoạn phát triển của bệnh mà tính chất cơn đau có thể thay đổi

  • Bệnh nhân thường đi lại khó khăn, đi khập khiễng do khớp háng chịu trọng lực cơ thể nhiều nhất.

  • Người bệnh bị đau vùng bẹn, sau đó lan xuống đùi, đôi khi có thể xuống khớp gối, ra sau mông hoặc vùng mấu chuyển xương đùi, đau tăng khi cử động hoặc đứng lâu.

  • Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy mỏi và tê cứng khi vận động hoặc co duỗi khớp háng.

  • Giảm biên độ vận động khớp háng, ảnh hưởng đến các động tác sinh hoạt hằng ngày như ngồi xổm, đi vệ sinh, buộc dây giày,...

  • Xuất hiện những cơn đau nhói mỗi khi vận động xoay người, gập người hoặc dạng háng, khi nghỉ ngơi sẽ hết đau.

  • Bước sang giai đoạn sau, những cơn đau xuất hiện dồn dập vào buổi sáng khi vừa thức dậy và đau mỏi hơn về chiều tối. Cơn đau xuất hiện khi người bệnh đột ngột đổi tư thế từ ngồi sang đứng, đau nhiều khi di chuyển. Về sau, bệnh nhân đau kể cả khi nghỉ ngơi, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa.

Tuy các cơn đau nhức có xu hướng thuyên giảm khi bệnh nhân nghỉ ngơi, nhưng chúng lại trở nên dữ dội hơn khi thời gian nghỉ ngơi kéo dài.

Bên cạnh đó, bệnh thoái hóa khớp háng còn kéo theo một số dấu hiệu, biểu hiện khác như:

  • Cứng khớp: thường diễn ra vào sáng sớm hoặc ngồi quá lâu, có thể kèm theo giảm biên độ vận động của khớp

  • Khô khớp: có âm thanh lạo xạo, lục cục phát ra khi cử động khớp

  • Gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày: gần như không thể thực hiện những động tác đơn giản như đi lại, cúi người, bước vào xe ô tô…

Thông thường, triệu chứng đau, cứng khớp háng do thoái hóa sẽ tiến triển dần theo thời gian. Cơn đau phát sinh đột ngột có thể cảnh báo chấn thương hoặc bệnh lý khác. Ngoài ra, nếu có biểu hiện sưng, nóng khớp, bệnh nhân cần sớm đến bệnh viện vì đây có khả năng là dấu hiệu nhiễm trùng.

Xem thêm: Khớp gối kêu lục cục khi đi cầu thang - Điều trị như thế nào?

5. Thoái hóa khớp háng có nguy hiểm không?

Khớp háng được che bởi nhiều lớp mô cơ và dây chằng bên ngoài nên những thương tổn ở bộ phận này thường khó nhận biết, đồng thời dễ bị nhầm với tổn thương thắt lưng hoặc xương chậu. Điều này khiến bệnh nhân dễ chọn sai hướng điều trị, từ đó tạo điều kiện cho quá trình thoái hóa ở khớp háng tiếp tục tiến triển và kéo theo hàng loạt biến chứng nghiêm trọng như:

  • Biến dạng khớp gây tàn phế

  • Nứt, gãy xương hông

  • Teo cơ và dây chằng ở khu vực xung quanh khớp háng

  • Chất lượng giấc ngủ không tốt, dẫn đến sức khỏe tinh thần cũng suy giảm

  • Dễ lo âu, trầm cảm

  • Thừa cân, béo phì và những hệ lụy liên quan như tăng huyết áp, đái tháo đường…

6. Thoái hóa khớp háng - Điều trị chăm sóc như thế nào?

Thực tế, bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Thay vào đó, mục tiêu của những phương pháp điều trị chủ yếu tập trung vào việc:

  • Kiểm soát tình trạng đau khớp dai dẳng

  • Duy trì khả năng đi lại

  • Giảm thiểu tàn phế

  • Cải thiện chất lượng cuộc sống và giáo dục bệnh nhân

  • Hạn chế độc tính cũng như tác dụng phụ của thuốc

Hiện nay, các cách điều trị hiệu quả thường được áp dụng có thể kể đến như sau:

  • Chữa thoái hóa khớp háng bằng sử dụng thuốc kê toa và không kê toa
  • Chữa thoái hóa khớp háng bằng phẫu thuật

Để biết thêm chi tiết về điều trị thoái hóa khớp háng như nào? Hãy theo dõi ngay video sau của Bác sĩ Nguyễn Trọng Thủy nhé!

Tương tự các bệnh thoái hóa khớp khác, người có lớp sụn khớp háng bị bào mòn cũng cần có sự chăm sóc từ người thân để cải thiện hiệu quả điều trị và mau chóng phục hồi. Để giúp đỡ bệnh nhân nâng cao chất lượng sống, người chăm sóc cần:

  • Hiểu rõ về tình trạng bệnh của bệnh nhân để xác định rõ cần giúp đỡ vấn đề gì. Ví dụ như, ở trường hợp khớp háng bị thoái hóa giai đoạn sau, người bệnh sẽ cần sự trợ giúp khi chuyển tư thế từ ngồi sang đứng.

  • Cố gắng cởi mở, chia sẻ sự quan tâm, chăm sóc của mình đối với bệnh nhân.

  • Chỉ nên hỗ trợ khi cần thiết, đừng quan tâm, giúp đỡ quá mức. Bệnh nhân thoái hóa khớp háng vẫn muốn có cơ hội tự thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày.

  • Hỗ trợ người bệnh uống thuốc đúng giờ và đúng liều theo chỉ định của bác sĩ.

  • Tìm hiểu cách sử dụng một số thiết bị trợ giúp, ví dụ như nạng, khung tập đi lại…, để hỗ trợ người bệnh sử dụng chúng.

  • Khuyến khích bệnh nhân vận động, tập thể dục với cường độ vừa phải và phù hợp.

7. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp háng?

  • Nếu mắc bệnh viêm, chấn thương hoặc tật bẩm sinh ở khớp háng, người bệnh nên tích cực điều trị càng sớm càng tốt để hạn chế nguy cơ thoái hóa khớp khi lớn tuổi.

  • Người đã bị thoái hóa khớp háng có thể phòng ngừa, hạn chế các cơn đau bằng cách tập thể dục nhẹ nhàng hằng ngày, ăn nhiều thực phẩm giàu canxi như sữa, tôm, ốc, cua, dầu cá,... Đồng thời, bệnh nhân thoái hóa khớp háng nên duy trì tinh thần thoải mái, đi ngủ sớm và thức dậy sớm. Xem thêm: Gợi ý 8 loại THỰC PHẨM tốt cho hệ XƯƠNG KHỚP của bạn

  • Cần điều trị triệt để các bệnh có nguy cơ ảnh hưởng đến thoái hóa khớp háng như bệnh gút,...

Bệnh thoái hóa khớp háng có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và điều trị tích cực. Vì vậy, nếu có những dấu hiệu nghi ngờ thoái hóa khớp háng, người bệnh nên sớm đi khám để được các bác sĩ chẩn đoán bệnh và đưa ra phương hướng điều trị hiệu quả.

❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
  SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
  SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.

❣️ Thân ái!!!

Bài viết liên quan
  • RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe
    RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe

    Bạn có biết, rau càng cua không chỉ là một loại rau được chế biến thành các món ăn đầy dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày, mà còn là một loại dược liệu được dùng trong điều trị bệnh. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về loài rau kỳ diệu này nhé.

    Đọc thêm
  • Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?
    Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?

    Bắp cải là một loại rau quen thuộc đối với người Việt Nam. Bắp cải được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày vì chúng ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu lý do vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên nhé.

    Đọc thêm
  • Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng
    Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng

    Bạn có biết, không chỉ quả ớt ăn được mà tất cả các bộ phận của cây ớt từ rễ, thân, gốc, lá đều có những tác dụng tốt đối với sức khỏe. Đặc biệt, lá ớt còn có thể sử dụng để luộc, xào, nấu canh trong bữa ăn hằng ngày. Vậy Lá ớt có những công dụng gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết này nhé.

    Đọc thêm
  • 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý
    5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý

    Tiết canh lợn là món ăn ngon bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Tiết lợn nếu ăn đúng cách và vừa đủ sẽ mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được món này. Sau đây là 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý.

    Đọc thêm
  •  Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe
    Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe

    Từ lâu, mọi người đã sử dụng cây mã đề như một vị thuốc dân gian để chữa một số bệnh nhỏ thông thường. Vậy loài cây nhỏ nhỏ mọc dại này có tác dụng gì đối với sức khỏe? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin nhé!

    Đọc thêm
  • Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?
    Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?

    Báo Sức Khỏe Đời Sống - Căng cơ là những chấn thương phổ biến có thể xảy ra khi tập luyện thể thao. Căng cơ khiến người tập đau nhức, khó vận động và giảm hiệu suất tập luyện. Vậy đâu là cách đối phó?

    Đọc thêm