Thông tin sức khỏe

Bệnh GOUT có yếu tố DI TRUYỀN hay không?

Ngày nay, khi mà số lượng bệnh nhân mắc bệnh Gout đang có dấu hiệu tăng và nhiều người trẻ bị mắc thì bên cạnh những thắc mắc như bị bệnh gout uống thuốc gì cho mau khỏi, nên ăn gì và kiêng gì khi mắc bệnh gout… thì rất nhiều người thắc mắc bệnh GOUT có yếu tố DI TRUYỀN hay không? Để giải đáp được thắc mắc trên chúng ta cùng tìm hiểu thông tin ở bài viết này.

1. Bệnh Gout là gì?

Bệnh gút thực chất là một dạng viêm khớp, khởi phát do nồng độ acid uric trong máu tăng cao. Khi đó, các tinh thể urat sẽ lắng đọng ở trong và xung quanh các khớp xương, gây viêm khớp.

Các khớp bị viêm đi kèm biểu hiện sưng đau, bên ngoài da sẽ căng và màu đỏ. Những khớp thường bị viêm nhất là khớp bàn ngón chân. Ngoài ra còn có khớp mu bàn chân, khớp cổ chân, khớp ngón tay, khớp cổ tay, khớp háng, khớp vùng chậu,... cũng có thể bị sưng viêm do gút.

Bệnh gút nếu không được kiểm soát kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như biến dạng khớp, mất khả năng đi lại, suy thận, bệnh tim mạch,... Và một trong những thông tin mà người bệnh quan tâm là bệnh gút có lây không?

Xem thêm: Đau gót chân do bệnh Gout - Điều trị thế nào?

2. Nguyên nhân mắc bệnh Gout là gì?

Ở những người bị bệnh gout, việc có quá nhiều acid uric trong máu gây nên tình trạng lắng đọng các tinh thể muối urat trong các mô, có liên quan đến việc rối loạn chuyển hóa các nhân purin.Acid uric có thể được tổng hợp do chính cơ thể hoặc lấy từ bên ngoài môi trường nên các nguyên nhân chính dẫn đến hàm lượng của các hợp chất này cao trong máu thường đến từ:

  • Việc giảm bài tiết acid uric ra khỏi cơ thể

  • Sản sinh tăng lượng acid uric

  • Chế độ ăn uống của bệnh nhân có chứa nhiều purin.

Trong một số trường hợp, việc tình trạng mất cân bằng giữa quá trình bài tiết quá quá trình sản sinh acid uric có thể liên quan đến khả năng hoạt động của một vài vật chất di truyền.

Xem thêm: Những NGUYÊN NHÂN vàTHÓI QUEN khiến bạn dễ bị mắc bệnh GOUT nhất.

3. Bệnh GOUT có yếu tố DI TRUYỀN hay không?

Bệnh Gout là một bệnh lý có yếu tố di truyền, nếu bố hoặc mẹ bị viêm khớp do các vi tinh thể thì con của họ sẽ có 20% rủi ro mắc bệnh. Nguyên nhân đã được tìm thấy là một số gen có mối liên hệ với tình trạng tăng acid uric trong máu gây ra bệnh gout.

Đã có rất nhiều nghiên cứu tiến hành trong nhiều năm qua và xác nhận được vai trò của hàng chục gen trong sự hình thành nên bệnh gút. Những gen này chịu trách nhiệm vận chuyển urat trong cơ thể, chủ yếu như sau:

  • Giải phóng urat vào nước tiểu khi nồng độ của acid uric tăng lên.

  • Có sự tái hấp thu urat trở lại máu khi hàm lượng của acid uric trong máu thấp hơn mức cần thiết.

  • Phân giải đường và giải phóng purine (acid uric là một sản phẩm của quá trình chuyển hóa hoạt chất này).

Mỗi sự đột biến, thay đổi của các gen này có thể chỉ gây ra một tác động nhỏ. Tuy nhiên, khi số lượng các đột biến di truyền xảy ra quá nhiều sẽ gây nên tình trạng rối loạn những chức năng đã nêu trên, từ đó làm tăng các nguy cơ phát triển bệnh gout.

Trong số các gen đã được nghiên cứu, có 2 loại gen là SLC2A9 và ABCG2 là những gen có ảnh hưởng lớn nhất đến hàm lượng của acid uric có trong cơ thể.

Vai trò của gen SLC2A9 trong bệnh gout

Bản chất gen SLC2A9 là một gen mang thông tin mã hóa của protein. Protein SLC2A9 chủ yếu được tìm thấy ở thận, thực hiện công việc hỗ trợ cho quá trình đào thải ion urat ra ngoài theo đường tiểu hoặc tái hấp thu ion này vào máu. Những sự thay đổi di truyền trên gen này có nguy cơ gây sự tăng tái hấp thu và làm giảm thải urat ra ngoài, từ đó dẫn đến bệnh gout.

Vai trò của gen ABCG2 trong bệnh gout

Gen ABCG2 trong cơ thể có khả năng mã hóa thành một loại protein, loại protein này đóng vai trò giải phóng urat và ruột để loại bỏ ra khỏi cơ thể. Nếu gen này bị đột biến, cấu trúc của protein do nó mã hóa cũng sẽ chịu ảnh hưởng từ đó dẫn đến chức năng vận chuyển ion urat vào ruột bị suy giảm, gây ra tình trạng tăng acid uric dẫn đến phát triển bệnh gout.

Vì con cái trong gia đình có khả năng thừa hưởng gen ABCG2 và SLC2A9 đã đột biến từ mẹ hoặc từ bố, nên về cơ bản bệnh gout có thể sẽ được di truyền trong gia đình.

4. Bệnh Gout có lây lan không?

Bản chất bệnh gout xuất hiện do việc tăng cao hàm lượng acid uric trong máu do rối loạn chuyển hóa purin. Các nguyên nhân dẫn đến rối loạn này bao gồm:

  • Ăn quá nhiều thực phẩm giàu đạm, thực phẩm có hàm lượng purin cao như thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật,...

  • Uống quá nhiều bia rượu và thức uống có cồn làm tăng nguy cơ bị gút.

  • Với phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh, một trong số những nguyên nhân làm tăng uric máu là sự thiếu hụt estrogen. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh nội tiết tố nữ estrogen có thể hỗ trợ đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.

Từ những điều trên có thể thấy được rằng, bệnh gout tuy có mang tính di truyền nhưng đây là một bệnh không lây như những bệnh lý truyền nhiễm khác. Như vậy, có thể khẳng định bệnh gút không phải bệnh truyền nhiễm nên không thể lây từ người này sang người khác. Tuy nhiên, những người thường xuyên tiếp xúc với nhau, có chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt không khoa học giống nhau sẽ dễ bị bệnh gout như nhau.

5. Chăm sóc người bị bệnh Gout như thế nào?

Vì người bị gout không có khả năng lây bệnh cho người khác nên người chăm sóc sẽ không cần phải quá lo lắng, đề phòng như khi tiếp xúc với các bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm. Thay vào đó, họ nên:

  • Quan tâm, chia sẻ và tâm sự với người bệnh để cải thiện sức khỏe tinh thần

  • Hỗ trợ bệnh nhân trong các sinh hoạt thường ngày, đặc biệt nếu những nốt tophi đã hình thành xung quanh khớp

  • Nhắc nhở người bệnh uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng

  • Đảm bảo khẩu phần ăn của bệnh nhân gout khoa học, phù hợp và đầy đủ dinh dưỡng

  • Cổ vũ, giúp đỡ người bị gout tập vật lý trị liệu đều đặn

  • Chườm ấm và chườm lạnh đúng cách khi các cơn gout cấp xảy ra

6. Làm thế nào để phòng ngừa mắc bệnh Gout?

Do có liên quan đến các yếu tố di truyền nên bệnh gout là một bệnh không thể điều trị khỏi và phòng tránh một cách hoàn toàn. Tuy nhiên, vẫn có thể phòng ngừa được bệnh gout bằng cách xây dựng một thói quen sinh hoạt lành mạnh giúp góp phần giảm thiểu nguy cơ tích tụ acid uric, đặc biệt là trong các đợt viêm khớp cấp.

Một số biện pháp giúp phòng ngừa bệnh gout như:

  • Uống nhiều nước có thể giúp đào thải acid uric qua đường tiểu một cách hiệu quả, đồng thời giúp giữ cho thận khỏe mạnh.

  • Hạn chế việc sử dụng nhiều bia, rượu, các đồ uống có cồn khác để tránh sự ức chế chức năng bài tiết acid uric.

  • Duy trì một cân nặng hợp lý với chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng và thói quen tập thể dục thể thao thường xuyên.

  • Không ăn quá nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều purin như: thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật, ... để tránh việc tăng lượng purin tiêu thụ.

  • Cần thực hiện khám sức khỏe định kỳ để có những đánh giá và tầm soát rủi ro tiềm ẩn của bệnh gout, từ đó có những giải pháp hiệu quả hơn.

Ngoài ra, để có thể ngăn ngừa một cơn gout cấp xuất hiện, người bệnh cũng nên thực hiện:

  • Điều trị chứng ngưng thở khi ngủ giúp làm giảm tần suất của các đợt viêm gout cấp bùng phát.

  • Sử dụng thuốc theo đúng phác đồ bác sĩ đã chỉ định, các loại thuốc chữa bệnh gout như: febuxostat, pegloticase, allopurinol, colchicine, probenecid ...

  • Tránh hoặc hạn chế những loại thực phẩm giàu purin và các thức uống có cồn ra khỏi chế độ ăn uống mỗi ngày.

Khi người bệnh gặp bất cứ các dấu hiệu bất thường nào, hoặc các triệu chứng của gout làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, người bệnh cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để có những phát hiện kịp thời và hướng điều trị hiệu quả nhất dành cho mỗi người.

❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
  SĐT: 0399.16.1111
✳️ Hoặc đặt lịch khám trực tiếp TẠI ĐÂY
❣️ Thân ái!!!

Bài viết liên quan
  • Thuốc dùng trong điều trị Hội chứng Volkmann
    Thuốc dùng trong điều trị Hội chứng Volkmann

    SKĐS - Hội chứng Volkmann là bệnh liên quan đến tổn thương mạch máu và dây thần thân ở cánh tay hoặc chân. Nếu không được điều trị sẽ dẫn đến mất chức năng một phần hoặc toàn bộ cánh tay và bàn tay.

    Đọc thêm
  • Dùng thuốc trong Hội chứng Dressle
    Dùng thuốc trong Hội chứng Dressle

    SKĐS – Hội chứng Dressler (viêm màng ngoài tim thứ phát) là một tình trạng viêm màng ngoài tim xảy ra sau một cơn nhồi máu cơ tim hoặc sau phẫu thuật tim. Hội chứng Dressler có thể gây những biến chứng nguy hiểm như tràn dịch ngoài màng tim, chèn ép tim, suy tim, rối loạn nhịp tim…

    Đọc thêm
  • Thể dục thể thao buổi trưa đúng cách để không phản tác dụng
    Thể dục thể thao buổi trưa đúng cách để không phản tác dụng

    VOV.VN - Tận dụng giờ nghỉ trưa để tập luyện là một lựa chọn rất hợp lý và thực tế, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng thể dục thể thao buổi trưa đúng cách mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nếu thực hiện đúng cách.

    Đọc thêm
  • Các thuốc điều trị giãn tĩnh mạch chân
    Các thuốc điều trị giãn tĩnh mạch chân

    SKĐS - Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh rất thường gặp, nữ giới thường có tỷ lệ mắc cao hơn nam giới. Việc điều trị bệnh có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau tùy theo mức độ và tình trạng của bệnh nhân.

    Đọc thêm
  • Các thuốc điều trị Hội chứng đầu cổ
    Các thuốc điều trị Hội chứng đầu cổ

    SKĐS - Hội chứng đầu cổ là bệnh lý rối loạn thần kinh cơ học có nguồn gốc từ cột sống cổ trên (C0–C3). Việc điều trị sớm, đúng cách giúp người bệnh giảm các triệu chứng bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống.

    Đọc thêm
  • 6 Nhóm người nên thường xuyên ăn rau mồng tơi
    6 Nhóm người nên thường xuyên ăn rau mồng tơi

    Rau mồng tơi là thực phẩm quen thuộc đối với người Việt Nam vì tính thơm ngon của nó. Tuy nhiên, việc ăn rau mồng tơi nhiều có tốt không còn phụ thuộc vào liều lượng, mức độ và tần suất ăn. Ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu 6 Nhóm người nên thường xuyên ăn rau mồng tơi.

    Đọc thêm