Bệnh lý về Cơ Xương Khớp

Dịch vụ khám chữa bệnh Cơ - Xương - Khớp tại Starsmec

Đau nhức xương khớp là tình trạng nhiều người có thể gặp phải, nhất là mỗi khi thời tiết trở lạnh đột ngột. Đây có thể là triệu chứng của một bệnh lý xương khớp nào đó như thoái hóa cột sống, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống… Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách nhận biết cơn đau nhức đáng lo ngại mời các bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

1. Đau nhức xương khớp là bệnh gì?

Theo giải phẫu, cấu tạo phần khung xương của người được hình thành từ nhiều loại xương và khớp. Trong đó có 3 thể khớp là khớp động (tay, chân) - khớp bán động (cột sống) - khớp bất động (hộp sọ). Do đặc trưng vận động, sự ảnh hưởng của áp lực sinh ra khi chúng ta vận động, di chuyển, lao động… mà khớp động và khớp bán động thường bước vào giai đoạn lão hóa, suy yếu nhanh hơn. Tình trạng này có thể có mối liên hệ trực tiếp đến yếu tố tuổi tác hoặc không nhưng nó sẽ gây ra các cơn đau nhức xương khớp với các cấp độ khác nhau.

Trong các khớp dễ thoái hóa tổn thương thì có khớp vai, khớp cột sống cổ, cột sống thắt lưng, khớp đầu gối, bàn chân, khớp háng, khuỷu tay… vậy có những bệnh lý nào có thể là nguyên nhân đằng sau gây ra những cơn đau nhức xương khớp này? Dưới đây là một số bệnh lý tiêu biểu nhất:

Bệnh thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là bệnh lý hàng đầu gây ra các cơn đau nhức ở nhiều cấp độ khác nhau. Đây là bệnh lý đặc trưng bởi việc sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương, bào mòn.

Đặc điểm của cơn đau gây ra do bệnh thoái hóa khớp là thường có cường độ đau tăng mỗi khi người bệnh vận động, cơn đau giảm nếu được nghỉ ngơi; cơn đau nghiêm trọng nhất là những hôm trời lạnh, những hôm thời tiết thay đổi đột ngột; có biểu hiện cứng khớp và đau nhức xương khớp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.

Cường độ cơn đau có thể là dai dẳng âm ỉ hoặc cũng có thể đau dữ dội cấp tính. Nếu các tổn thương sụn khớp không được khắc phục sớm thì có thể gây hạn chế vận động, làm khớp biến dạng (do bị bào mòn và người bệnh có tư thế giảm đau), đe dọa nguy cơ tàn phế.

Xem thêm: Thông tin về bốn giai đoạn phát triển của thoái hóa khớp gối

Đau nhức xương khớp do viêm khớp dạng thấp

Đây là một bệnh lý mãn tính ở khớp, có liên quan trực tiếp đến hệ thống miễn dịch, gây phá hủy sụn khớp, xương dưới sụn nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh này đe dọa trực tiếp tới khả năng lao động, khả năng di chuyển của người bệnh.

Đặc điểm đặc trưng của viêm khớp dạng thấp là cơn đau nhức xương khớp có tính đối xứng nhau như đau khớp gối, đau khớp ngón tay. Ngoài đau đớn hành hạ, người bệnh còn có biểu hiện bị sưng phù, đỏ và nóng tại khớp do có tình trạng viêm. Buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc những hôm trời lạnh là cực kỳ khổ sở đối với người viêm khớp dạng thấp vì họ bị co cứng không thể vận động khớp trong nhiều giờ liền. Những người mắc viêm khớp dạng thấp lâu ngày có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thể trạng khiến người sút cân, mệt mỏi, xanh xao, sốt…

Đau nhức xương khớp có thể do bệnh gút

Đây là bệnh xảy ra do rối loạn chuyển hóa purin trong máu khi cơ thể dư thừa đạm quá mức. Bệnh này có đặc trưng là sưng phù, nóng đỏ, rất đau ở các khớp trên cơ thể, đặc biệt là khớp ngón chân, bàn tay, ngón tay, cổ chân hoặc khớp gối. Ngoài đau nhức xương khớp khó chịu, người bệnh còn kèm theo nhiều triệu chứng toàn thân khác như sốt cao, mệt mỏi… Khi không được điều trị, bệnh gút có thể gây biến dạng khớp vĩnh viễn.

Bệnh lao xương khớp

Bệnh này gây ra bởi vi trùng lao tấn công vào các khớp xương và gây ra các cơn đau nhẹ kèm biểu hiện sưng khớp nhưng không nóng đỏ như viêm khớp. Lao xương khớp thường gặp nhất ở các khớp xương lớn như khớp gối, khớp háng hay khớp cột sống. Bệnh này nếu không được điều trị, để lâu có thể gây cản trở vận động, teo cơ, liệt chi.

Đau nhức xương khớp toàn thân do loãng xương

Loãng xương là tình trạng mật độ tế bào xương bị suy giảm nghiêm trọng khi tế bào mới sinh ra không đủ để thay thế cho các tế bào già cỗi bị đào thải. Loãng xương khiến xương yếu, giòn, dễ gãy cùng hàng loạt các triệu chứng khó chịu như đau nhức xương khớp tại các đầu xương, đau sâu ở trong xương, khi đứng/ngồi lâu thì dễ đau mỏi dọc theo chiều dài xương, có cảm giác châm chích toàn thân, đau xương về đêm, giảm chiều cao cơ thể, cơ cứng cơ dọc cột sống….

Ngoài các bệnh lý kể trên, tình trạng đau nhức xương khớp có thể là triệu chứng của một số bệnh lý khác như: bệnh lupus ban đỏ, bệnh lyme, viêm khớp nhiễm trùng, bệnh lậu...

2. Những triệu chứng nào thường gặp khi bị bệnh đau nhức xương khớp?

Tùy vào từng bệnh lý mà cơn đau lưng hoặc đau nhức xương khớp có thể kèm theo nhiều triệu chứng đặc trưng khác. Tuy nhiên, một số dấu hiệu rất chung có thể gặp trong mọi bệnh lý có thể liệt kê đó là:

  • Cơn đau nhức xương khớp nhẹ, tần suất đau thưa thớt ở giai đoạn khởi phát.

  • Tình trạng nặng hơn có thể gây ra cơn đau cấp tính với nhiều triệu chứng kèm theo như: Cơn đau nghiêm trọng hơn vào chiều tối, ban đêm hoặc rạng sáng, lúc mới ngủ dậy; đau nhức kèm theo tê bì tay chân, nhức mỏi toàn thân, xương khớp rất mỏi mỗi khi đứng lâu/ngồi lâu;

  • Cơn đau nhức xương khớp đột ngột xuất hiện thường là đau dữ dội vài giờ rồi tự hết, đôi lúc lại đau âm ỉ trong nhiều ngày;

  • Cảm giác đau nhói mỗi khi làm việc quá sức, khuân vác nặng; vùng đau sưng đỏ, buốt nóng hoặc tê không còn cảm giác;

  • Đau cảm nhận rõ khi ấn vào điểm đau và thuyên giảm nếu được nghỉ ngơi đủ.

Trong thực tế, cơn đau nhức xương khớp thường xảy ra nhiều nhất ở người từ 40 tuổi trở lên. Ngoài ra, phụ nữ sau sinh, người trẻ trong độ tuổi lao động hay hoạt động mạnh cũng có thể bị đau.

3. Nguyên nhân của các bệnh đau nhức là gì?

Y học hiện đại thì đưa ra nhiều nguyên nhanh cả chủ quan và khách quan gây đau nhức xương khớp nhưng tựu chung lại vẫn là tình trạng mật độ xương, dịch khớp suy giảm hoặc do viêm sưng trong xương. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể được kể đến là:

  • Tuổi tác cao là nguyên nhân khiến cho khả năng tổng hợp tế bào mới trong cấu trúc xương, đĩa đệm, sụn và bao màng hoạt dịch suy giảm.

  • Chấn thương do nhiều nguyên nhân gây viêm tại xương, sụn khớp.

  • Rối loạn chuyển hóa sinh ra do cơ thể thiếu hụt canxi, bệnh đái tháo đường, thừa cân, …

  • Thời tiết thay đổi đột ngột ảnh hưởng đến tuần hoàn máu đến xương khớp.

  • Sự ảnh hưởng của bia rượu, chất kích thích tới quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Hoặc các nguyên nhân gây ra do các bệnh lý về xương khớp như:

  • Thoái hóa cột sống: Khi bắt đầu bước vào độ tuổi 35, cột sống của con người sẽ bị thoái hóa, bào mòn do nhiều tác nhân, từ đó gây ra những cơn đau nhức xương khớp kéo dài khiến đốt sống và sụn khớp bị khô lại, cọ xát dây thần kinh gây đau cấp tính hoặc mãn tính tại vùng tổn thương.

  • Thoát vị đĩa đệmKhi bao xơ bị rách, nhân nhầy trong đĩa đệm sẽ tràn ra ngoài, chèn ép lên rễ thần kinh và gây đau nhức xương khớp âm ỉ. Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở vùng lưng và cổ, căn bệnh này gây đau vùng cổ, lưng lan xuống cả cánh tay và 2 chân.

  • Viêm đa khớp dạng thấp: Bệnh viêm đa khớp dạng thấp có các triệu chứng đặc trưng như viêm khớp đối xứng, gây đau nhức xương khớp và cơ cứng các khớp. Bệnh thường gặp nhất ở bàn tay hoặc bàn chân.

  • Đau dây thần kinh tọa: Khi dây thần kinh bị tổn thương sẽ gây đau tại vùng thắt lưng, cơn đau tập trung vào một bên lưng và nhức mỏi chân.

  • Loãng xương: Những người bị loãng xương sẽ thường xuyên gặp triệu chứng đau nhức xương khớp toàn thân. Người bệnh cần chú ý đến biểu hiện này để thiết lập lại chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp xương chắc khỏe.

  • Lao xương khớp: lao xương khớp thường xuất hiện khi vi trùng lao tấn công các khớp xương, từ đó gây đau nhức toàn thân, sưng to khớp.

4. Điều trị bệnh đau nhức xương khớp như thế nào?

◾ Điều trị bằng các loại thuốc Tây giảm đau nhanh

Bao gồm các nhóm thuốc giãn cơ,thuốc corticoid, kháng viêm không steroid, thuốc ức chế COX-2 … Khi sử dụng người dùng cần lưu ý đến một số tác dụng phụ của thuốc như viêm loét dạ dày, tổn thương gan, thận, xuất huyết đường tiêu hóa, chán ăn, buồn nôn,…do đó cần thận trọng khi sử dụng lâu dài.

◾ Cách chữa đau nhức xương khớp bằng thuốc Nam

Từ xưa đến nay, có rất nhiều bài thuốc được biết đến có tác dụng hỗ trợ giảm đau xương khớp như lá lốt, đu đủ, ngải cứu… Những bài thuốc này cần được sử dụng thời gian dài, nhưng không phải ai cũng đạt hiệu quả do mỗi cơ địa khác nhau. Chính vì thời gian dài nên không phù hợp với những người công việc bận rộn, thường xuyên đi trực ca hay công tác….

◾ Điều trị đau nhức xương khớp toàn thân bằng vật lý trị liệu

♦ Châm cứu, Xoa bóp, bấm nguyệt: Kích thích huyệt đạo quan trọng có tác dụng giảm đau nhức xương khớp toàn thân vô cùng hiệu quả.

♦ Chườm nóng/lạnh: Sử dụng nhiệt nóng hoặc lạnh tác động trực tiếp lên vùng bị tổn thương cũng là cách giúp các cơn đau thuyên giảm tức thì.

Tuy nhiên, những phương pháp này cần thời gian điều trị dài ngày, tác dụng lại mang tính chất ngay tại thời điểm điều trị, tình trạng đau nhức sẽ nhanh tái phát lại.

Đến với Trung tâm y học thể thao Starsmec, các bác sĩ sẽ thăm khám cho bệnh nhân, sau đó tùy vào mức độ của bệnh để đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.

Mời quý khách hàng gọi ngay đến số hotline 0399.16.1111 để được tư vấn và báo giá dịch vụ.

❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
  SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn Trọng Thuỷ:
  SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.
❣️ Thân ái!!!

 

Bài viết liên quan
  • Các bệnh cần sử dụng phương pháp phục hồi chức năng
    Các bệnh cần sử dụng phương pháp phục hồi chức năng

    Phục hồi chức năng là biện pháp hồi phục lại các chức năng bị giảm hoặc bị mất do chấn thương, tai nạn, đột quỵ, bại não... gây ra. Quá trình này thường được thực hiện song song với phòng và chữa bệnh nhằm mang lại kết quả chữa trị cao nhất, giúp người bệnh mau chóng lấy lại sức khỏe tốt và có hệ xương khớp chắc khỏe.

    Đọc thêm
  •  Các phương pháp vật lý trị liệu mang lại hiệu quả cao
    Các phương pháp vật lý trị liệu mang lại hiệu quả cao

    Trong nhiều năm gần đây, phương pháp vật lý trị liệu được khá nhiều bác sĩ quan tâm do những hiệu quả mà kĩ thuật này mang lại cho người bệnh. Ngoài ra, mức độ rủi ro của phương pháp điều trị này cũng khá thấp, đề cao sự an toàn cho bệnh nhân. Mặc dù, đây không phải là một kĩ thuật mới trong y khoa nhưng thực tế vẫn còn rất nhiều người hiểu rõ những chức năng của chúng.

    Đọc thêm
  • Chấn thương thể thao: Các loại chấn thương thường gặp và phương pháp điều trị
    Chấn thương thể thao: Các loại chấn thương thường gặp và phương pháp điều trị

    Vận động thể thao rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu tập luyện không đúng cách sẽ gây ra những chấn thương cho cơ thể, ảnh hưởng tới sức khỏe. Bài viết này sẽ giúp bạn thấy rõ hơn những chấn thương thường gặp khi tập luyện thể thao và phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

    Đọc thêm
  • Vật lý trị liệu
    Vật lý trị liệu

    Trong vật lý trị liệu, các chuyên gia được đào tạo đánh giá và điều trị chức năng thể chất như chấn thương, khuyết tật, bệnh lý, bẩm sinh hoặc tình trạng liên quan. Theo Hiệp hội Vật lý trị liệu Hoa Kỳ (APTA), nhà trị liệu vật lý là một chuyên gia y tế được đào tạo và cấp phép có kinh nghiệm chẩn đoán các bất thường về thể chất, giúp phục hồi chức năng vận động, duy trì chức năng thể chất và thúc đẩy hoạt động, chức năng thích hợp.

    Đọc thêm