Thoái hóa khớp - Điều trị và chăm sóc thế nào?
Thoái hóa khớp là bệnh khớp mạn tính có đặc điểm là nứt vỡ và mất sụn khớp cùng với những thay đổi khác của khớp, bao gồm phì đại xương (hình thành gai xương). Triệu chứng bao gồm đau xuất hiện dần dần, tăng hoặc khởi phát sau vận động, cứng khớp kéo dài < 30 phút sau khi thức dậy và sau khi không hoạt động, và thỉnh thoảng có sưng khớp. Thoái hóa khớp nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ tàn tật cho người bệnh. Vậy điều trị và chăm sóc người bị thoái hóa khớp như thế nào chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết này.
1. Thoái hóa khớp là gì?
Thoái hóa khớp là một rối loạn mãn tính làm tổn thương sụn và các mô xung quanh khớp. Sụn khớp được xem là lớp đệm bao phủ bề mặt xương, cấu tạo từ tế bào sụn và chất căn bản. Sụn khớp có chức năng bảo vệ, giảm ma sát trong khớp và đóng vai trò như một “bộ giảm xóc”.
Xem thêm: Mách bạn những thực phẩm giúp hỗ trợ tăng dịch và tái tạo sụn khớp
Thoái hóa khớp là tổn thương thường gặp nhất trong hơn 100 loại tổn thương viêm khớp khác nhau. Theo thống tình trạng này ảnh hưởng đến 27 triệu người Mỹ và gần như tất cả mọi người ở độ tuổi 80. Đối với độ tuổi trẻ hơn thì nam giới dễ bị thoái hóa khớp do chấn thương. Tuy nhiên, sau 70 tuổi, tỷ lệ mắc là bình đẳng giữa hai giới. Theo nghiên cứu, tình trạng này cũng liên quan đến vấn đề chủng tộc, kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ mắc thoái hóa khớp ở người Nhật khá cao trong khi người da đen ở Bắc Phi, người Đông Ấn Độ và người Bắc Trung Quốc thì tỷ lệ mắc lại rất thấp.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Giai đoạn từ năm 2011 đến 2020 được Tổ chúc Y tế Thế giới (WHO) xem là “Thập niên xương khớp”. Riêng ở Việt Nam, theo ước tính trong một nghiên cứu về tình trạng thoái hóa khớp cho thấy tình trạng này đang ngày càng phổ biến và có dấu hiệu trẻ hóa, thống kê cho thấy có 30% người trên tuổi 35, 60% người trên tuổi 65 và 85% người trên tuổi 85 gặp vấn đề về thoái hóa khớp.
2. Những vị trí khớp nào trên cơ thể dễ bị thoái hóa?
Viêm khớp thoái hóa có thể ảnh hưởng đến mọi khớp trên cơ thể, một số khớp chịu nhiều ảnh hưởng như đầu gối, cột sống, háng, ngón tay, cổ chân… Thông thường, bạn sẽ chỉ gặp các triệu chứng ở 1 khớp hoặc một vài khớp cùng một lúc.
✅ Thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối là tình trạng thường gặp nhất, xảy ra khi lớp sụn bao bọc khớp gối bị hao mòn, rách hoặc tiêu biến. Phần xương khớp gối không còn được lớp sụn bảo vệ chà xát lên nhau gây đau đớn, viêm sưng hạn chế trong di chuyển. Trong nhiều trường hợp, viêm khớp do thoái hóa thúc đẩy các gai xương trên khớp gối hình thành dẫn đến bệnh gai khớp gối và làm trầm trọng hơn.
Xem thêm: Thoái hóa khớp gối - Điều trị và chăm sóc thế nào?
✅ Thoái hóa khớp háng
Những bệnh nhân gặp tình trạng thoái hóa khớp háng thường sẽ đi lại khó khăn. Ở giai đoạn đầu của bệnh thường khó chẩn đoán vì cơn đau có thể xuất hiện ở các vị trí khác nhau, bao gồm háng, đùi, mông hoặc đầu gối. Cơn đau có thể nhói và buốt hoặc có thể đau âm ỉ và phần hông thường cứng
Xem thêm: Thoái hóa khớp háng - Điều trị chăm sóc như thế nào?
✅ Thoái hóa khớp cùng chậu
Các triệu chứng dễ gặp nhất khi bị viêm khớp cùng chậu thường là đau thắt lưng, hông, cảm giác tê bì chân khi ngồi lâu một tư thế, mệt mỏi. Viêm thoái hóa khớp cùng chậu là tình trạng viêm khớp, sưng đau ở khớp nối xương cụt nằm dưới cột sống thắt lưng và xương cánh trên. Người bệnh có thể bị ở 1 khớp hoặc cả 2 khớp cùng chậu.
✅ Thoái hóa khớp cổ tay, bàn tay
Thoái hóa các khớp ở bàn tay, cổ tay thường gặp ở người lớn tuổi. Lúc này, lượng máu được cung cấp để nuôi dưỡng vùng khớp nói chung và khớp bàn tay, ngón tay bị suy giảm gây ra tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng ở các sụn, giảm sức chịu lực trước tác động liên tục và hàng ngày lên khớp.
Xem thêm: Lợi ích của việc ngâm chân đối với hệ xương khớp
3. Nguyên nhân nào gây ra thoái hóa khớp?
Thoái hóa khớp được phân loại là nguyên phát (vô căn) hoặc thứ phát do một số nguyên nhân đã biết.
Nguyên nhân nguyên phát
Thoái hóa khớp xảy ra liên quan đến độ tuổi. Hàm lượng nước trong sụn khớp tăng dần theo tuổi tác, điều này là hàm lượng và chất lượng Protid trong sụn giảm dẫn đến việc sụn khớp bắt đầu thoái hóa. Vận động trong thời gian dài khiến phần sụn này bị tổn thương, gây nên tình trạng nứt, bong thậm chí là tiêu biến sụn, gia tăng ma sát giữ khớp gây nên đau và thoái hóa.
Nguyên nhân thứ phát
-
Di truyền: Tình trạng này xảy ra ở một số đối tượng có khiếm khuyết di truyền ở những gen có chức năng hình thành sụn. Việc này dẫn đến hao hụt ở sụn khớp, đẩy nhanh tình trạng thoái hóa.
-
Béo phì: Thừa cân làm tăng nguy cơ thoái hóa ở khớp gối, hông và cột sống. Vì vậy việc duy trì chỉ số cơ thể hoặc giảm cân để về trọng lượng lý tưởng giúp ngăn ngừa hiện tượng thoái hóa cũng như làm giảm tốc độ tiến triển khi bệnh bắt đầu hình thành.
-
Chấn thương: Đây được xem là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển tình trạng viêm khớp thoái hóa.
-
Sử dụng khớp quá nhiều với tần suất cao: Lạm dụng một số khớp nhất định làm tăng nguy cơ phát triển viêm xương khớp. Ví dụ, với những người thường xuyên làm việc nặng nhọc về tay chân như bốc vác, làm việc thủ công đòi có nguy cơ phát triển thoái hóa khớp cổ tay, cổ chân cao hơn.
-
Ảnh hưởng bởi những bệnh xương khớp khác: Những người bị viêm khớp dạng thấp có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp. Ngoài ra, một số tình trạng hiếm gặp, chẳng hạn như thừa sắt hoặc dư thừa hormone tăng trưởng, làm tăng cơ hội phát triển bệnh.
4. Triệu chứng nhận biết bệnh thoái hóa khớp như thế nào?
Các biểu hiện trong thoái hóa khớp thường phát triển chậm và mức độ tăng nặng hơn theo thời gian, các dấu hiệu thường gặp nhất bao gồm:
-
Đau nhức: Các khớp bị ảnh hưởng có thể bị đau trong hoặc sau khi vận động, các cơn đau thường âm ỉ và biến mất khi người bệnh không hoạt động. Nếu không được điều trị kịp thời, các cơn đau tăng nặng về mức độ và kéo dài hơn, gây cho người bệnh nhiều đau đớn và phiền toái hơn.
-
Cứng khớp: Triệu chứng này thường đi kèm với những cơn đau và được thấy dễ dàng nhất sau khi bệnh nhân thức dậy, hoặc sau một thời gian không vận động, di chuyển. Xem thêm: Cứng khớp sau khi ngủ dậy - Cảnh báo một số bệnh lý xương khớp
-
Xuất hiện tiếng khớp kêu khi di chuyển: Người bệnh có thể cảm thấy một cảm giác nóng ran khi sử dụng khớp và có thể nghe thấy tiếng lộp cộp hoặc lách cách khi cử động.
-
Teo cơ, sưng tấy: Thoái hóa khớp kéo dài thường dẫn đến tình trạng sưng tấy làm biến dạng các khớp và vùng cơ xung quanh khớp. Nếu không vận động trong thời gian dài sẽ gây teo cơ, đầu gối bị lệch khỏi trục,…
5. Phương pháp nào được sử dụng chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp?
Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội thấp khớp học Mỹ-ACR (American College of Rheumatology), 1991, có thể chẩn đoán viêm thoái hóa khớp dựa vào:
✅ Yếu tố nguy cơ
-
Phát hiện gai xương ở rìa khớp (trên X Quang).
-
Có dịch thoái hoá.
-
Độ tuổi trên 38 tuổi
-
Có dấu hiệu cứng khớp dưới 30 phút.
-
Xuất hiện tiếng lách khách, lục khục khi cử động khớp.
✅ Biểu hiện lâm sàn
-
Tràn dịch khớp: đôi khi thấy ở khớp gối, do phản ứng viêm của màng hoạt dịch.
-
Biến dạng khớp: Xuất hiện các gai xương, do lệch trục khớp hoặc thoát vị màng hoạt dịch.
✅ Các phương chẩn đoán hình ảnh
-
Chụp X-quang quy ước: Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hoá khớp của Kellgren và Lawrence:
-
Giai đoạn 1: Xuất hiện gai xương nhỏ hoặc nghi ngờ có gai xương.
-
Giai đoạn 2: Tình trạng mọc gai xương rõ ràng.
-
Giai đoạn 3: Hẹp khe khớp vừa.
-
Giai đoạn 4: Hẹp khe khớp kèm theo nhiều kèm xơ xương dưới sụn.
-
-
Siêu âm khớp: Phương pháp này nhằm kiểm tra tình trạng hẹp khe khớp, gai xương, tràn dịch khớp, đo độ dày sụn khớp, màng hoạt dịch khớp, giúp phát hiện các mảnh sụn thoái hóa bong vào trong ổ khớp.
-
Chụp cộng hưởng từ (MRI)): phương pháp này có thể quan sát được hình ảnh khớp một cách đầy đủ với hình ảnh biểu thị bằng không gian ba chiều, giúp phát hiện được các tổn thương ở sụn khớp, dây chằng, màng hoạt dịch.
-
Nội soi khớp: Phương pháp này giúp quan sát trực tiếp được các tổn thương thoái hoá của sụn khớp ở các mức độ khác nhau, kết hợp sinh thiết màng hoạt dịch để làm xét nghiệm tế bào chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khớp khác.
-
Làm xét nghiệm máu và sinh hoá: Đo tốc độ lắng máu bình thường.
-
Dịch khớp: Tế bào dịch khớp < 1000 tế bào/1mm3.
Xem thêm: Gai xương khớp gối do đâu? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị?
✅ Đối tượng dễ mắc bệnh
Đối tượng nào dễ mắc thoái hóa hóa khớp? Trong suy nghĩ của nhiều người, đây là là căn bệnh của người già. Hiện tượng này xảy ra khi cơ thể bắt đầu vào giai đoạn lão hóa, tuy nhiên với xu hướng ngày càng trẻ hóa, căn bệnh viêm xương khớp này ngày càng phổ biến ở nhiều nhóm đối tượng như:
-
Người lớn tuổi;
-
Người làm việc tay chân ở mức độ thường xuyên và liên tục
-
Người tập luyện thể thao ở cường độ cao và có tiền sử chấn thương
-
Người có các dị dạng bẩm sinh hoặc biến dạng thứ phát sau khi gặp chấn thương
-
Người thừa cân, béo phì;
6. Bệnh thoái hóa khớp có nguy hiểm không?
Thoái hóa khớp nếu không được điều trị và chẩn đoán kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
-
Bệnh gút (gout): Đây được xem là biến chứng của thoái hóa khớp, tình trạng này dẫn đến sự thay đổi ở sụn dẫn đến việc hình thành các tinh thể urat natri trong khớp dẫn đến mắc bệnh gout và sưng đau.
-
Trầm cảm và lo âu: Nhiều nghiên cứu nhận thấy rằng những cơn đau do viêm khớp thoái hóa có liên hệ mật thiết với chứng trầm cảm lo âu, nhiều bệnh nhân chia sẽ họ có lo lắng về mặt tinh thần khi mắc bệnh.
-
Tăng cân: Khi các khớp bị sưng đau dẫn đến người bệnh có xu hướng ít vận động lại, điều này dẫn đến nguy cơ béo phì do thiếu vận động.
-
Rối loạn giấc ngủ: Những cơ đau khiến người bệnh trở nên khó khi vào giấc ngủ và có được một giấc ngủ ngon và sâu.
-
Vôi hóa sụn khớp: Thoái hóa xương khớp hình thành các tinh thể canxi lắng đọng trong sụn. Vôi hóa sụn khớp làm cho tình trạng viêm trở nên nặng hơn, có thể dẫn đến những cơn đau cấp tính.
Các biến chứng viêm khớp thoái hóa khác gồm:
-
Xương bị hoại tử
-
Gãy xương
-
Chảy máu hoặc nhiễm trùng
-
Gân và dây chằng quanh khớp bị tổn thương
7. Chăm sóc và điều trị người bị bệnh thoái hóa khớp như thế nào
Không có cách chữa trị cho bệnh thoái hóa khớp, nhưng tình trạng không nhất thiết trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Có một số phương pháp điều trị để giúp giảm các triệu chứng đau khớp do thoái hóa.
✅ Tập thể dục
Đây là phương pháp điều trị quan trọng nhất dành cho những người bị viêm khớp thoái hóa. Các bài tập được khuyến nghị bao gồm kết hợp các hoạt động giúp tăng cường cơ bắp và cải thiện thể lực.
Nhiều người suy nghĩ việc tập thể dục sẽ khiến những cơn đau do bệnh tăng nặng, tăng nguy cơ cứng khớp.Tuy nhiên, tập thể dục thường xuyên giúp bạn vận động, xây dựng cơ bắp và tăng cường sức mạnh cho các khớp thường giúp cải thiện các triệu chứng. Rèn luyện thể lực cũng là trợ thủ đắc lực cho việc giảm cân, điều chỉnh lại tư thế, giảm căng thẳng và đặc biệt cải thiện hiệu quả các triệu chứng.
Bác sĩ hoặc một nhà vật lý trị liệu, sẽ thảo luận về những lợi ích bạn có thể có được từ việc tập thể dục và có thể đưa ra cho bạn một kế hoạch tập thể dục để theo dõi tại nhà. Quá trình rèn luyện cần tuân thủ theo kế hoạch được đưa ra tránh tập sai làm ảnh hưởng xấu đến các khớp.
✅ Giảm cân
Thừa cân hoặc béo phì làm cho tình trạng viêm xương khớp trở nên tồi tệ hơn. Để biết bạn có thừa cân hay béo phì hay không, bạn có thể sử dụng các công cụ tính trọng lượng phù hợp .
Nếu bạn đang trong tình trạng thừa cân hoặc béo phì, hãy cố gắng giảm cân bằng việc tham gia các hoạt động thể chất và có chế độ ăn uống lành mạnh hơn.
✅ Thuốc giảm đau
Một số thuốc giảm đau có thể được bác sĩ khuyến nghị trong điều trị để cải thiện các triệu chứng. Loại thuốc giảm đau sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau và các tình trạng hoặc vấn đề sức khỏe khác mà bạn gặp phải. Một số thuốc được khuyến nghị sử dụng như
-
Paracetamol
Nếu bạn bị đau do viêm xương khớp, bác sĩ có thể đề nghị dùng paracetamol để tiến hành điều trị. Khi dùng paracetamol, luôn sử dụng liều mà bác sĩ đa khoa khuyến cáo và không vượt quá liều tối đa ghi trên bao bì.
-
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Nếu sử dụng paracetamol không giúp bạn kiểm soát hiệu quả các cơn đau, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống viêm không steroid (NSAID) .
NSAID là thuốc giảm đau hoạt động bằng cách giảm viêm, một số NSAID có sẵn dưới dạng kem mà bạn có thể bôi trực tiếp lên các khớp bị ảnh hưởng. Ngoài việc giúp giảm đau, chúng cũng có thể giúp giảm sưng khớp.
Bác sĩ sẽ thảo luận với bạn về loại NSAID mà bạn nên dùng, những lợi ích và rủi ro liên quan đến nó.
Có thể cần dùng viên nén NSAID nếu paracetamol và NSAID dạng kem không làm dịu cơn đau. Chúng có thể không phù hợp với những người mắc một số bệnh như hen suyễn, loét dạ dày hoặc đau thắt ngực, đau tim hoặc đột quỵ . Nếu bạn đang dùng aspirin liều thấp , hãy hỏi bác sĩ của bạn xem bạn có nên sử dụng NSAID hay không.
Nếu bác sĩ của bạn khuyến nghị hoặc kê đơn NSAID để uống, họ thường cũng sẽ kê một loại thuốc được gọi là chất ức chế bơm proton (PPI) để uống cùng lúc. NSAID có thể phá vỡ lớp niêm mạc trong dạ dày để bảo vệ nó khỏi axit dạ dày. PPI làm giảm lượng axit do dạ dày tạo ra, giảm nguy cơ tổn thương niêm mạc dạ dày của bạn.
-
Tiêm steroid
Steroid là một loại thuốc có chứa các phiên bản nhân tạo của hormone cortisol và đôi khi được sử dụng để điều trị các vấn đề về cơ xương đặc biệt đau đớn.
Một số người bị thoái hóa khớp được khuyến nghị tiêm steroid khi các phương pháp điều trị khác không có kết quả khả quan.Thuốc tiêm sẽ được thực hiện trực tiếp vào khu vực bị ảnh hưởng. Bạn có thể được gây tê cục bộ trước để làm tê và giảm đau. Thuốc tiêm steroid có tác dụng nhanh chóng và có thể giảm đau trong vài tuần hoặc vài tháng.
✅ Sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu tự thân
Sử dụng PRP trong điều trị các vấn đề ở khớp là giải pháp hiện đại được nghiên cứu cho hiệu quả nhanh chóng với khả năng tự chữa lành tự nhiên, an toàn cho người bệnh.
Xem thêm: Những lưu ý quan trọng khi tiêm huyết tương giàu tiểu cầu
✅ Chườm nóng hoặc lạnh
Chườm nóng hoặc lạnh lên khớp có thể làm giảm cơn đau và các triệu chứng của viêm xương khớp ở một số người. Bạn có thể tự chuẩn bị với một chai nước hoặc túi chườm nóng lạnh và chườm trực tiếp lên vùng bị đau.
Xem thêm: Những lưu ý đối với người bị tràn dịch khớp gối khi chườm nóng - chườm lạnh
✅ Thiết bị hỗ trợ
Nếu viêm khớp thoái hóa gây ra các vấn đề về vận động hoặc gây khó khăn khi thực hiện các công việc hàng ngày, một số thiết bị có thể giúp ích trong điều trị và cải thiện điều này. Nếu bạn gặp tình trạng thoái hóa ở chi dưới, chẳng hạn như hông, đầu gối hoặc bàn chân, chuyên gia vật lý trị liệu sẽ đề xuất những đôi giày chuyên dụng cho bạn.
Giày chuyên dụng có phần đế giảm sốc có thể giúp giảm bớt một số áp lực lên các khớp ở chân khi bạn đi bộ. Lớp lót đặc biệt có thể giúp phân tán trọng lượng của bạn đồng đều hơn. Nẹp và hỗ trợ chân cũng hoạt động theo cách tương tự. Nếu tình trạng thoái hóa khớp xảy ra ở hông hoặc đầu gối làm ảnh hưởng đến khả năng vận động, bạn có thể cần sử dụng thiết bị hỗ trợ đi bộ như gậy hoặc nạng.
✅ Liệu pháp trị liệu thủ công
Việc không thường xuyên vận động và sử dụng cơ bắp làm có thể làm tăng độ cứng do viêm xương khớp. Liệu pháp này là một kỹ thuật sử dụng bàn tay của để tác động lên phần chi làm kéo căng và xoa bóp các mô cơ thể để giữ cho khớp của bạn trở nên dẻo dai và linh hoạt hơn..
✅ Phẫu thuật
Phẫu thuật điều trị thoái hóa khớp chỉ cần thiết trong một số ít trường hợp đã tham gia trị liệu bằng các biện pháp khác nhưng không đạt kết quả hoặc phần khớp gặp tổn thương ở mức nghiêm trọng. Phẫu thuật này có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng, tăng khả năng vận động và chất lượng cuộc sống của bạn.
✅ Thay khớp
Thay khớp là phẫu thuật tái tạo khớp, có thể được áp dụng hầu hết các khớp như gối, háng, ngón tay…. Khi phẫu thuật thay khớp, bác sĩ sẽ bỏ phần khớp đã hư hại và thay thế vào đó phần khớp nhân tạo được làm bằng các vật liệu y sinh đặc biệt. Tuổi thọ của khớp nhân tạo có thể kéo dài từ 15-20 năm hoặc hơn.
Cách chăm sóc người bệnh thoái hóa khớp
Với sự hỗ trợ và chăm sóc phù hợp, người bệnh có thể có một cuộc sống khỏe mạnh mà không gặp quá nhiều nguy cơ từ bệnh.
✅ Sống lành mạnh
Một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp giữ cho cơ bắp chắc khỏe và kiểm soát cân nặng của bạn, điều này rất tốt cho bệnh xương khớp và mang lại lợi ích sức khỏe khác.
Xem thêm: Tác dụng của ánh nắng mặt trời đối với hệ xương khớp của bạn
✅ Uống thuốc theo chỉ dẫn bác sĩ
Ghi nhớ toa thuốc của bác sĩ và uống thuốc theo đúng chỉ định ngay cả khi những triệu chứng bệnh đã giảm nhẹ. Nếu có bất kỳ những thắc mắc hoặc tác dụng phụ mà người bệnh nghĩ rằng họ đang gặp phải khi sử dụng thuốc cần thông báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn và cho các phương án phù hợp hơn. Trao đổi với bác sĩ khi muốn thay đổi qua một đơn thuốc khác hoặc loại thuốc khác.
✅ Thăm khám định kỳ thường xuyên
Viêm khớp thoái hóa là một tình trạng lâu dài, người bệnh nên đi thăm khám định kỳ thường xuyên để được đánh giá và được bác sĩ cho những lời khuyên về triệu chứng hoặc tình trạng hiện tại của mình.
✅ Tiêm phòng
Những người mắc các bệnh lâu dài như thoái hóa khớp được khuyến khích tiêm phòng cúm hàng năm để bảo vệ khỏi bệnh cúm. Một số vắc xin khác được khuyến nghị như vắc xin phòng phế cầu giúp bảo vệ chống lại viêm phổi do phế cầu khuẩn .
8. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp?
Mặc dù tình trạng viêm do thoái hóa khớp phổ biến hơn khi chúng ta già đi, nhưng đây không phải là một phần tất yếu của quá trình lão hóa. Khi các nhà nghiên cứu làm việc để tìm hiểu nguyên nhân của viêm xương khớp, họ có thể đưa ra lời khuyên để giúp ngăn ngừa bệnh hoặc sự tiến triển của bệnh và giảm bớt ảnh hưởng của nó đến cuộc sống của bạn.
Xem thêm: Lợi ích của việc ngâm chân đối với hệ xương khớp
✅ Kiểm soát trọng lượng
Nếu bạn đang ở mức cân nặng hợp lý, việc duy trì cân nặng đó giúp bạn có thể ngăn ngừa phát triển bệnh. Nếu bạn thừa cân, giảm cân có thể là phương pháp phòng ngừa thoái hóa khớp tốt nhất.
Theo dữ liệu từ NHANES cho thấy phụ nữ béo phì có nguy cơ mắc thoái hóa khớp cao gấp gần 4 lần so với phụ nữ bình thường. Nguy cơ đối với nam giới béo phì cao hơn gần 5 lần so với nam giới không béo phì. Giảm ít nhất 5% trọng lượng cơ thể có thể làm giảm căng thẳng ở đầu gối, hông và lưng dưới.
✅ Rèn luyện sức khỏe từ việc tập luyện thể dục
Một chế độ luyện tập khoa học giúp cải thiện được tình trạng sức khỏe cũng như nâng cao sự linh hoạt, dẻo dai cho các khớp. Tuy nhiên để tránh chấn thương không đáng có bạn nên tập luyện với cường độ hợp lý, có hướng dẫn viên kèm theo để tránh tập sai động tác ảnh hưởng đến các khớp.
✅ Tránh chấn thương
Bị chấn thương khớp khi còn trẻ có thể dẫn đến thoái hóa khớp cùng khớp khi lớn tuổi. Để tránh chấn thương khớp khi tập thể dục hoặc chơi thể thao, hãy ghi nhớ những khuyến cáo sau:
-
Không uốn cong quá 90 độ khi thực hiện động tác gập đầu gối.
-
Luôn giữ cho bàn chân bằng phẳng nhất có thể trong khi duỗi để tránh chấn thương ở đầu gối.
-
Khi nhảy, tiếp đất với đầu gối cong.
-
Khởi động trước khi tham gia các môn thể thao hoặc các hoạt động thể lực
-
Mang giày vừa vặn.
-
Tập thể dục trên bề mặt mềm, có ma sát, tránh vận động trên các bề mặt cứng như đường nhựa, sân bê tông.
Nếu bạn bị chấn thương khớp, điều quan trọng là phải được điều trị y tế kịp thời và thực hiện các bước để tránh tổn thương thêm.
✅ Ăn uống khoa học
Mặc dù không có chế độ ăn uống cụ thể nào được chứng minh là có thể ngăn ngừa bệnh nhưng một số chất dinh dưỡng nhất định có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh hoặc mức độ nghiêm trọng của tình trạng này như bổ sung Axit béo omega-3, vitamin D, ăn nhiều rau xanh, trái cây và hạn chế đồ chế biến nhiệt độ cao.
❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.
❣️ Thân ái!!!