Bài viết chuyên môn

Thoát vị đĩa đệm - Điều trị và Chăm sóc thế nào?

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý xương khớp thường gặp ở đối tượng trung niên hay người lao động nặng nhọc, nguyên nhân là do tuổi tác cao xương khớp bị thoái hóa hay xương khớp bị quá tải do mang vác nặng.  Thoát vị đĩa đệm là tình trạng xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức. Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến thoát vị đĩa đệm, điều trị và chăm sóc thế nào chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết này.

1. Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi, chèn ép vào ống sống hay các rễ dây thần kinh gây đau cột sống.

Bất kỳ đoạn cột sống nào cũng có thể bị thoát vị đĩa đệm nhưng phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cổ, do các vị trí này chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ thói quen sinh hoạt hằng ngày.

Bệnh thoát vị đĩa đệm được chia làm 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Đĩa đệm bắt đầu biến dạng nhưng vòng bao xơ chưa rách. Người bệnh có thể thỉnh thoảng bị tê tay, tê chân, không đau nhức nên hầu hết không ai phát hiện mình đang mắc bệnh.

Giai đoạn 2: Vòng xơ rách một phần, nhân nhầy bắt đầu thoát ra ngay chỗ vòng xơ bị suy yếu, đĩa đệm phình to, tuy nhiên cơn đau vẫn chưa rõ ràng.

Giai đoạn 3: Vòng xơ rách toàn phần, nhân nhầy lồi ra ngoài và chèn ép rễ thần kinh. Đa số khi đến giai đoạn này, người bệnh mới bắt đầu điều trị khi đã trải qua sự hành hạ của các cơn đau.

Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất. Tình trạng chèn ép rễ thần kinh diễn ra lâu ngày gây biến chứng nguy hiểm. Cơn đau nhức dữ dội và dai dẳng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý người bệnh.

Xem thêm: 4 GIAI ĐOẠN phát triển bệnh THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM và DẤU HIỆU nhận biết

2. Những nguyên nhân nào dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm?

Một số nguyên nhân thoát vị đĩa đệm chính mà một người có thể gặp phải như sau:

  • Do làm việc, vận động, lao động quá sức hoặc sai tư thế, dẫn đến đĩa đệm và cột sống bị tổn thương

  • Do tuổi tác: là nguyên nhân mà đa số các bệnh nhân gặp phải. Khi quá trình lão hóa diễn ra, đĩa đệm và cột sống bị mất nước, thoái hóa xơ cứng và rất dễ dàng bị tổn thương

  • Do chấn thương ở vùng lưng

  • Các bệnh lý bẩm sinh như hoặc mắc phải ở vùng cột sống như gù vẹo, thoái hóa cột sống...

  • Yếu tố di truyền

Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ của bệnh thoát vị đĩa đệm như:

  • Cân nặng của cơ thể: cân nặng của cơ thể càng lớn, gánh nặng cho những đĩa đệm cột sống càng cao, đặc biệt là ở khu vực thắt lưng

  • Nghề nghiệp: các đối tượng lao động chân tay, mang vác nặng, sai tư thế đều có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm

3. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm là gì?

Một số triệu chứng thoát vị đĩa đệm điển hình bao gồm:

  • Đau nhức tay hoặc chân: Bệnh nhân có những cơn đau đột ngột ở vùng cổ, thắt lưng, vai gáy, cổ và chân tay khi mắc bệnh, sau đó lan ra vùng vai gáy, chân tay. Tính chất đau có thể âm ỉ vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng hoặc rất dữ dội, đau nặng hơn khi vận động, đi lại, giảm đi khi nghỉ một chỗ.
  • Triệu chứng tê bì tay chân: nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài sẽ chèn ép rễ thần kinh gây đau nhức, tê bì vùng thắt lưng, vùng cổ sau đó dần dần phát triển xuống mông, đùi, bẹn chân và gót chân. Lúc này người bệnh sẽ bị rối loạn cảm giác, luôn thấy mình như bị kiến bò trong người,...
  • Yếu cơ, bại liệt: xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn nặng, thường sau một thời gian dài mới phát hiện được. Giai đoạn này người bệnh khó có thể đi lại vận động, dần dần dẫn tới teo hai chân, teo cơ, liệt các chi phải ngồi xe lăn

Cũng có những trường hợp bệnh nhân thoát vị đĩa đệm tuy nhiên không có triệu chứng gì. Theo đó, bệnh nhân cần tới bệnh viện và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay khi có những biểu hiện sau:

  • Đau, tê bì, yếu cơ ngày càng nặng, ảnh hướng nhiều đến sinh hoạt thường nhật
  • Tình trạng són tiểu hoặc bí tiểu
  • Tình trạng mất cảm giác tại các vùng gọi là “yên ngựa” trên cơ thể như bắp đùi trong, phía sau chân, vùng quanh hậu môn

Thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị sớm sẽ để lại những biến chứng nặng nề:

  • Khi nhân nhầy chui vào trong ống sống, chèn ép rễ thần kinh, làm hẹp khoang sống sẽ khiến bệnh nhân có nguy cơ bị liệt nửa người hoặc bại liệt cả người.
  • Hội chứng đuôi ngựa: rễ thần kinh vùng thắt lưng bị chèn ép, khiến việc đi đại tiện không kiểm soát.
  • Không vận động lâu ngày sẽ khiến cơ trở nên suy yếu, bị teo, các chi teo nhanh chóng, chân tay bé lại, khả năng đi lại, vận động giảm sút.
  • Rối loạn cơ vòng: Khi rễ thần kinh bị tổn thương có thể gây ảnh hưởng đến cơ vòng đường tiểu: bí tiểu, sau đó lại đái dầm dề, nước tiểu chảy rỉ ra một cách thụ động

4. Những đối tượng nào dễ bị thoát vị đĩa đệm?

Thoát vị đĩa đệm thường gặp phải ở một số đối tượng sau:

  • Người bị thoái hóa, chấn thương hoặc mắc các bệnh lý bẩm sinh về cột sống như trượt cột sống, gai cột sống, cong vẹo cột sống
  • Người thường xuyên làm các công việc nặng nhọc.
  • Người có thói quen sinh hoạt không khoa học như kê gối quá cao khi ngủ, tư thế ngồi làm việc, học tập không đúng…
  • Người mắc các bệnh lý đái tháo đường, viêm đa khớp dạng thấp, gút,… đều có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm.
  • Người cao tuổi.
  • Những người làm công việc đòi hỏi phải liên tục thay đổi tư thế như diễn viên múa, vận động viên thể thao…
  • Người thường xuyên đứng hoặc ngồi quá lâu như nhân viên văn phòng, thợ may, tài xế, nhân viên bán hàng.

5. Thoát vị đĩa đệm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nào?

Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không là thắc mắc chung của nhiều người. Tình trạng này gây nên những cơn đau nhức vô cùng khó chịu và phiền toái, làm ảnh hưởng đến khả năng vận động hằng ngày. Nếu chủ quan không điều trị kịp thời hoặc tiếp cận sai cách chữa thoát vị đĩa đệm, có thể để lại nhiều biến chứng nguy hại đến sức khỏe như:

  • Khó khăn khi vận động các chi, mất khả năng lao động.
  • Tổn thương thần kinh cánh tay.
  • Gây rối loạn cảm giác, tê tay, tê chân, mất cảm giác nóng, lạnh.
  • Tổn thương thần kinh tọa, không nhấc được mũi và gót chân, lâu ngày bị teo cơ chân.
  • Rối loạn bàng quang hoặc chức năng ruột, tiểu tiện và đại tiện không tự chủ.
  • Bại liệt, tàn phế.

Xem thêm: Đau cột sống thắt lưng sau khi ngủ dậy - Dấu hiệu của một số bệnh lý xương khớp

6. Thoát vị đĩa đệm có chữa trị được không?

Đĩa đệm bị thoát vị có được chữa trị khỏi hay không sẽ còn phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố như:

Tình trạng thoát vị đĩa đệm: Tùy thuộc vào tình trạng thoát vị đĩa đệm mà thời gian hồi phục sẽ nhanh hay chậm. Mặc dù các triệu chứng đau, tê liệt, yếu cơ ở một số bộ phận do hội chứng đĩa đệm gây ra có thể khiến người bệnh khó chịu. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể chữa trị chúng hiệu quả bằng cách ứng dụng các phương pháp vật lý trị liệu mà không cần thuốc hay phẫu thuật.

Sự kiên trì của bệnh nhân: Do đĩa đệm bị tổn thương trong một khoảng thời gian dài, vì thế để thu được kết quả tích cực như mong muốn, người bệnh cần kiên trì chữa trị ít nhất vài tháng.

7. Thoát vị đĩa đệm - Điều trị và Chăm sóc thế nào?

Hiện nay, có nhiều cách chữa thoát vị đĩa đệm, theo đó mỗi phương pháp đều có điểm nổi bật và hạn chế riêng. 

Thực hiện các bài tập cho người thoát vị đĩa đệm

Một số bài tập phù hợp rất có ích trong việc hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm. Luyện tập vừa phải giúp người bệnh giảm áp lực lên cột sống, nhờ vậy giảm các cơn đau, tăng sự dẻo dai cho xương khớp, đẩy nhanh tiến trình hồi phục bệnh.

Xem thêm: 4 tác dụng thần kỳ mà tập YOGA mang lại cho những người bị THOÁI HÓA CỘT SỐNG

Bệnh nhân thoái hóa đĩa đệm nói chung nên thực hiện động tác nhẹ nhàng, tập yoga, đi bộ hoặc đạp xe đúng cách. Tuyệt đối tránh những bộ môn như: tập gym, chơi golf, cầu lông, tennis, bóng đá, bóng rổ…; đồng thời hạn chế các động tác ngồi xổm, vận động mạnh hoặc chạy nhảy lên xuống.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc Tân dược

Một trong những cách chữa thoát vị đĩa đệm phổ biến dựa theo triệu chứng lâm sàng là nhiều người thường dùng thuốc Tân dược (thường được gọi là thuốc Tây).

Tùy vào mức độ tổn thương của từng người, để cải thiện các cơn đau và làm giảm hiện tượng căng cứng cơ khớp, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc Tây như ibuprofen hoặc naproxen. Tuy nhiên, chữa bệnh bằng thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, không điều trị được tận gốc nguyên nhân gây bệnh, dễ tái phát. Nếu lạm dụng chỉ càng làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn, có thể gây hại cho dạ dày, gan và thận.

Tiêm Corticosteroid ngoài màng cứng cột sống

Đây là thủ thuật xâm lấn tối thiểu, tiêm thuốc vào khoang ngoài màng cứng (nơi chứa các rễ thần kinh chạy từ tủy sống) với mục đích giảm đau, chống viêm nhanh. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ tác động đến các dây thần kinh cột sống bằng cách loại bỏ các protein gây sưng, nhưng không làm cho đĩa đệm bị thoát vị trở về bình thường. Vì vậy nó không có hiệu quả chữa bệnh tận gốc.

Điều cần lưu ý tương tự như các thủ thuật khác, tiêm ngoài màng cứng có một số tác dụng phụ (như buồn nôn, đau đầu, chóng mặt) và rủi ro tiềm ẩn (như nhiễm trùng, thủng màng cứng, tổn thương thần kinh hoặc biến chứng liên quan thuốc gây tê).

Áp dụng bài thuốc Đông y chữa thoái hóa đĩa đệm

Các bài thuốc Đông y thường được bào chế từ các dược liệu tự nhiên nên nhiều người đánh giá là an toàn, lành tính. Tuy nhiên, việc sử dụng phải có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ, bởi nếu tự ý sử dụng có thể “rước họa vào thân”.

Không ít người vì nghe quảng cáo về các bài thuốc gia truyền không rõ nguồn gốc, có thể chữa trị dứt điểm các bệnh xương khớp mà bất chấp mua về uống. Hậu quả là phải nhập viện điều trị vì men gan tăng, vàng da, vàng mắt, suy đa tạng kèm theo suy thận, thậm chí có trường hợp suýt ngừng tim.

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Thông thường, những người bị thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật. Bạn chỉ cần nghỉ ngơi dưỡng sức và kết hợp cùng các phương pháp vật lý trị liệu thì tình trạng sẽ bắt đầu cải thiện sau 4 đến 6 tuần. Do đó, việc khi nào nên mổ thoát vị đĩa đệm sẽ tùy vào tính chất tổn thương, vị trí, biến chứng cũng như mức độ ảnh hưởng tới khả năng vận động, lao động và sinh hoạt của người bệnh.

Một số trường hợp sau đây bệnh nhân nên được can thiệp phẫu thuật:

  • Điều trị nội khoa thất bại sau 6 – 8 tuần.
  • Người bệnh gặp phải các cơn đau đột ngột vùng thoát vị, cùng với đó là cảm giác đau đớn dữ dội dù đã sử dụng các biện pháp điều trị bảo tồn khác nhau.
  • Xuất hiện triệu chứng mất kiểm soát bàng quang, đường ruột hay còn gọi là “hội chứng chùm đuôi ngựa”.

Châm cứu giảm đau do đĩa đệm bị thoát vị

Theo Y học Trung Hoa, châm cứu là phương pháp dùng một cây kim rất nhỏ và mỏng đi qua da, tác động đến huyệt đạo giúp khai thông dòng chảy của khí đang bị tắc nghẽn, từ đó cơ thể sẽ tự phục hồi và cân bằng. Còn dưới góc độ khoa học, châm cứu giúp kích thích cơ thể sản sinh ra Endorphin – một loại hormone giúp giảm đau. Vậy trong trường hợp cơn đau gây khó chịu, người bệnh áp dụng cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng châm cứu.

Thế nhưng cần lưu ý, châm cứu chỉ có tác dụng xoa dịu triệu chứng, chứ không thể chấm dứt sự sai lệch trong cấu trúc đốt sống và đĩa đệm, vấn đề chèn ép dây thần kinh vẫn tồn tại, tức là tình trạng bệnh vẫn có thể tái phát.

Trị liệu thần kinh cột sống

Trị liệu thần kinh cột sống được xem là phương pháp tối ưu, với khảo sát hơn 80% bệnh nhân tại Mỹ và châu Âu cảm thấy hiệu quả rõ rệt, cải thiện chất lượng cuộc sống sau điều trị. Các bác sĩ chuyên môn sẽ dùng lực tay nắn chỉnh nhẹ nhàng để điều chỉnh cấu trúc sai lệch của đĩa đệm và các khớp, giảm chèn ép dây thần kinh.

Từ đó, cơ thể sẽ quay trở lại trạng thái tự cân bằng ban đầu, thậm chí có thể tự điều chỉnh bệnh tật ở các cơ quan khác mà không phải dùng đến thuốc. Đây cũng được đánh giá là cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hiệu quả.

Vật lý trị liệu

Một số bài tập vật lý trị liệu phổ biến giúp người bệnh cải thiện cơn đau nhức do thoát vị đĩa đệm gây ra rất hiệu quả. Đặc biệt, khi có sự hỗ trợ của các trang thiết bị, máy móc hiện đại thì tình trạng bệnh sẽ nhanh chóng được cải thiện.

Thoát vị đĩa đệm nếu không có tác động hỗ trợ điều trị từ bên ngoài thì rất khó có thể trở lại trạng thái như ban đầu, thậm chí là nguy cơ khiến người bệnh tàn phế là rất cao. Vì vậy, mỗi người cần biết lắng nghe cơ thể, nhận biết sớm và tiếp cận đúng phương pháp để giúp rút ngắn thời gian điều trị, nhanh chóng hồi phục, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm xảy ra. Hãy liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa để được khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
 

Để biết thêm thông tin về điều trị và chăm sóc người bị thoát vị đĩa đệm như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong video dưới đây của Bác sĩ Thể thao Nguyễn Trọng Thủy.

❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
  SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
  SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.
❣️ Thân ái!!!

Bài viết liên quan
  • Bác sĩ Thể Thao đầu tiên của Việt Nam đạt Nút Bạc YouTube?
    Bác sĩ Thể Thao đầu tiên của Việt Nam đạt Nút Bạc YouTube?

    Trong video này, Bác sĩ Nguyễn Trọng Thủy - Bác sĩ Thể Thao đầu tiên của Việt Nam đạt nút bạc YouTube - muốn chia sẻ những lời cảm ơn chân thành tới tất cả mọi người đã ủng hộ kênh 'Bác sĩ Nguyễn Trọng Thủy Starsmec'.

    Đọc thêm
  • Những loại THỰC PHẨM nên bổ sung cho cơ thể khi bị ốm
    Những loại THỰC PHẨM nên bổ sung cho cơ thể khi bị ốm

    Chăm sóc sức khỏe luôn là điều mà chúng ta cần quan tâm, đặc biệt với những người bệnh, việc bảo vệ và phục hồi sức khỏe là rất cần thiết. Khi bạn bị ốm, điều quan trọng nhất là cần nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng hợp lý. Mặc dù không có thực phẩm nào có thể chữa khỏi bệnh, nhưng ăn đúng loại thực phẩm có thể giúp hỗ trợ tăng cường miễn dịch, giúp bạn nhanh hồi phục. Ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu thông tin về những loại THỰC PHẨM nên bổ sung cho cơ thể khi bị ốm

    Đọc thêm
  • Từ bỏ ngay 3 THÓI QUEN ĂN UỐNG dưới đây để tránh có hại cho dạ dày
    Từ bỏ ngay 3 THÓI QUEN ĂN UỐNG dưới đây để tránh có hại cho dạ dày

    Để bảo vệ dạ dày, khá nhiều người quan niệm rằng chỉ cần tránh xa rượu bia, các đồ uống có cồn, thức ăn cay nóng,…Tuy nhiên có những thói quen ăn uống vẫn làm hàng ngày lại là nguyên nhân gây đau dạ dày. Ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu 3 THÓI QUEN ĂN UỐNG dưới đây để tránh có hại cho dạ dày cần từ bỏ sớm.

    Đọc thêm
  • CHẤT XƠ có tác dụng như nào đối với bệnh VIÊM KHỚP MÃN TÍNH?
    CHẤT XƠ có tác dụng như nào đối với bệnh VIÊM KHỚP MÃN TÍNH?

    Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ giúp bạn no lâu, giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Mới đây, các nhà khoa học lại tìm ra thêm một lợi ích của chất xơ: Giúp bảo vệ bạn chống lại các bệnh thoái hóa khớp mạn tính, đặc biệt là viêm khớp gối. Ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu thêm thông tin CHẤT XƠ có tác dụng như nào đối với bệnh VIÊM KHỚP MÃN TÍNH.

    Đọc thêm
  • NƯỚC CHANH MẬT ONG - Có thực sự tốt cho sức khoẻ của bạn khi dùng vào bữa sáng?
    NƯỚC CHANH MẬT ONG - Có thực sự tốt cho sức khoẻ của bạn khi dùng vào bữa sáng?

    Lợi ích từ bữa sáng là thế nhưng nhiều người lại bỏ ăn sáng, thay vào đó là uống một cốc nước chanh mật ong, đặc biệt là ở chị em phụ nữ với mong muốn giảm cân, giữ dáng và đẹp da. Tuy nhiên, thay bữa sáng thành nước chanh mật ong có thực sự tốt như lời đồn? Ở bài viết này chúng ta hãy cùng hiểu xem nước chanh mật ong có tác dụng gì? Uống vào buổi sáng có thực sự tốt cho sức khỏe hay không?

    Đọc thêm
  • Bong điểm bám DÂY CHẰNG CHÉO SAU - Điều trị thế nào?
    Bong điểm bám DÂY CHẰNG CHÉO SAU - Điều trị thế nào?

    Bong điểm bám dây chằng chéo sau là tổn thương thường gặp trong chấn thương khớp gối do tai nạn giao thông, chấn thươ.ng thể thao, ...Nguyên nhân gây ra chấn thương này là do khớp gối bị tác động bởi một lực rất mạnh khiến dây chằng bị căng đột ngột, dẫn đến bong điểm bám dây chằng chéo sau. Vậy điều trị và chăm sóc Bong điểm bám dây chằng chéo sau thế nào? Hãy cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết này.

    Đọc thêm