Bài viết chuyên môn

Điều trị ĐAU LƯNG do ngồi nhiều

Những cơn đau do ngồi máy tính nhiều thường diễn ra âm ỉ, cơn đau xuất phát từ sâu bên trong và lan rộng xuống mông và đùi. Nếu thời gian ngồi làm việc quá dài và  không có biện pháp bảo vệ sức khỏe thì chắc chắn sẽ gây tổn thương lớn cho xương khớp, gây thoái hóa hoặc đau xương khớp, cột sống, trong đó đau lưng ở dân văn phòng là không thể tránh khỏi. Vậy điều trị ĐAU LƯNG do ngồi nhiều bằng phương pháp nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin.

1. Tại sao khi ngồi nhiều dễ dẫn đến trình trạng đau lưng?

Đau lưng là một trong những triệu chứng phổ biến mà hầu hết dân văn phòng gặp phải. Đây là nguyên nhân khiến số người trẻ bị đau lưng ngày càng tăng, không ít người đã phải đến cơ sở y tế để khám và điều trị tình trạng này.

Bên cạnh đặc thù công việc phải ngồi nhiều giờ liền trước máy tính, khiến cột sống phải chịu áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể thì còn nhiều nguyên nhân khác khiến tình trạng đau lưng ở dân văn phòng phổ biến như:

Ít vận động

Ngồi nhiều, cùng với lối sống ít vận động, ít tham gia các hoạt động thể chất để cơ bắp được hoạt động, thư giãn là nguyên nhân gây đau lưng. Tình trạng này càng kéo dài, cơ bụng và cơ lưng càng yếu dần, cơ bắp kém linh hoạt gây hệ lụy rất xấu cho sức khỏe.

Ngoài đau lưng thường gặp thì dân văn phòng còn dễ mắc nhiều bệnh lý xương khớp khác như: đau cổ tay, mỏi và đau tê các ngón tay,… Nguyên nhân một phần là do thiếu hụt Vitamin D do làm việc trong phòng kín, thiếu ánh sáng mặt trời trong thời gian dài. Ngoài ra, dinh dưỡng thiếu hụt do chế độ ăn không lành mạnh cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp.

Xem thêm: Những thói quen dinh dưỡng nào gây hại cho hệ xương khớp?

Ngồi sai tư thế

Thực tế phần lớn dân văn phòng dù phải ngồi liên tục trong thời gian dài trước máy tính song hầu hết lại không ngồi đúng tư thế. Tư thế ngồi máy tính khoa học giúp bạn duy trì trong thời gian dài mà không bị mỏi và ảnh hưởng xấu đến hệ xương khớp, cột sống. 

Song có thể do trang bị ghế và bàn làm việc không đạt chuẩn hoặc không nhận thức được việc cần thiết phải ngồi làm việc đúng tư thế mà không ít người vẫn đang hàng ngày vô tình làm hại sức khỏe của chính bản thân. Tình trạng mỏi người, đau lưng thường xuyên có nguyên nhân chủ yếu do sai tư thế người, khiến cơ bắp và cột sống tổn thương.

✅ Lặp đi lặp lại tình trạng căng cơ

Ngồi làm việc sai tư thế trong thời gian dài, cùng với các chuyển động cơ thể lặp lại sẽ khiến các cơ bắp bị căng quá mức, dẫn đến mệt mỏi và đau lưng.

Có thể thấy, tình trạng đau lưng ở dân văn phòng là hậu quả của nhiều thói quen làm việc không tốt, sai tư thế ngồi, ít vận động, thiếu dinh dưỡng,… Để phòng ngừa và khắc phục tình trạng đau lưng hiệu quả, hạn chế những nguyên nhân trên là rất quan trọng.

2. Đau lưng do ngồi lâu là dấu hiệu của một số bệnh lý nào?

Tình trạng đau lưng này nếu kéo dài ngày và không hề thuyên giảm sẽ cảnh báo bạn về một vài bệnh lý nguy hiểm nào đó liên quan đến xương khớp mà bạn không nên bỏ qua.

✅ Thoát vị đĩa đệm

Có đến 60 -70% đau lưng do ngồi lâu xuất phát từ bệnh lý này. Do nhân nhầy của đĩa đệm bảo vệ đốt sống bị rách, vỡ khiến gel nhầy tràn ra chèn ép vào rễ thần kinh gây nên tình trạng đau đứng.

Xem thêm: Lưu ý QUAN TRỌNG khi điều trị bệnh lý THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

✅ Thoái hóa cột sống khiến cho ngồi lâu đau lưng dưới

Thoái hóa cột sống làm cho các chứng năng của xương sống bị suy giảm, tạo nên những cơn đau âm ỉ và dai dẳng. Đối với dân văn phòng, lái xe hay những ai có thói quen làm việc nhiều giờ nhưng không vận động sẽ khiến cho các đốt xương sống nhanh chóng bị lão hóa.

Xem thêm: 4 tác dụng thần kỳ mà tập YOGA mang lại cho những người bị THOÁI HÓA CỘT SỐNG

✅ Đau dây thần kinh tọa

Những cơn đau dây thần kinh tọa thường bắt đầu từ vùng thắt lưng sau đó chạy dọc xuống hông và đùi chân. Cơn đau có lúc nhẹ có lúc lại tăng dữ dội khiến người bệnh không chỉ cảm thấy đau mà còn là sự tê buốt các vùng xung quanh, vô cùng khó chịu.

✅ Gai cột sống

Gai cột sống được hình thành dọc trên một số đốt sống lưng khiến dây chằng và cơ xương gân đều bị ảnh hưởng, những cơn đau dữ dội chạy dọc khắp lưng vô cùng đau đớn và dữ dội khiến người bệnh đứng ngồi không yên, gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

 Thoái hóa khớp

Sau tuổi 40, nhiều người bắt đầu xuất hiện các cơn đau âm ỉ vùng lưng, đặc biệt là khi ngồi làm việc lâu hay thời tiết thay đổi. Có thể đây là bước đầu của quá trình thoái hóa khớp, lão hóa sụn khớp dẫn đến suy giảm chức năng vận động.

3. Đau lưng do ngồi nhiều có nguy hiểm không?

Không thể đánh giá việc ngồi lâu bị đau lưng có nguy hiểm hay không chỉ dựa trên các biểu hiện đau thông thường.

Những cơn đau lưng khi ngồi lâu đôi khi chỉ là tác động vật lý, xuất hiện và tự biến mất trong thời gian ngắn sau đó cơ lưng lại trở về bình thường. Tuy nhiên khi người bệnh cảm thấy những cơn đau lưng ngày càng tăng dần khi đi lại, vận động và chuyển biến phức tạp, đau lưng đi kèm với buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, đau âm ỉ khiến mất ngủ… thì có khả năng đây là triệu chứng bệnh lý xương khớp, người bệnh cần được đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để có kết quả chuẩn xác nhất, từ đó bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị hiệu quả như kê thuốc giảm đau, thuốc chống viêm… hoặc chỉ định phẫu thuật.

4. Chẩn đoán và điều trị đau lưng do ngồi nhiều như thế nào?

✅ Các phương pháp chẩn đoán

Khi chúng ta thấy các hiện tượng như đau nhói giữa lưng hay ngồi xuống đứng dậy bị đau lưng... thì cần đi đến các cơ sở y tế để tiến hành kiểm tra ngay. Các phương pháp kiểm tra được chỉ định như:

Khám lâm sàng

Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra vận động của lưng và cột sống ở nhiều hướng, tư thế khác nhau. Kiểm tra cơ bản bằng cách lấy tay ấn vào các vị trí đau để kiểm tra từ nhẹ đến nặng để tìm các điểm đau trên cơ thể. Phương pháp này dành cho bệnh nhân đau nhẹ, không có tiền sử bị chấn thương hay bệnh gì nghiêm trọng.

Khám bằng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh

  • Chụp X – Quang: Phương pháp này giúp kiểm tra sự liên kết của xương khớp và phát hiện ra những bất thường của xương đốt sống, cho thấy được hình dạng tổng thể của cột sống qua đó có thể đánh giá được độ cong sinh lý, tình trạng gù, vẹo cột sống, hay trượt hay lún đốt sống
  • Chụp CT hay MRI cột sống: Bằng phương pháp này bác sĩ sẽ phát hiện ra các vấn đề bất thường có trong xương, mô, gân, dây thần kinh hay dây chằng, ở mạch máu và các đĩa đệm bị thoát vị.
  • Bằng các xét nghiệm: Phương pháp này sẽ được bác sĩ chỉ định cho những trường hợp đặc biệt mà chẩn đoán hình ảnh hay các phương pháp trên không cho ra kết quả cuối cùng. Các xét nghiệm cần kiểm tra như: điện cơ (EMG), đo mật độ xương, xét nghiệm máu...

✅ Phương án điều trị

Tùy vào mức độ đau lưng và bệnh lý mà bạn đang gặp phải là gì. Các bác sĩ và chuyên gia sẽ đưa ra phương án điều trị thích hợp. Bạn có thể tham khảo thêm những phương pháp dưới dây để kết hợp nhằm nâng cao hiệu quả điều trị.

  • Nên thay đổi tư thế ngồi và lựa chọn ghế ngồi phù hợp với công việc: điều này khá quan trọng vì công việc của bạn càng ngồi lâu bạn càng cần chọn cho mình một cái ghế có lưng tựa và có chiều cao phù hợp. Đồng thời, bạn nên thay đổi tư thế bằng cách đứng lên đi lại hoặc có các bài tập vận động tại chỗ giữa giờ nhẹ nhàng để giúp cột sống của bạn dễ chịu hơn.
  • Thực hiện việc chườm nóng, massage và nghỉ ngơi sau mỗi lần bạn ngồi lâu hay vận động mạnh. Chườm nóng có tác dụng làm giãn dây chằng và giúp lưu thông máu. Ngoài ra, nằm nghỉ cũng giúp giảm áp lực lên cột sống và giảm cường độ đau và thư giãn vùng cơ hay cổ đang bị áp lực.
  • Tập thể dục thường xuyên: Bạn nên áp dụng những bài tập dành riêng cho bệnh đau lưng đau cột sống như tư thế rắn hổ mang, cây cầu hay tư thế con mèo...chúng giúp cải thiện tình trạng đau lưng hiệu quả. Ngoài ra, bạn nên kết hợp thêm với việc bổ sung các vitamin và calci, vitamin D để giúp xương khớp của bạn khỏe mạnh hơn.
  • Sử dụng trị liệu mỏi cơ chuyên sâu: có thể thực hiện bằng tay hay kết hợp với dụng cụ vật lý trị liệu để có được hiệu quả tốt nhất. Chúng giúp giảm sưng viêm, đẩy nhanh quá trình phục hồi của của cột sống và xương khớp. Ngoài ra, phương pháp này còn ngăn ngừa cơn đau tái phát. Tuy nhiên phương pháp này cần được thực hiện bởi các chuyên viên và tại các phòng khám được cấp phép để tránh gây ra những sự cố đáng tiếc.
  • Có thể sử dụng thuốc nếu hiện tượng đau kéo dài và dai dẳng khiến bạn khó chịu. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc có nhiều tác dụng phụ nên người bệnh cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ và chuyên gia với liều lượng thích hợp.
  • Sử dụng phương pháp Chiropractic để chữa đau lưng: Đây là phương pháp được các chuyên gia nước ngoài như Mỹ, Châu Âu đánh giá cao về tính an toàn, hiệu quả. Chúng giúp nắn chỉnh cấu trúc cột sống bị sai lệch về vị trí ban đầu để giải phóng những chèn ép của dây thần kinh cột sống. Từ đó xóa bỏ cơn đau và không cần đến sự can thiệp từ bên ngoài như thuốc hay điều trị phẫu thuật nữa.

Ngoài ra để biết chi tiết việc điều trị ĐAU LƯNG do ngồi nhiều thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong video dưới đây cùng Bác sĩ Thể thao Nguyễn Trọng Thủy.

5. Những biện pháp nào giúp phòng ngừa đau lưng do ngồi nhiều đối với dân văn phòng? 

Tập cho bản thân duy trì những thói quen tốt dưới đây, chắc chắn tình trạng đau lưng do ngổi nhiều sẽ được đẩy lùi và cải thiện.

✅ Ngồi làm việc máy tính đúng tư thế

Đây là việc đầu tiên mà bạn phải tuân thủ nghiêm túc ngay từ hôm nay và duy trì về sau. Tùy theo vóc dáng của bạn mà có thể điều chỉnh độ cao ghế (nên chọn ghế có thể chỉnh độ cao) phù hợp với tư thế chuẩn như:

  • Ngồi thẳng lưng, vừa vặn dựa vào thành ghế, chân đặt thoải mái trên mặt đất, góc nghiêng hông đùi từ 100 - 120 độ.

  • Khủy tay gập góc từ 90 - 120 độ, cẳng tay và bàn tay tạo thành đường thẳng.

  • Màn hình ngang hoặc hơi thấp hơn tầm mắt, khoảng cách với mắt từ 45 - 70 cm.

  • Màn hình có độ nghiêng vừa phải để tránh phản xạ ánh sáng gây chói mắt.

  • Dưới bàn làm việc không gian để trống để ngồi chân với tư thế thoải mái, dễ chịu.

Lưu ý khi làm việc, tay để thoải mái để thao tác trên bàn phím và chuột, tránh tì đè bàn tay quá mức hoặc dùng quá nhiều lực. Việc này kéo dài trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến khớp xương cổ tay.

✅ Dùng bàn phím rời thay cho bàn phím laptop

Nếu phải làm việc thường xuyên, bạn nên dùng bàn phím rời và chuột riêng để làm việc hiệu quả hơn, ngoài ra cũng giúp bảo vệ cổ tay, giảm bớt tình trạng đau lưng.

Nên để bàn phím ngoài cánh tay, hướng về phía trước sao cho tay bạn đặt thoải mái khi sử dụng mà không phải với hay ưỡn người. Ngoài ra, khi gõ bàn phím, tránh tì đè bàn tay lên mặt bàn hoặc mặt bàn phím.

Hãy học thêm các mẹo dùng phím tắt để giúp tay di chuyển nhiều hơn, linh hoạt hơn, ít phải sử dụng chuột hơn và công việc cũng hiệu quả hơn.

✅ Tập thể dục thư giãn giữa giờ làm việc

Thay vì ngồi liên tục nhiều giờ liền, sau khi làm việc từ 30 phút - 1 giờ, bạn nên dành một khoảng thời gian ngắn để tập thư giãn toàn thân. Các động tác tập rất đơn giản nhưng sẽ kéo dãn cơ thể, giảm nhức mỏi cơ bắp và từ đó ngăn ngừa được cơn đau thắt lưng.

Một số động tác tập gợi ý cho bạn bao gồm:

  • Vươn tay duỗi thẳng lên cao, người kéo căng giữ trong 10 - 15 giây.

  • Đưa tay ra phía trước, lưng ngả thoải mái dựa vào ghế phía sau, kéo căng cánh tay và bàn tay.

  • Đưa tay đặt ra hông, xoa bóp vùng cơ thắt lưng.

  • Đưa một tay lên cao, 1 tay hạ xuống dọc theo thân người, thay đổi tay hai bên,...

✅ Chế độ ăn đủ chất

Chế độ ăn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, với dân văn phòng dù ít vận động nhưng vẫn cần ăn đủ chất để cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh lý. Các chuyên gia khuyên rằng, dân công sở nên ăn chế độ hạn chế đường để tinh thần thoải mái, ngoài ra lưu ý bổ sung các loại dinh dưỡng sau:

  • Bổ sung nhiều Canxi và Magie tăng cường sức mạnh xương khớp, có nhiều trong bông cải xanh, tảo bẹ, đậu, hạt hướng dương.

  • Bổ sung Vitamin B1 nếu cơ thể thường xuyên mệt mỏi.

  • Ăn nhiều rau, hoa quả và ngũ cốc.

Nếu thực hiện tốt các thói quen lành mạnh trên, chắc chắn bạn sẽ hạn chế được tình trạng đau lưng ở dân văn phòng đang ngày càng phổ biến và nghiêm trọng. Hãy nhớ rằng, làm việc trong thời gian dài ở một tư thế ảnh hưởng rất xấu đến cơ thể, đặc biệt là hệ xương khớp và cột sống. Vì thế, hãy vận động nhiều hơn, làm việc tập trung và hiệu quả.

❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
  SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
  SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.

❣️ Thân ái!!!

Bài viết liên quan
  • RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe
    RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe

    Bạn có biết, rau càng cua không chỉ là một loại rau được chế biến thành các món ăn đầy dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày, mà còn là một loại dược liệu được dùng trong điều trị bệnh. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về loài rau kỳ diệu này nhé.

    Đọc thêm
  • Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?
    Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?

    Bắp cải là một loại rau quen thuộc đối với người Việt Nam. Bắp cải được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày vì chúng ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu lý do vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên nhé.

    Đọc thêm
  • Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng
    Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng

    Bạn có biết, không chỉ quả ớt ăn được mà tất cả các bộ phận của cây ớt từ rễ, thân, gốc, lá đều có những tác dụng tốt đối với sức khỏe. Đặc biệt, lá ớt còn có thể sử dụng để luộc, xào, nấu canh trong bữa ăn hằng ngày. Vậy Lá ớt có những công dụng gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết này nhé.

    Đọc thêm
  • 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý
    5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý

    Tiết canh lợn là món ăn ngon bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Tiết lợn nếu ăn đúng cách và vừa đủ sẽ mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được món này. Sau đây là 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý.

    Đọc thêm
  •  Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe
    Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe

    Từ lâu, mọi người đã sử dụng cây mã đề như một vị thuốc dân gian để chữa một số bệnh nhỏ thông thường. Vậy loài cây nhỏ nhỏ mọc dại này có tác dụng gì đối với sức khỏe? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin nhé!

    Đọc thêm
  • Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?
    Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?

    Báo Sức Khỏe Đời Sống - Căng cơ là những chấn thương phổ biến có thể xảy ra khi tập luyện thể thao. Căng cơ khiến người tập đau nhức, khó vận động và giảm hiệu suất tập luyện. Vậy đâu là cách đối phó?

    Đọc thêm