Chấn thương DẢI CHẬU CHÀY - Điều trị thế nào?
Chấn thương dải chậu chày thường gặp trong các hoạt động thể thao như đi bộ, leo núi, đi xe đạp,...cơn đau nằm ở mặt ngoài đầu gối với nhiều mức độ khác nhau. Chấn thương này có thể được cải thiện với các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu cơn đau vẫn không cải thiện sau nhiều ngày chăm sóc, bạn nên nhanh chóng đi khám để có biện pháp can thiệp sớm, ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng. Vậy chấn thương DẢI CHẬU CHÀY - Điều trị thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.
1. Chấn thương dài chậu chày là gì?
Dải chậu chày là một dải mô xơ dày, chắc chạy dọc từ mào chậu đến mặt ngoài đầu trên xương chày. Dải mô này được tạo từ phần chuyển tiếp của gân cơ mông lớn và cơ căng mạc đùi. Cấu trúc mỏng như một lưỡi dao chạy dọc mặt ngoài đùi bám tới phần ngoài gối. Chức năng của dải chậu chày là gập, xoay khớp háng và duỗi khớp gối.
Chấn thương dải chậu chày là tình trạng tổn thương hay kích ứng những mô sợi tại dải chậu chày. Chấn thương này xảy ra khi bạn vận động quá mức, thường co duỗi đầu gối. Khi đó, dải chậu chày sẽ siết chặt, kích thích và viêm. Sự siết chặt này tạo ra ma sát ở đầu gối khi bạn co chân, gây đau. Đôi khi, chấn thương này còn có thể gây ra các cơn đau ở hông.
Những người thường xuyên chạy bộ, đặc biệt là người chạy đường dài rất dễ mắc chấn thương dải chậu chày. Trong các chấn thương khi chạy bộ, tỷ lệ mắc hội chứng này lên đến 12%. Ngoài ra, tỷ lệ nữ giới mắc chấn thương dải chậu chày cao hơn nam giới.
Chấn thương này cũng là một trong những nguyên nhân gây đau đầu gối thường gặp. Có khoảng 25% người trưởng thành bị đau đầu gối do chấn thương dải chậu chày.
2. Nguyên nhân phổ biến nào gây ra chấn thương dải chậu chày?
Khi vận động quá sức, nhất là khi tăng cường độ tập luyện quá nhanh, dải chậu chày có thể bị căng, gây viêm. Một số nguyên nhân phổ biến gây ra chấn thương dải chậu chày như:
-
Chấn thương thường gặp ở người chạy đường dài, chạy trên mặt đất gồ ghề, đi xuống dốc, mang giày mòn đế
-
Một số trường hợp là do dải chậu chày bị căng hay bị nén ép lâu, lặp đi lặp lại
-
Yếu cơ mông nhỡ, căng cơ mạc đùi bẩm sinh, gối vẹo trong do thoái hóa khớp gối, xương chày xoay trong bẩm sinh, bàn chân bẹt.
3. Chấn thương dải chậu chày biểu hiện ra triệu chứng như thế nào?
-
Đau phía ngoài đầu dưới xương đùi, ở ngay trên mỏm trên lồi cầu ngoài xương đùi
-
Cơn đau tăng dần
-
Cơn đau tăng lên khi chạy hoặc đi xuống dốc
-
Trường hợp có viêm bao hoạt dịch dải chậu chày, người bệnh sẽ bị sưng đỏ và tích tụ dịch xung quanh bao hoạt dịch
4. Chấn thương dải chậu chày - Khi nào cần đi gặp Bác sĩ?
Phần lớn những trường hợp mắc chấn thương dải chậu chày đều không nghiêm trọng. Chấn thương này có thể cải thiện bằng cách nghỉ ngơi và chăm sóc phù hợp. Khi những triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài hơn vài ngày, người bệnh nên nhanh chóng tới bệnh viện để được chẩn đoán và có hướng can thiệp phù hợp.
Ngoài ra, người bệnh nên gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện những triệu chứng như:
-
Bị đau khi đi bộ, cứng khớp gối hay không thể uốn cong đầu gối
-
Đầu gối sưng tấy, nổi mẩn đỏ, nóng da, thay đổi màu da vùng ảnh hưởng
-
Những triệu chứng liên quan tới chấn thương tại hông hoặc xung quanh khớp gối
-
Sốt hoặc xuất hiện những triệu chứng bất thường khác
5. Chấn thương DẢI CHẬU CHÀY - Điều trị thế nào?
Chấn thương dải chậu chày thường được điều trị bằng những phương pháp bảo tồn. Nếu tuân thủ theo đúng hướng dẫn từ bác sĩ và dành thời gian nghỉ ngơi phù hợp, người bệnh sẽ thấy triệu chứng được cải thiện sau 6 tuần.
Để giúp cải thiện chấn thương dải chậu chày, người bệnh nên lưu ý những nguyên tắc điều trị như:
-
Không thực hiện những hoạt động gây đau ở chân
-
Dùng thuốc giảm đau không kê đơn, tuy nhiên vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Thận trọng khi dùng thuốc để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
-
Vật lý trị liệu theo hướng dẫn từ bác sĩ hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu.
-
Cân nhắc phẫu thuật trong trường hợp cần thiết, có chỉ định từ bác sĩ.
5.1. Biện pháp sơ cứu
-
Nghỉ ngơi: Khi vừa mới chấn thương, người bệnh nên ngừng mọi hoạt động, dành thời gian nghỉ ngơi. Đây là bước đầu tiên trong quá trình điều trị và phục hồi chấn thương phần mềm.
-
Chườm đá: Chườm túi đá hoặc khăn lạnh mỏng lên đầu gối trong khoảng 15 – 20 phút sau mỗi 2 giờ. Biện pháp này giúp giảm đau và viêm rất tốt.
5.2. Dùng thuốc
Để giảm đau và viêm tại dải chậu chày, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) đường uống hoặc những loại thuốc thoa tại chỗ. Những loại thuốc đường uống phổ biến gồm ibuprofen, naproxen.
Đối với các cơn đau nghiêm trọng, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định tiêm steroid (cortisone) để hỗ trợ cải thiện triệu chứng. Thuốc được áp dụng cho giai đoạn cấp hoặc khi điều trị bằng những phương pháp khác không hiệu quả.
5.33. Vật lý trị liệu
Sau khi triệu chứng viêm và đau thuyên giảm, người bệnh có thể được chỉ định điều trị vật lý trị liệu.
Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn người bệnh những bài tập thích hợp để cải thiện sức mạnh, khả năng vận động và tăng cường tính linh hoạt cho chân.
Ngoài việc cải thiện cơn đau tại đầu gối và tăng cường sức mạnh của chân, các kỹ thuật viên cũng có thể sửa những lỗi cơ bản khi tập luyện, đồng thời hướng dẫn người bệnh những kỹ thuật giúp hạn chế chấn thương, căng cơ trong tương lai.
5.4. Phẫu thuật
Trong điều trị chấn thương dải chậu chày, phẫu thuật hiếm khi được chỉ định. Phẫu thuật thường chỉ áp dụng đối với những trường hợp cơn đau kéo dài, gây hạn chế hoạt động bình thường và đã áp dụng những biện pháp điều trị bảo tồn nhưng không hiệu quả.
Để biết thông tin chi tiết về việc điều trị và chăm sóc Chấn thương DẢI CHẬU CHÀY tại trung tâm y học thể thao Starsmec? Mời quý độc giá hãy cùng tìm hiểu trong video dưới đây cùng Bác sĩ Thể thao Nguyễn Trọng Thủy.
6. Làm thế nào để phòng ngừa chấn thương dải chậu chày?
Để giảm thiểu nguy cơ mắc chấn thương dải chậu chày, cần lưu ý:
-
Tập luyện với cường độ phù hợp, tránh tập quá sức, dành thời gian để nghỉ ngơi.
-
Khởi động đúng kỹ thuật trước khi vào bài tập chính khoảng 10 – 15 phút, giúp làm nóng các cơ toàn thân, đặc biệt là các nhóm cơ ở chân.
-
Mang giày phù hợp để hỗ trợ cho các hoạt động chạy bộ, tập thể dục thể thao. Bên cạnh đó, lưu ý thay giày khi cần thiết, thường là sau khoảng 600km hay khi đế giày đã mòn.
-
Cân nhắc luyện tập kết hợp: Bạn có thể kết hợp bơi lội, chạy bộ, chèo thuyền hoặc đi bộ đường dài để cân bằng cơ thể.
-
Trao đổi với bác sĩ về những biện pháp và thiết bị hỗ trợ để tránh những chấn thương liên quan.
7. Chấn thương dải chậu chày có tự khỏi không?
Chấn thương dải chậu chày thường tự khỏi sau khi bạn áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà đúng cách. Sau vài ngày, bạn sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm. Tuy nhiên, nếu cơn đau vẫn không cải thiện sau chăm sóc, người bệnh nên nhanh chóng đi khám để có biện pháp can thiệp sớm.
❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.
❣️ Thân ái!!!