7 Bệnh lý XƯƠNG KHỚP thường gặp ở TRẺ EM
Không chỉ người lớn mà ngay cả trẻ em cũng có thể mắc các bệnh lý về xương khớp. Đó là những dị tật bẩm sinh hoặc các tật xảy ra trong quá trình trẻ sinh hoạt, học tập. Bệnh xương khớp ở trẻ em này không phải hiếm, tuy nhiên không nhiều cha mẹ nhận biết được dấu hiệu bệnh nên đa số bé thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn. Nhiều trẻ trước khi đến khám tại bệnh viện chuyên khoa đã chữa trị thời gian dài ở nhiều nơi khác nhau nhưng không khỏi. Việc chậm trễ này khiến bệnh tiến triển nặng, có thể khớp đã biến dạng hoặc có nhiều biến chứng khác làm suy giảm chất lượng cuộc sống sau này của bé.Dưới đây là 7 bệnh lý xương khớp mà trẻ nhỏ hay mắc phải.
1. 7 Bệnh lý XƯƠNG KHỚP thường gặp ở TRẺ EM
✅ Vẹo cổ do u cơ ức đòn chũm
Đây là tình trạng cơ ức đòn chũn bị xơ hóa dẫn đến đầu trẻ bị nghiêng về phía có khối u cơ, mặt xoay về phía đối diện. Nguyên nhân là do thai nhi có tư thế xấu trong tử cung do mẹ thiếu vận động khi mang thai dẫn đến nuôi dưỡng cơ ức đòn chũn bị hạn chế hoặc do quá trình sinh nở cơ ức đòn chũm bị chấn thương
✅ Vẹo cột sống.
Đây là tình trạng cột sống của trẻ bị cong hẳn sang một bên trục cơ thể và nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến dạng cột sống.
Xem thêm: Hướng dẫn cách phòng tránh bệnh lý vẹo cột sống ở trẻ em - Bố mẹ nên lưu ý
✅Loạn sản khớp háng
Đây là tình trạng hình dáng giải phẫu của khớp háng ở trẻ có dấu hiệu bất thường, thường gặp ở bé gái.
Xem thêm: Nguyên nhân gây Đ.AU KHỚP GỐI ở trẻ em - Cần lưu ý!
✅ Chân vòng kiềng hoặc chân chữ X sinh lý.
Hầu hết trẻ nhỏ đều có đôi chân cong với hai kiểu dáng phổ biến là chân vòng kiềng (chân chữ O) và chân chữ X sinh lý.
- Trong đó chân vòng kiềng là hiện tượng hai chân của trẻ không thể thẳng mà bị cong ra phía ngoài thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.
- Chân chữ X là hiện tượng phần chân trên phát triển theo hướng vòng vào trong, hai đầu gối sát vào nhau.
✅ Bàn chân dẹt
Là hiện tượng mặt lòng bàn chân bằng phẳng, dẫn đến bàn chân có diện tích tiếp xúc lớn, đa số trẻ mắc dị tật này thường tự khỏi lúc trẻ 6 tuổi.
✅ Bàn chân khoèo
Đây là một dị tật bẩm sinh xảy ra trong thời kỳ bào thai, gồm 4 biến dạng: gập lòng tại khớp cổ chân, áp của bàn chân giữa, vẹo trong của xương gót và bàn chân vòm. Nguyên nhân là do tư thế nằm xấu của thai nhi ở trong bụng mẹ.
✅ Cứng đa khớp bẩm sinh
Đây là hội chứng dây thần kinh cơ không phát triển, xuất hiện ngay sau khi trẻ sinh ra. Các khớp bị tổn thương nhiều nhất là ở bàn tay, cổ tay, bàn chân, cổ chân,...
2. Triệu chứng bệnh xương khớp ở trẻ em biểu hiện như thế nào?
Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh xương khớp ở trẻ em bao gồm:
-
Triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, đau cơ toàn thân...;
-
Một số trẻ xuất hiện các nốt ban đỏ ở trên thân mình, gốc chi nhưng đa số chúng biến mất rất nhanh;
-
Các triệu chứng viêm khớp có thể khởi phát ngay từ đầu hoặc sau vài ngày của biểu hiện toàn thân: Các khớp sưng đau nhiều như ở cổ tay, gối, háng, mắt cá chân...
Ở trẻ lớn, bệnh xương khớp ở trẻ em thường là thể viêm ít khớp, hay gặp ở các khớp lớn như khớp gối, khuỷu tay, khớp háng, nhưng một số trường hợp đặc biệt có thể viêm khớp thái dương hàm hoặc khớp cổ. Triệu chứng bệnh bao gồm sưng, phù nề khớp, sờ cảm giác ấm nhưng đa số không đỏ và ít đau. Khi phần sụn khớp đã bị dính và xơ cứng thì khớp đó trở nên cứng, vận động sẽ hạn chế hơn, đôi khi xuất hiện tình trạng teo cơ.
Bên cạnh đó, bệnh đau nhức xương khớp ở trẻ em không chỉ biểu hiện triệu chứng tại khớp mà trẻ có thể sốt rất cao, phát ban, hạch vùng to, hoặc đôi khi viêm thanh mạc hoặc viêm màng phổi.
Các bệnh xương khớp ở trẻ em, đặc biệt là bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên có thể phân chia thành 3 thể khác nhau:
- Thể viêm ít khớp: Tổn thương viêm khớp giới hạn tối đa 5 khớp, đa phần là các khớp lớn như vai, khuỷu, gối;
- Thể viêm đa khớp: viêm từ 5 khớp trở lên, hay gặp viêm ở các khớp nhỏ của bàn tay, bàn chân và đôi khi kèm theo viêm ở các khớp lớn;
- Thể viêm khớp hệ thống: Bên cạnh tình trạng viêm khớp còn biểu hiện tổn thương nhiều cơ quan khác, trẻ sốt cao dao động, mệt mỏi, đau mỏi cơ toàn thân và không đáp ứng với Aspirin liều thông thường.
Xem thêm: Nguyên nhân và các triệu chứng của bệnh xương khớp ở trẻ em
3. Khi trẻ bị mắc các bệnh xương khớp - Bố mẹ cần làm gì?
Các bệnh về xương khớp ở trẻ em đòi hỏi quá trình thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời từ các bác sĩ chuyên khoa. Các bệnh xương khớp nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại nhiều di chứng, đặc biệt là các thể bệnh nặng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe trẻ sau này. Mục đích điều trị bệnh xương khớp ở trẻ em bao gồm kiểm soát tiến triển bệnh càng sớm càng tốt, hạn chế tối đa các tổn thương phá hủy và biến dạng khớp.
Trong đó, các biện pháp điều trị bao gồm vật lý trị liệu, sử dụng thuốc và đôi khi là điều trị ngoại khoa.
-
Vật lý trị liệu: Mục tiêu của biện pháp này là duy trì tối đa tầm vận động khớp của trẻ, hạn chế đến mức tối thiểu nguy cơ cứng hoặc dính khớp. Các biện pháp vật lý trị liệu hay được áp dụng bao gồm sử dụng sóng ngắn, tia hồng ngoại, tắm suối khoáng hoặc cho trẻ tập các bài tập phục hồi chức năng vận động khớp... Tuy nhiên, khi khớp viêm khiến trẻ đau nhiều thì yêu cầu phải bất động khớp, không thể áp dụng các bài tập vật lý trị liệu. Thời gian này cần giữ tư thế khớp sao cho duy trì biên độ vận động cao nhất. Khuyến khích trẻ mắc các bệnh xương khớp duy trì các hoạt động hằng ngày, vẫn học tập bình thường như những trẻ khác. Tuy nhiên, khi viêm khớp tiến triển cần cho bé nghỉ ngơi nhiều kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp và duy trì giấc ngủ đầy đủ;
-
Sử dụng thuốc: Bao gồm Aspirin hoặc các kháng viêm không steroid khác (như ibuprofen, naproxen) với mục đích giảm sưng đau khớp. Nếu các thuốc giảm đau thông thường không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc kháng viêm, ức chế miễn dịch mạnh như Corticosteroid, Hydroxychloroquine hoặc Methotrexat;
-
Điều trị ngoại khoa: Trường hợp mắc bệnh đau nhức xương khớp ở trẻ em nghiêm trọng có thể chỉ định phẫu thuật thay khớp hoặc chỉnh hình các cơ bị biến dạng;
Lưu ý: Khi các bệnh về xương khớp ở trẻ em được điều trị và hồi phục thì cần đi khám mắt thường xuyên để phát hiện bệnh lý viêm mống mắt.
Các bệnh về xương khớp ở trẻ em thường có tiên lượng rất tốt. Hầu hết các trường hợp đều khỏi bệnh trong vòng một vài năm nếu được điều trị thích hợp và không để lại bất kỳ di chứng nào. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh xương khớp ở trẻ em tiếp tục phát triển thành một dạng viêm khớp ở người lớn.
Xem thêm: Làm thế nào để phòng tránh được bệnh xương khớp ở trẻ em?
Bệnh xương khớp ở trẻ em mãn tính, không được điều trị có thể để lại nhiều di chứng, thậm chí khiến trẻ tàn phế. Do đó, khi phát hiện bé sưng đau các khớp kéo dài trên 6 tuần, hay sốt, mệt mỏi, đau cơ toàn thân và kém đáp ứng với aspirin liều thông thường thì cần đưa trẻ đến các bệnh viện chuyên khoa càng sớm càng tốt để được chẩn đoán, điều trị thích hợp.
❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.
❣️ Thân ái!!!