Báo chí nói về chúng tôi

Bác sĩ lý giải chấn thương trùng hợp của cầu thủ lứa U23 Thường Châu

Vũ Văn Thanh và Lương Xuân Trường là 2 trụ cột của Hoàng Anh Gia Lai dính chấn thương dây chằng chéo. Đình Trọng và Duy Mạnh là bộ đôi trung vệ gần như không thể thay thế của Hà Nội. Trong khi đó, Phan Văn Đức và Phạm Xuân Mạnh cũng là những chủ lực của Sông Lam Nghệ An.

Cả 6 cầu thủ này đều gặp vấn đề với dây chằng chéo. Riêng trường hợp Xuân Mạnh, anh đứt dây chằng cổ chân. Trong khi đó 5 trường hợp còn lại đều bị đứt dây chằng chéo đầu gối.

Bác sỹ Nguyễn Trọng Thuỷ tại Vòng chung kết U23 Châu Á 2018. Ảnh: TL

Bác sỹ Nguyễn Trọng Thuỷ tại Vòng chung kết U23 Châu Á 2018. Ảnh: TL

Để làm rõ vấn đề này, Lao Động đã trao đổi với bác sĩ Nguyễn Trọng Thuỷ - Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội và nhiều năm theo các đội tuyển, từng làm nhiệm vụ ở U23 Việt Nam tại Thường Châu 2018. 

Bác sĩ Thuỷ cho biết: "Trong tất cả các môn thể thao, các hoạt động thi đấu thể thao với cường độ cao thì việc dính chấn thương là điều không tránh khỏi. Như chúng ta thấy, các cầu thủ dính chấn thương dây chằng chéo đều là những trụ cột của câu lạc bộ và đội tuyển quốc gia. Họ thi đấu với cường độ cao, thời gian nghỉ ngơi không có nhiều.

Một trong những nguyên chính ở đây là do sự quá tải dẫn đến chấn thương. Bóng đá lại là môn đối kháng trực tiếp, do đó mà không tránh khỏi những chấn thương".

Liên quan đến những chấn thương dây chằng chéo của những tuyển thủ Việt Nam, hầu hết đều được phẫu thuật và điều trị chủ yếu ở nước ngoài như Hàn Quốc, Singapore. Việc phục hồi trong nước, nhiều câu lạc bộ không đáp ứng được do cơ sở vật chất và phương pháp tập luyện. 

Cũng chính vì vậy mà các cầu thủ như Phan Văn Đức, Xuân Mạnh, Đình Trọng... đều chọn Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ PVF, nơi có hệ thống máy móc và các chuyên gia ngoại hướng dẫn, để hồi phục chấn thương. 

Đội hình U23 Việt Nam tại Thường Châu 2018 có đến 6 cầu thủ chấn thương dây chằng chéo. Ảnh: TL

Đội hình U23 Việt Nam tại Thường Châu 2018 có đến 6 cầu thủ chấn thương dây chằng chéo. Ảnh: Tú Nguyễn

Bên cạnh đó, công tác y tế của các câu lạc bộ chưa tốt cùng với nền y học thể thao Việt Nam hạn chế cũng là điều khiến cho các cầu thủ kéo dài thời gian hồi phục. Điểm hạn chế đã trở thành vấn đề nan giải trong nhiều năm qua của bóng đá Việt Nam là việc các cầu thủ chưa kịp hồi phục hoàn chấn thương nhưng đã được sử dụng, dẫn đến việc chấn thương tái phát. 

Trong danh sách "thương binh" mới nhất gia nhập nhóm "U23 Thường Châu" có thêm Văn Hậu. Hậu vệ đội tuyển Việt Nam dính chấn thương trong trận đấu dành cho các đội dự bị diễn ra rạng sáng 3.3. Đó cũng là chấn thương đầu gối và chưa xác định cụ thể mức độ nghiêm trọng ra sao. 

Theo báo: https://laodong.vn/bong-da/bac-si-ly-giai-chan-thuong-trung-hop-cua-cau-thu-lua-u23-thuong-chau-788199.ldo

Bài viết liên quan
  • Chấn thương Xuân Son liệu có khả năng phục hồi và thi đấu trở lại?
    Chấn thương Xuân Son liệu có khả năng phục hồi và thi đấu trở lại?

    Theo báo Sức khỏe Đời sống - Chấn thương của cầu thủ Nguyễn Xuân Son vào phút 30 của trận Chung kết lượt về AFF Cup 2024 khiến cho nhiều người hâm mộ bóng đá quan tâm. Liệu chấn thương Xuân Son có khả năng phục hồi và thi đấu trở lại?

    Đọc thêm
  • Liệu Xuân Son có khả năng phục hồi và thi đấu trở lại?
    Liệu Xuân Son có khả năng phục hồi và thi đấu trở lại?

    Câu trả lời là KHẢ QUAN, với cơ sở dựa trên nhiều yếu tố y khoa và các nghiên cứu khoa học về gãy xương và phục hồi chức năng trong thể thao, Chúng ta hãy cùng phân tích các khía cạnh ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của Xuân Sơn.

    Đọc thêm
  • ĐAU CỨNG KHỚP CỔ TAY - Điều trị và chăm sóc như thế nào?
    ĐAU CỨNG KHỚP CỔ TAY - Điều trị và chăm sóc như thế nào?

    Cứng khớp cổ tay là hiện tượng phổ biến đi kèm với tình trạng đau nhức, sưng viêm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu tình trạng kéo dài, người bệnh cần khám và chữa cứng khớp ở cổ tay để tránh xảy ra biến chứng nghiêm trọng.

    Đọc thêm
  • CỨNG KHỚP NGÓN TAY - Điều trị và chăm sóc như thế nào?
    CỨNG KHỚP NGÓN TAY - Điều trị và chăm sóc như thế nào?

    Cứng khớp ngón tay là tình trạng thường gặp ở bất cứ đối tượng nào. Tê cứng khớp ngón tay khi ngủ dậy có thể là biểu hiện của một trong những bệnh lý về xương khớp, thoái hóa khớp... Cứng khớp ngón tay nếu không được chữa trị sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến cứng khớp ngón tay? Điều trị và chăm sóc cứng khớp ngón tay như thế nào?

    Đọc thêm
  • CỨNG KHỚP GỐI - Điều trị và chăm sóc như thế nào?
    CỨNG KHỚP GỐI - Điều trị và chăm sóc như thế nào?

    Khớp gối là bộ phận quan trọng của cơ thể đóng vai trò lớn trong chức năng vận động di chuyển và chịu lực của cơ thể. Cứng khớp gối làm hạn chế khả năng vận động, gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và cuộc sống hằng ngày của bệnh nhân. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến cứng khớp gối? Điều trị và chăm sóc như thế nào?

    Đọc thêm
  • CỨNG KHỚP - Điều trị và Chăm sóc như thế nào?
    CỨNG KHỚP - Điều trị và Chăm sóc như thế nào?

    Bệnh cứng khớp là hiện tượng các khớp vận động khó khăn, người bệnh khó thực hiện các động tác co duỗi khớp, vận động bị hạn chế. Cứng khớp thường xảy ra theo mùa và nếu ko được điều trị kịp thời sẽ gây trở ngại đến việc vận động và sinh hoạt của bệnh nhân. Vậy cứng khớp là gì? Điều trị và chăm sóc người bị cứng khớp như thế nào?

    Đọc thêm
Icon Top Left Icon Top Right Icon Top Left Icon Top Right