Chấn thương dây chằng bên trong - Điều trị và chăm sóc như thế nào?
Chấn thương hoặc tệ hơn là đứt dây chằng bên trong đầu gối (MCL - Medial Collateral Ligament) là chỉ việc dây chằng bị sang chấn quá mức, có thể bong gân hoặc rách do lực tác động manh vào bên ngoài đầu gối trong quá trình vận động hằng ngày hoặc chơi thể thao. Chấn thương dây chằng bên trong cũng có thể xảy ra khi chúng ta vặn đầu gọi hoặc thanh đổi hướng đi khi vận động một cách quá nhanh chóng, bất ngờ. Vậy khi bị chấn thương dây chẳng bên trong đầu gối thì cần được điều trị và chăm sóc như thế nào?
1. Chấn thương, đứt dây chẳng bên trong đầu gối là gì?
Dây chằng bên trong gối là một dải mô nhỏ và dày ở mặt trong của khớp gối. Đây là cấu trúc kết nối hai xương - xương đùi và xương chày - ngăn đầu gối uốn vào trong về phía đầu gối còn lại. Khi đầu gối bị va đập vào mặt ngoài của chân hoặc nếu đầu gối bị xoắn dữ dội, dây chằng bên trong có thể căng ra quá mức, dẫn đến đứt dây chằng trong một phần hoặc toàn bộ.
Theo đó, chấn thương dây chằng trong thường xảy ra ở những cầu thủ bóng đá bị "kẹp" hoặc va đập vào phía bên ngoài của đầu gối. Các nguyên nhân khác có thể bao gồm vặn và xoay người trong khi trượt tuyết, các cú đánh trên sân bóng, chấn thương do tai nạn xe hơi hoặc xoay đầu gối mạnh khi bàn chân đang đặt trên mặt đất. Thời gian chữa lành đứt dây chằng trong khác nhau tùy thuộc vào từng người và mức độ nghiêm trọng của chấn thương.
Hội chứng này thường khiến bệnh nhân cảm thấy đau đớn, hạn chế sự vận động tự nhiên của khớp gối.
2. Nguyên nhân của chấn thương hoặc đứt dây chằng bên trong đầu gối là gì?
Theo các bác sĩ Y học thể thao, dây chằng bên chày rất dễ bị tổn thương bởi những áp lực hay sức ép tác động lên mặt ngoài khớp gối. Tác động này khiến mặt ngoài khớp gối bị cong lại, trong khi mặt trong thì mở rộng ra. Nếu bị kéo giãn quá mức, dây chằng này sẽ dễ dàng bị rách, để lại những tổn thương lâu dài, khó phục hồi.
Những người chơi thể thao có nguy cơ rất cao đối mặt với chấn thương này. Chẳng hạn như với cầu thủ đá banh, tổn thương dây chằng bên chày có thể xảy ra từ những cú “truy cản từ phía sau”.
3. Dấu hiệu của chấn thương hoặc đứng dây chằng bên trong đầu gối là gì?
Giống như đa số các chấn thương đứt dây chằng chéo đầu gối khác, tình trạng đứt dây chằng bên trong cũng có những dấu hiệu điển hình sau:
- Người bị đứt hoặc rách dây chằng bên trong đầu gối sẽ cảm thấy đau đớn tại mặt trong khớp gối. Khi xoay khớp gối, sẽ cảm nhận cơn đau tăng dần.
- Những hoạt động như gập và xoay ngoài khớp gối sẽ khiến những cơn đau thêm trầm trọng. Khi đó, bệnh nhân nên nghỉ ngơi, chườm nóng để giảm đau.
- Cơn đau do tổn thương loại dây chằng này thường nhức nhối, âm ỉ, dai dẳng, thậm chí có thể gây mất ngủ.
- Hội chứng rách dây chằng bên chày sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy như bị kìm hãm, xuất hiện tiếng lạ (rắc, bụp) khi nâng khớp gối ở bên chân bị tổn thương.
- Bên cạnh những cơn đau, người bị chấn thương dây chằng trong khớp gối còn có nguy cơ đối mặt với các bệnh lý như viêm bao hoạt dịch, viêm gân, viêm khớp hay trẹo trong khớp gối. Những bệnh lý này dễ làm bệnh nhân nhầm lẫn trong bệnh cảnh lâm sàng sau chấn thương khớp gối.
Khi thăm khám lâm sàng, người bị chấn thương dây chằng bên trong gối thường cảm nhận rõ những cơn đau dọc theo chiều dài dây chằng, bám từ lôi cầu trong xương đùi tới điểm bám tận trên xương chày. Nếu dây chằng bị nhổ khỏi chỗ bám trên xương, cơn đau có thể khu trú ở đầu gần hay đầu xa của dây chằng.
Trong khi đó, nếu bị bong dây chằng, bệnh nhân sẽ có điểm nhạy cảm đau lan tỏa hơn. Nếu bị chấn thương dây chằng nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ nhận thấy sự lỏng lẻo ở khớp gối khi vặn trong hoặc vặn ngoài.
Hơn thế nữa, các cơn đau do tổn thương dây chằng bên chày có khả năng gây ra các cơn co cứng cơ, gây ảnh hưởng xấu đến các hoạt động hằng ngày. Vì thế, để điều trị đứt dây chằng bên trong hiệu quả, người bệnh nên tiến hành chụp cộng hưởng từ MRI để xác định triệu chứng lâm sàng.
Song song đó là hiện tượng tràn dịch khớp gối, sưng tấy đầu gối… cũng là dấu hiệu chấn thương dây chằng bên chày. Thế nhưng, đây đôi khi cũng là dấu hiệu của tình trạng tổn thương trong khớp. Để được chẩn đoán bệnh lý, người bệnh cần phải chụp cộng hưởng từ MRI để được khẳng định chính xác nhất.
4. Chấn thương hoặc đứt dây chằng bên trong đầu gối có nguy hiển không?
Chấn thương hoặc đứt dây chằng bên trong sẽ có ba mức độ chấn thương:
- Chấn thương cấp độ 1: Dây chằng không bị rách hoàn toàn, dưới 10% sợi collagen bị đứt, không bị mất vững khớp gối. Phần lớn người bệnh sẽ cảm nhận cơn đau khi có lực tác động lực phía ngoài, khiến đầu gối bị cong, không kèm theo các triệu chứng khác.
- Chấn thương cấp độ 2: Dây chằng không rách hoàn toàn nhưng đau và sưng nhiều hơn cấp độ 1, kèm theo tình trạng mất vững khớp gối. Khi được bác sĩ kiểm tra khớp gối (tương tự cấp độ 1), người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau rõ rệt ở mặt trong đầu gối. Khi hoạt động, người bệnh sẽ cảm thấy khớp gối lỏng lẻo nhẹ.
- Chấn thương cấp độ 3: Dây chằng rách hoàn toàn, kèm theo tình trạng mất vững khớp gối, đau và sưng rất nhiều. Những dây chằng khác ở khớp gối cũng có khả năng bị rách. Khi được kiểm tra, khớp gối xuất hiện tình trạng lỏng khớp rất rõ.
5. Khi bị chấn thương hoặc đứt dây chằng đầu gối cần điều trị và chăm sóc như thế nào?
Để nắm bắt được thông tin về cách chăm sóc và điều trị khi bị đứt dây chằng đầu gối, mới quý độc giả hãy theo dõi videos sau cùng bác sỹ thể thao Nguyễn Trọng Thủy của trung tâm y học thể theo Starsmec nhé
❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
SĐT: 0399.16.1111
✳️ Hoặc đặt lịch khám trực tiếp TẠI ĐÂY
❣️ Thân ái!!!