Bài viết chuyên môn

Thông tin về bốn giai đoạn phát triển của thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp là tình trạng lớp đệm tự nhiên giữa các sụn khớp ở đầu gối bị bào mòn,  khiến các đầu xương bị cọ sát vào nhau và thường xuất hiện ở những người trên 40 tuổi. Bệnh lý thoái hóa khớp đầu gối tiến triển qua 4 giai đoạn được xác định .

1. Giai đoạn 1: Biểu hiện không rõ ràng, khoảng 10% sụn khớp bị biến mất.

Biểu hiện lâm sàng: 

● Thường ở giai đoạn đầu tiên, thoái hóa khớp gối không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng, tại khớp gối chưa có nhiều dấu hiệu bất thường để định hướng đến chẩn đoán.

● Bệnh nhân đi lại vận động bình thường. Có thể xuất hiện đau khớp gối khi bệnh nhân hoạt động quá nhiều vùng khớp gối, đứng lên ngồi xuống liên tục, lên xuống cầu thang hay ngồi xổm.

● Tại khớp gối không có hiện tượng sưng nóng đỏ đau, không xuất hiện sự biến dạng.

Điều trị:

Chủ yếu điều trị triệu chứng. Trường hợp bệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng nào nhưng đã được chẩn đoán có nguy cơ thoái hóa khớp gối có thể hỗ trợ bằng các bài tập thể dục, thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt và làm việc phù hợp đồng thời sử dụng kết hợp một số dòng thuốc bổ khớp như glucosamine, chondroitin...để làm chậm sự tiến triển của bệnh, bảo vệ khớp gối.

2. Giai đoạn 2: Biểu hiện nhẹ, sụn khớp bắt đầu nứt vỡ và gai xương bắt đầu xuất hiện.

Biểu hiện lâm sàng:

● Được gọi là giai đoạn tiến triển nhẹ, lớp sụn khớp chưa bị tổn thương nhiều, bao hoạt dịch vẫn hoạt động bình thường cung cấp đủ dịch khớp để nuôi dưỡng lớp sụn đồng thời giúp bôi trơn ổ khớp, nhờ đó hoạt động của khớp gối vẫn được bình thường.

● Tuy nhiên một số bệnh nhân thoái hóa khớp gối ở giai đoạn này đã có sự hình thành các gai xương nhỏ, khi bệnh nhân vận động, gai xương sẽ chạm vào các tổ chức mô trong ổ khớp, có thể gây đau mỏi nhất là khi vận động nhiều hay làm việc quá sức.

● Có thể có hiện tượng cứng khớp khi trời lạnh hoặc khi ít vận động khớp gối.

Điều trị:

● Giai đoạn này tình trạng khớp gối bắt đầu có dấu hiệu ảnh hưởng đến sự vận động của khớp. Do vậy, bệnh nhân cần phải thận trọng trong các hoạt động sinh hoạt làm việc đặc biệt với những tư thế, công việc có liên quan đến khớp gối.

● Kiểm soát cân nặng, tránh thừa cân. Theo các nghiên cứu thực tế lâm sàng đã cho thấy, thừa cân béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây nên tình trạng thoái hóa khớp gối sớm.

● Tập luyện thể dục thể thao đặc biệt các môn như bơi lội, yoga, khí công dưỡng sinh,...rất tốt cho khớp gối.

● Bệnh nhân có thể dùng các thuốc đường uống hoặc các thuốc và chế phẩm tiêm nội khớp (Hyalgan, huyết tương giàu tiểu cầu...).

3. Giai đoạn 3: Tổn thương rõ nét hơn, khe khớp hẹp trầm trọng, từng mảng sụn khớp vỡ ra, xương bộc lộ ra.

Biểu hiện lâm sàng:

● Giai đoạn này, lớp sụn khớp bị tổn thương rõ nét, gai xương nhiều làm khớp bị biến dạng gây ảnh hưởng đến sự vận động của khớp.

● Các cơn đau khớp gối xuất hiện thường xuyên hơn, đi lại vận động khó khăn nhất là khi leo cầu thang, đứng lâu, đi nhiều, ngồi xổm, nhiều khi đi bộ nhẹ nhàng cũng đau khớp.

● Cứng khớp buổi sáng xảy ra thường xuyên.

● Có thể xuất hiện các đợt viêm khớp gối gây sưng nóng đỏ đau, thậm chí có thể tràn dịch.

● Một số trường hợp có biểu hiện vẹo khớp gối.

Điều trị:

● Yêu cầu điều trị nội khoa dùng thuốc kết hợp thuốc giảm đau chống viêm không steroid với các thuốc bổ trợ khớp cùng với các phương pháp vật lý trị liệu.

● Điều chỉnh thói quen ăn uống sinh hoạt khoa học, hạn chế vận động nặng hay vận động quá nhiều vùng khớp gối.

● Kiểm soát cân nặng, tránh thừa cân.

● Tập luyện thể dục thể thao đặc biệt các môn như bơi lội, đạp xe đạp, yoga...

● Bệnh nhân có thể dùng các thuốc đường uống hoặc các thuốc và chế phẩm tiêm nội khớp (Hyalgan, huyết tương giàu tiểu cầu ...)

● Bệnh nhân cũng có thể phải điều trị bằng phẫu thuật như nội soi khớp cắt lọc, đục xương chỉnh trục...

4. Giai đoạn 4: Biển hiện nặng với các đầu xươ.ng tiếp xúc trực tiếp với nhau với hơn 60% sụ.n kh.ớp biến mất.

Biểu hiện lâm sàng:

● Ở giai đoạn 4, lớp sụn gần như bị bào mòn hoàn toàn rồi bong tróc để lộ các đầu xương, có thể tổn thương bao hoạt dịch nên không thể bôi trơn ổ khớp khi vận động. Do đó bệnh nhân bị hạn chế vận động khớp gối, đau khi vận động, có thể nghe tiếng lạo xạo lục cục khi vận động khớp gối do các đầu xương chạm vào nhau.

● Đau nhức thường xuyên liên tục, có những cơn đau khớp dữ dội, đau tăng khi vận động.

● Cứng khớp buổi sáng.

● Biến dạng khớp gối do hẹp khe khớp, dính khớp, gây lệch trục.

● Viêm khớp gối xảy ra thường xuyên hơn, tràn dịch khớp gối.

Điều trị:

● Điều trị tích cực kết hợp nội khoa với vật lý trị liệu để hạn chế, cải thiện sự biến dạng khớp, đồng thời phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân.

● Trường hợp không đáp ứng với các phương pháp điều trị nội khoa cần chỉ định tiến hành điều trị ngoại khoa như nội soi khớp, đục xương chỉnh trục khớp hoặc phẫu thuật thay khớp.

Thoái hóa khớp gối tuy không phải là bệnh lý gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc chẩn đoán và điều trị sớm bệnh lý thoái hóa khớp gối là rất quan trọng để có thể hạn chế được những biến chứng về sau.

 

Bài viết liên quan
  • RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe
    RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe

    Bạn có biết, rau càng cua không chỉ là một loại rau được chế biến thành các món ăn đầy dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày, mà còn là một loại dược liệu được dùng trong điều trị bệnh. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về loài rau kỳ diệu này nhé.

    Đọc thêm
  • Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?
    Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?

    Bắp cải là một loại rau quen thuộc đối với người Việt Nam. Bắp cải được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày vì chúng ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu lý do vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên nhé.

    Đọc thêm
  • Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng
    Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng

    Bạn có biết, không chỉ quả ớt ăn được mà tất cả các bộ phận của cây ớt từ rễ, thân, gốc, lá đều có những tác dụng tốt đối với sức khỏe. Đặc biệt, lá ớt còn có thể sử dụng để luộc, xào, nấu canh trong bữa ăn hằng ngày. Vậy Lá ớt có những công dụng gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết này nhé.

    Đọc thêm
  • 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý
    5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý

    Tiết canh lợn là món ăn ngon bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Tiết lợn nếu ăn đúng cách và vừa đủ sẽ mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được món này. Sau đây là 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý.

    Đọc thêm
  •  Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe
    Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe

    Từ lâu, mọi người đã sử dụng cây mã đề như một vị thuốc dân gian để chữa một số bệnh nhỏ thông thường. Vậy loài cây nhỏ nhỏ mọc dại này có tác dụng gì đối với sức khỏe? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin nhé!

    Đọc thêm
  • Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?
    Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?

    Báo Sức Khỏe Đời Sống - Căng cơ là những chấn thương phổ biến có thể xảy ra khi tập luyện thể thao. Căng cơ khiến người tập đau nhức, khó vận động và giảm hiệu suất tập luyện. Vậy đâu là cách đối phó?

    Đọc thêm