Đột quỵ khi tập thể thao - Nguyên nhân do đâu?
Tập thể dục thể thao vốn là cách nhiều người rèn luyện sức khỏe và là lựa chọn giúp giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên, tập luyện không dúng cách có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là có những trường hợp bị đột quỵ có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người tập. Hiện nay, rất nhiều cơ sở y tế đã tiếp nhận bệnh nhân đột quỵ trong lúc đang chơi thể thao. Vậy ngyên nhân do đâu và làm thế nào để phòng tránh hiện tượng đột quỵ xảy ra sau khi tập thể thao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết này.
1. Đột quỵ khi chơi thể thao là gì?
Có lẽ chúng ta không còn cảm thấy xa lạ với bệnh đột quỵ, chúng xảy ra khi các mạch máu nuôi não rơi vào tình trạng vỡ, tắc nghẽn nghiêm trọng. Hậu quả của tình trạng trên đó là não bộ của bạn sẽ không được cung cấp đủ oxy cần thiết. Điều này ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới hoạt động của não, gây ra những tổn thương nặng nề. Chính vì thế, chúng ta không thể coi thường, chủ quan nếu vô tình bị đột quỵ.
Hiện nay, đột quỵ được đánh giá là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Ngày nay, tỷ lệ người chết do đột quỵ đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Đặc biệt, đột quỵ khi chơi thể thao là tình trạng xảy ra khá thường xuyên, mọi người cần chú ý để tránh những hậu quả khó lường xảy ra.
2. Những nguyên nhân nào gây đột quỵ khi chơi thể thao?
Như đã phân tích ở trên, đột quỵ khi chơi thể thao là tình trạng đáng báo động trong thời gian gần đây. Vậy hiện tượng này xảy ra do những nguyên nhân, yếu tố nào tác động? Chúng ta nên nắm được điều này để có thể chủ động chăm sóc tốt cho sức khỏe của mình và người thân, hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Trong quá trình vận động tập luyện thể thao với cường độ lớn, nhịp tim cũng như huyết áp thay đổi thất thường và khó kiểm soát, đồng thời các cơ quan này cũng hoạt động nhanh hơn bình thường rất nhiều gây ra thiếu máu lên não, từ đó não thiếu oxy và các dưỡng chất cần thiết dễ dàng dẫn đến đột quỵ.
Ngoài ra, khi tập luyện quá sức khiến cơ thể mất nước và các chất khoáng cần thiết quá nhiều mà người tập không bổ sung kịp thời cho cơ thể cũng là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.
Theo các bác sĩ những người có tiền sử mắc bệnh về tim mạch, bệnh liên quan tới hệ hô hấp nếu không biết cách luyện tập thể thao hiệu quả thì có thể đột quỵ bất cứ lúc nào. Ngoài ra, người cao tuổi hoặc nghiện rượu, đồ uống có cồn hoặc chất kích thích cũng không nên chủ quan trong khi tập luyện. Họ được xếp vào nhóm có nguy cơ đột quỵ sau luyện tập thể thao tương đối cao.
3. Dấu hiệu của đột quỵ khi chơi thể thao như thế nào?
Một trong những vấn đề được mọi người quan tâm khi tìm hiểu về hiện tượng đột quỵ khi chơi thể thao đó là những triệu chứng thông báo bạn đang mắc bệnh. Nếu kịp thời phát hiện, bệnh nhân sẽ nhanh chóng đưa ra biện pháp xử lý, sơ cứu phù hợp, tránh biến chứng xấu xảy ra.
Có thể nói, những dấu hiệu của bệnh đột quỵ thường xuất hiện bất ngờ, đột ngột. Để có thể phát hiện sớm, mọi người nên theo dõi sát sao tình hình sức khỏe, để ý tới các dấu hiệu bất thường. Đặc biệt, hiện tượng đột quỵ thường gây ra ảnh hưởng khá nghiêm trọng tới một bên của cơ thể.
Nếu trong hoặc sau khi tập luyện thể thao, bạn đột nhiên cảm thấy đau đầu, đi lại trở nên khó khăn, loạng choạng, hãy chú ý nhé. Đây có thể là dấu hiệu thông báo bạn đang rơi vào tình trạng đột quỵ. Bên cạnh đó, chúng ta nên để ý tới triệu chứng hoa mắt, chóng mắt, thị lực suy giảm đột ngột. Rất nhiều bệnh nhân đột quỵ cảm thấy tầm nhìn trở nên kém hơn so với bình thường.
Đặc biệt, sau khi luyện tập thể thao, nếu bạn cảm thấy tê một bên cánh tay, chân hoặc cơ mặt, đừng chủ quan nhé. Triệu chứng này thường xảy ra ở những bệnh nhân đột quỵ sau tập thể thao, gây ra ảnh hưởng tới một bên cơ thể.
Ngoài ra, các triệu chứng bệnh thường diễn biến phức tạp khoảng 24 - 72 giờ đầu tiên phát bệnh đột quỵ. Nếu không kịp thời phát hiện và xử lý, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tính mạng bị đe dọa.
4. Làm thế nào để phòng tránh đột quỵ khi chơi thể thao?
Trong suốt quá trình tập luyện, mọi người nên duy trì cường độ bài tập phù hợp với khả năng, tình trạng sức khỏe. Đặc biệt, bạn đừng quên theo dõi các chỉ số cơ thể, ví dụ như huyết áp, nhịp tim. Nếu có điều kiện, mọi người có thể thuê huấn luyện viên riêng để được tư vấn các bài tập hiệu quả, tăng cường sức khỏe, thể lực.
Khi phát hiện những triệu chứng bất thường, mọi người hãy dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn ít nhất 3 ngày. Bên cạnh luyện tập, bạn cũng cần chú ý tới chế độ sinh hoạt hàng ngày. Tốt nhất, mọi người nên đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp, ăn ít thực phẩm giàu cholesterol, cung cấp đủ nước cho cơ thể.
Một vài lưu ý quan trọng để phòng tránh đột quỵ khi chơi thể thao cho bạn như sau:
- Người tập cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý trước khi luyện tập.
- Bổ sung nhiều các vitamin, chất xơ cho cơ thể.
- Sử dụng thêm thịt trắng, hải sản, trứng, thịt đỏ,...để bổ sung Protein cho cơ thể.
- Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể trong và sau quá trình luyện tập để tránh bị mất nước.
- Không luyện tập lúc cơ thể gặp các vấn đề bệnh lý.
- Người tập nên lựa chọn những bài tập phù hợp với khả năng, tình trạng sức khỏe. Không đột ngột tăng cường độ luyện tập.
5. Gặp phải người bị đột quỵ khi chơi thể thao chúng ta nên làm thế nào?
Ngay khi phát hiện tình trạng sức khỏe của người bệnh, bạn hãy nhanh chóng gọi cấp cứu để không lãng phí thời điểm vàng chữa trị.
Trong lúc chờ nhân viên cấp cứu tới, mọi người nên chủ động sơ cứu cho bệnh nhân. Tuy nhiên, bạn không thể bừa bãi sơ cứu mà cần có kiến thức cơ bản. Trong trường hợp người bệnh vẫn tỉnh táo, hãy cho họ nằm nghỉ ngơi trên giường theo tư thế đầu và lưng nghiêng chừng 45 độ so với cơ thể. Đây là tư thế nằm mà bác sĩ khuyến khích cho bệnh nhân đột quỵ, đặc biệt là người rơi vào tình trạng nôn hoặc ý thức suy giảm nghiêm trọng để tránh sặc. Ngoài ra, bạn nên nới rộng quần áo của người bệnh, đặc biệt là ở phần cổ.
Một kỹ năng khác bạn cần biết là phải lấy được đờm trong miệng người bệnh bằng cách dùng khăn, quấn vào ngón trỏ và cho vào miệng của người bệnh. Nếu người bệnh bị co giật, bạn nên tìm cách ngăn rủi ro cắn lưỡi ví dụ như để 1 chiếc đũa đã quấn khăn ngang miệng người bệnh. Lưu ý: ghi nhớ mọi dấu hiệu bất thường và thời điểm xuất hiện các dấu hiệu đó của người bệnh để thông báo đầy đủ cho bác sĩ.
Đối với bệnh nhân đột quỵ sau tập luyện thể thao, bạn tuyệt đối không sử dụng các phương pháp như bấm huyệt, đánh gió để sơ cứu nếu không được sự cho phép của bác sĩ. Nhiều khi, việc làm này sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ, nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Nếu như người bệnh bị ngừng thở, việc làm cần thiết nhất đó là tiến hành ép tim ngoài lồng ngực. Đây là cách sơ cứu cơ bản mọi người nên nắm được để chủ động xử lý tình huống khi mọi người xung quanh bị đột quỵ.
Có thể đúc rút ngắn gọn các bước sơ cứu cho người bệnh trong lúc gọi đội ngũ y tế như sau:
- Đặt người bệnh nằm theo tư thế đầu và lưng nghiêng chừng 45 độ so với cơ thể.
- Nới rộng quần áo của người bệnh, đặc biệt là vùng cổ.
- Dùng khăn mỏng quấn vào ngón tay trỏ để lấy đờm trong cổ của người bệnh ra.
- Nếu người bệnh bị co giật bạn nên sử dụng khăn quấn vào 1 chiếc đũa để ngang miệng của người bệnh.
- Tuyệt đối không được tự ý sử dụng phương thức bấm huyệt hoặc đánh gió.
❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.
❣️ Thân ái!!!