Bài viết chuyên môn

Làm thế nào để phòng ngừa teo cơ sau khi bó bột?

Teo cơ là hiện tượng khối lượng cơ chân giảm. Teo cơ ra khi cơ không hoạt động hoặc giảm hoạt động trong một thời gian dài, hay thần kinh chi phối cơ bị tổn thương. Nó do nhiều nguyên nhân gây nên, do sinh lý hoặc bệnh lý hoặc sau khi trải qua thời gian hạn chế vận động do bó bột. Với trường hợp teo nhẹ người bệnh có thể can thiệp bằng tập vật lý trị liệu, phẫu thuật và kết hợp với các biện pháp chăm sóc phục hồi sau chấn thương khác. Trường hợp nặng nếu không được điều trị kịp thời có thể tiến triển thành tàn phế. Vậy làm thế nào để phòng ngừa teo cơ sau khi bó bột?

1. Tại sao sau khi bó bột thì teo cơ dễ bị teo?

Khi được bó bột thì cho dù nó là bất động tạm thời hay bất động đến khi lành tổn thương thì đều có thể xảy ra các biến chứng. Teo cơ sau bó bột là một biến chứng phổ biến, rất hay gặp ở mọi trường hợp bột.

Teo cơ sau bó bột là hiện tượng giảm khối lượng cơ chân sau thủ thuật bó bột vì nguyên nhân chấn thương: gãy chân, bong gân, trật khớp,

Triệu chứng: Khi xuất hiện một trong các triệu chứng trên thì bạn nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra.

- Mất khối lượng cơ bắp khiến kích cỡ bắp chân hoặc bắp tay giảm dần.

- Các chi bị ảnh hưởng tuy nhỏ hơn bình thường nhưng không ngắn hơn.

- Yếu cơ.

- Suy giảm khả năng vận động.

- Khó khăn khi thực hiện các động tác sinh hoạt hàng ngày như ngồi xuống, đứng lên, giơ cao tay, nhấc cao chân, đi bộ, leo cầu thang, đứng một chỗ lâu hoặc hoạt động thể chất.

- Nếu bị teo cơ ở chân có thể khiến: đáng đi bị thay đổi hoặc hai chân dễ bị va vào nhau.

Khi xuất hiện một trong các triệu chứng trên thì bạn nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra.

Nguyên nhân

Bột là một vật liệu rắn, có vai trò bất động xương gãy và giữ cho xương ở tư thế giải phẫu, thúc đẩy quá trình liền xương (nếugãyxương): bảo vệ và giúp phần mềm chóng hồi phục (nếu tổn thương phần mềm). Ngoài ra bó bột còn giúp bệnh nhân giảm đau, giảm sưng nề và giảm co cơ sau chấn thương. Trong một số trường hợp, bó bột nhằm bất động tạm thời trong thời gian chờ phẫu thuật.

Nhưng cho dù mục đích là gì thì ở số nhiều bệnh nhân, sau khi tháo bột xuất hiện biến chứng teo cơ, nguyên nhân là do chân bị bất động trong khoảng thời gian dài, khi bị bó bột, người bệnh thường sợ đau nên không dám vận động hoặc không nghĩ đến việc hồi phục chức năng, khiến cho chân nhỏ đi, dẫn đến việc teo cơ.

Trong trường hợp cơ bị teo, protein bị thoái hóa nhanh, tế bào cơ nhỏ đi nhưng không giảm về só lượng. Nếu do nguyên nhân thần kinh, liên hề thần kinh được tái lập trong 3 tháng đầu thì cơ có thể hồi phục hoàn toàn. Càng để lâu thì khả năng phục hồi càng kém rồi không thể phục hồi nữa. Còn hầu hết sau bó bột, cơ bị teo do không vận động lâu ngày, tùy nguyên nhân mà ta có các hướng giải quyết khác nhau

2. Làm thế nào để chẩn đoán được bệnh nhân bị teo cơ do bó bột?

Dựa vào tiền sử bệnh tật, triệu chứng cơ năng mà bệnh nhân trình bày cũng như các dấu hiệu thực thể khám được. Ngoài ra bệnh nhân sẽ được làm thêm các xét nghiệm phục vụ chẩn đoán:

  • Xét nghiệm máu

  • Chụp X-quang

  • Cộng hưởng từ

  • CT-Scan

  • Điện cơ

  • Sinh thiết cơ

3. Phòng ngừa teo cơ sau khi bó bột như thế nào?

- Duy trì thói quen vận động nhẹ nhàng để giảm tình trạng teo cơ, giúp duy trì khối lượng cơ, hạn chế cứng cơ, giảm tổn thương thần kinh, tăng lưu thông máu và ngăn ngừa hình thành huyết khối;

- Thực hiện chườm lạnh trong 3 ngày sau chấn thương để cải thiện vết sưng, tăng phạm vi chuyển động khớp và khả năng vận động.

- Thực hiện chườm nóng sau 3 ngày chườm lạnh để giãn mạch, tăng lưu thông máu, hạn chế cứng khớp, giảm đau và tăng khả năng hồi phục cơ sau chấn thươ.ng;

- Ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, bổ sung các chất như: canxi, vitamin, kẽm, protein, ...

4. Điều trị teo cơ sau khi bó bột

Việc cố định, bất động chỗ bị thương càng lâu thì nguy cơ bị teo cơ càng lớn. Trong khi thực tế, dù xương bị gãy đang bó bột thì sau khoảng một tuần đã nên vận động nhẹ theo hướng dẫn của bác sĩ phục hồi chức năng. Chỉ sau 2 tuần không vận động, hiện tượng teo cơ đã bắt đầu diễn ra. Khi đã bị teo cơ thì người bệnh nên đi khám sớm. Nếu dây thần kinh cơ không bị ảnh hưởng thì người bệnh chỉ cần tập theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bài viết liên quan
  • RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe
    RAU CÀNG CUA - Món ngon bổ dưỡng với nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe

    Bạn có biết, rau càng cua không chỉ là một loại rau được chế biến thành các món ăn đầy dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày, mà còn là một loại dược liệu được dùng trong điều trị bệnh. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về loài rau kỳ diệu này nhé.

    Đọc thêm
  • Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?
    Vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên?

    Bắp cải là một loại rau quen thuộc đối với người Việt Nam. Bắp cải được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày vì chúng ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu lý do vì sao chúng ta nên ăn bắp cải thường xuyên nhé.

    Đọc thêm
  • Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng
    Đừng chỉ ăn QUẢ vì LÁ ỚT cũng có rất nhiều công dụng

    Bạn có biết, không chỉ quả ớt ăn được mà tất cả các bộ phận của cây ớt từ rễ, thân, gốc, lá đều có những tác dụng tốt đối với sức khỏe. Đặc biệt, lá ớt còn có thể sử dụng để luộc, xào, nấu canh trong bữa ăn hằng ngày. Vậy Lá ớt có những công dụng gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết này nhé.

    Đọc thêm
  • 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý
    5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý

    Tiết canh lợn là món ăn ngon bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Tiết lợn nếu ăn đúng cách và vừa đủ sẽ mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được món này. Sau đây là 5 Nhóm người “đại kỵ” với tiết lợn, cần chú ý.

    Đọc thêm
  •  Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe
    Tác dụng của CÂY MÃ ĐỀ đối với sức khỏe

    Từ lâu, mọi người đã sử dụng cây mã đề như một vị thuốc dân gian để chữa một số bệnh nhỏ thông thường. Vậy loài cây nhỏ nhỏ mọc dại này có tác dụng gì đối với sức khỏe? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin nhé!

    Đọc thêm
  • Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?
    Làm thế nào để đối phó với căng cơ khi tập luyện?

    Báo Sức Khỏe Đời Sống - Căng cơ là những chấn thương phổ biến có thể xảy ra khi tập luyện thể thao. Căng cơ khiến người tập đau nhức, khó vận động và giảm hiệu suất tập luyện. Vậy đâu là cách đối phó?

    Đọc thêm