Bài viết chuyên môn

Chấn thương xương cụt - Lưu ý 5 nguyên nhân và cách khắc phục

Xương cụt là xương cuối cùng của cột sống và được cấu tạo bởi 5 đốt sống tạo thành hình tam giác nối với xương hông.  Chấn thương xương cụt không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, đau xương cụt còn cảnh báo nhiều vấn đề bất thường về sức khỏe. Ở bài viết này lưu ý các bạn 5 nguyên nhân gây ra chấn thương xương cụt phổ biến và phương pháp điều trị.

1. Chấn thương xương cụt là gì?

Trong hệ thống xương cột sống của cơ thể người, xương cụt (hay đốt sống cụt) là phần xương thấp nhất, có nhiệm vụ nâng đỡ và ổn định cột sống. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa xương cụt và xương chậu giúp cơ thể được giữ thăng bằng khi ngồi. Đồng thời, các hoạt động của cơ thể trở nên linh hoạt và dễ dàng hơn. 

Vậy đau xương cụt là bệnh gì? Đó là khi chúng ta cảm thấy đau ở vùng xung quanh xương cụt. Cảm giác đau này có thể là âm ỉ, cũng có thể là đau nhói, nhất là khi ngồi, nằm hoặc hoạt động thể chất.

2. Chấn thương xương cụt - Lưu ý 5 nguyên nhân dưới đây

✅ Chấn thương xương cụt: Xương cụt bị chấn thương là nguyên nhân hàng đầu khiến cho vùng xương này bị đau. Ví dụ, một cú ngã từ trên cao, tai nạn giao thông hay va chạm khi chơi thể thao có thể khiến xương cụt bị gãy hoặc trật khớp xung quanh khu vực này, từ đó gây ra đau đớn.

✅ Ngồi nhiều đau xương cụt: Nếu tính chất công việc buộc bạn phải ngồi một chỗ trong thời gian dài, xương cụt của bạn sẽ dễ bị tổn thương do thường xuyên phải chịu áp lực lớn. Do đó, dân văn phòng là đối tượng cần đặc biệt chú ý tình trạng này.

✅ Thừa cân, béo phì: Tình trạng này khiến xương cụt phải chịu một áp lực lớn. Trong thời gian dài, xương cụt sẽ dần lệch ra vị trí vốn có, chèn ép lên dây thần kinh và gây đau.

✅ Đau xương cụt khi mang thai: Giống như thừa cân hay béo phì, khi mang thai, trọng lượng của người phụ nữ sẽ tăng lên đáng kể khiến phần xương cụt phải chịu một áp lực khá lớn và có thể lệch ra khỏi vị trí vốn có.

✅ Đau xương cụt do bệnh lý: Một số bệnh lý có thể khiến xương cụt bị đau bao gồm:

  • Hội chứng Levator (hội chứng cơ nâng hậu môn): Đây là một loại rối loạn chức năng cơ sàn chậu. Không chỉ khiến xương cụt bị đau, cơn đau do hội chứng này gây ra có thể lan đến hông hoặc các vùng lân cận khác.

  • Rối loạn chức năng sàn chậu: Xảy ra khi các khối cơ và dây chằng vùng sàn chậu bị lão hóa và không có khả năng giữ các cơ quan vùng chậu ở đúng vị trí (thường do sinh nở đường tự nhiên), từ đó chèn ép lên xương cụt và gây đau.

  • Thoái hóa đĩa đệm thắt lưng: Là tình trạng các đĩa đệm và xương ở thắt lưng bị thoái hóa, đồng thời hình thành gai xương gây đau nhức. Nếu không được điều trị đúng cách, cơn đau sẽ dần lan sang các khu vực xung quanh, bao gồm cả xương cụt.

  • Các bệnh lý gây đau xương cụt khác: Nhiễm trùng, khối u, gai xương, tăng sinh xương…

  • Thoái hóa xương khớp: Tương tự các xương khác trên cơ thể, xương cụt cũng có thể bị thoái hóa do tuổi tác. Khi bị thoái hóa xương cụt, người bệnh sẽ có triệu chứng đau ở mông hoặc hông, sau đó cơn đau sẽ dần lan xuống háng, hai chân, đầu gối và nhiều vị trí trên cơ thể.

Xem thêm: Đau cột sống thắt lưng sau khi ngủ dậy - Dấu hiệu của một số bệnh lý xương khớp

3. Chấn thương xương cụt có nguy hiểm không?

Xương cụt bị đau ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của người bệnh.

Theo đó, cơn đau có thể xuất hiện và trở nặng khi người bệnh đi vệ sinh (đặc biệt là táo bón), quan hệ tình dục, tập thể thao,… Bị đau xương cụt ở nữ giới còn khiến kỳ kinh nguyệt trở nên tồi tệ hơn. Thậm chí những hoạt động đơn giản như xoay người, đứng lên hoặc ngồi xuống cũng trở thành nỗi “ám ảnh” với những người bị đau xương cụt.

Do đó, ngay khi phát hiện những điều bất thường, ví dụ đau vùng mông gần xương cụt, người bệnh nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị dứt điểm từ sớm.

4. Biện pháp phòng ngừa chấn thương xương cụt như thế nào?

Để phòng ngừa đau xương cụt, bạn cần lưu ý:

  • Nên vận động thường xuyên. Đặc biệt nếu là dân văn phòng, bạn cần có thời gian nghỉ ngơi để tránh tạo áp lực cho xương cụt.

  • Giữ cân nặng ở mức ổn định, tránh tăng cân quá mức.

  • Đến gặp bác sĩ ngay để kiểm tra nếu bản thân vừa bị chấn thương.

  • Bổ sung những thực phẩm tốt cho xương để hạn chế tình trạng thoái hóa xương khớp.

5. Phương pháp điều trị chấn thương xương cụt như thế nào?

Một số phương pháp điều trị tình trạng đau xương cụt phổ biến có thể kể đến như:

  • Dùng thuốc giảm đau không steroid (NSAID), tuy nhiên phương pháp này không được khuyến khích về lâu dài vì không trị dứt điểm nguyên nhân gây đau và ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày, thận, gan,…

  • Chườm lạnh giúp giảm sưng và đau, sau đó chườm nóng để giảm căng cơ. Cần lưu ý rằng phương pháp này chỉ phù hợp với những trường hợp xương cụt bị đau tạm thời.

  • Dùng gối để giảm áp lực lên xương cụt nếu bạn thường xuyên ngồi lâu, đang tăng cân hoặc mang thai.

  • Phẫu thuật cắt bỏ xương cụt cũng có thể được áp dụng đối với những người bị đau xương cụt mãn tính. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng cần áp dụng phương pháp này.

  • Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) là phương pháp giúp khắc phục chứng đau xương cụt hiệu quả mà không cần phẫu thuật hay dùng thuốc. Liệu trình điều trị kết hợp với phương pháp vật lý trị liệu hiện đại như chiếu tia laser cường độ cao thế hệ IV, máy kéo dãn cột sống TDS, sóng siêu âm… giúp giảm đau và đẩy nhanh quá trình phục hồi.

Đau xương cụt có thể là tình trạng thoáng qua, có thể tự khỏi nhưng cũng có nguy cơ xuất hiện dai dẳng, khiến người bệnh thường xuyên bị cơn đau hành hạ. Vì thế để tránh tình trạng ngày càng trầm trọng hơn, người bệnh nên đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt khi cảm thấy đau vùng mông gần xương cụt.

❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
  SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
  SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.

❣️ Thân ái!!!

Bài viết liên quan
  • RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe
    RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe

    Bạn có biết, rau càng cua không chỉ là một loại rau được chế biến thành các món ăn đầy dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày, mà còn là một loại dược liệu được dùng trong điều trị bệnh. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về loài rau kỳ diệu này nhé.

    Đọc thêm
  • Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?
    Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?

    Bắp cải là một loại rau quen thuộc đối với người Việt Nam. Bắp cải được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày vì chúng ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu lý do vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên nhé.

    Đọc thêm
  • Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng
    Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng

    Bạn có biết, không chỉ quả ớt ăn được mà tất cả các bộ phận của cây ớt từ rễ, thân, gốc, lá đều có những tác dụng tốt đối với sức khỏe. Đặc biệt, lá ớt còn có thể sử dụng để luộc, xào, nấu canh trong bữa ăn hằng ngày. Vậy Lá ớt có những công dụng gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết này nhé.

    Đọc thêm
  • 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý
    5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý

    Tiết canh lợn là món ăn ngon bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Tiết lợn nếu ăn đúng cách và vừa đủ sẽ mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được món này. Sau đây là 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý.

    Đọc thêm
  •  Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe
    Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe

    Từ lâu, mọi người đã sử dụng cây mã đề như một vị thuốc dân gian để chữa một số bệnh nhỏ thông thường. Vậy loài cây nhỏ nhỏ mọc dại này có tác dụng gì đối với sức khỏe? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin nhé!

    Đọc thêm
  • Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?
    Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?

    Báo Sức Khỏe Đời Sống - Căng cơ là những chấn thương phổ biến có thể xảy ra khi tập luyện thể thao. Căng cơ khiến người tập đau nhức, khó vận động và giảm hiệu suất tập luyện. Vậy đâu là cách đối phó?

    Đọc thêm