Làm thế nào để PHÒNG TRÁNH tình trạng ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP vào thời điểm GIAO MÙA?
Sự thay đổi bất ngờ của nhiệt độ và áp suất khiến tình trạng đau nhức xương khớp diễn biến nặng hơn. Thực tế cho thấy số người mắc bệnh về cơ xương khớp phải chịu đựng những cơn đau khớp dai dẳng, khó chịu khi thời tiết giao mùa thay đổi thất thường là rất lớn. Vậy làm thế nào để phòng tránh tình trạng này? Bài viết dưới đây sẽ giúp người bệnh chủ động ngăn ngừa, khắc phục tốt hơn.
Trong điều kiện bình thường, các thành phần của xương khớp luôn duy trì trạng thái cân bằng với môi trường xung quanh. Khi thời tiết thay đổi, áp suất khí quyển giảm, các mô nở ra tạo áp lực lên các khớp bệnh khớp thường trở nên nghiêm trọng hơn. Khi áp suất khí quyển hoặc nhiệt độ tăng hoặc giảm, chất lượng dịch khớp cũng thay đổi, phản ứng của các mô xung quanh khớp với nhiều quá trình lý hóa phức tạp, làm gia tăng tình trạng viêm, biểu hiện bởi hiện tượng sưng, đau tại khớp. Không những thế, tiết trời thay đổi còn làm sức đề kháng của cơ thể giảm, khiến người bệnh càng đau nhức, khó chịu. Bệnh gây cản trở khả năng đi lại và làm xuất hiện những cơn đau đớn dai dẳng tại các khớp xương.
Chuyển mùa, tiết trời mưa, lạnh, hoặc ẩm thấp là những thời điểm các cơn đau khớp xuất hiện thường xuyên và dữ dội hơn. Tuy nhiên, thời tiết thay đổi chỉ là nguyên nhân tạm thời làm gia tăng cơn đau nhức khớp, không phải là nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, khi thời tiết ấm và dễ chịu hơn, người bệnh có thể thấy thoải mái hơn song các tổn thương xương khớp vẫn còn và có thể đang phát triển.
Triệu chứng đau nhức xương khớp
Triệu chứng đau khớp khi thay đổi thời tiết có biểu hiện rất đa dạng. Có trường hợp khớp đầu gối, cổ tay và ngón tay bị sưng đỏ, tê cứng và đau buốt, người khác lại mô tả đầu gối đau nhức, có cảm giác như kiến bò và phát ra tiếng lục cục. Tình trạng cứng khớp cũng khá phổ biến, nhất là sáng ngủ dậy, cảm giác như chân bị cứng lại, co duỗi rất khó khăn, người bệnh thường phải xoa bóp một lát mới vận động bình thường được. Đặc biệt đối với những bệnh nhân khớp mạn tính, lớp sụn khớp bị bào mòn khiến các dây thần kinh cũng nhạy cảm hơn nên sẽ cảm nhận các cơn đau nhức, cứng khớp rõ hơn.
Với những người bị thoái hóa khớp, các cơn đau khớp khi thời tiết thay đổi thường biểu hiện rõ rệt ở hông, đầu gối, khuỷu tay, vai, cổ... Đây là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh về khớp mà nguyên nhân chủ yếu là do lớp sụn khớp bị tổn thương, bào mòn dần. Sụn khớp bị hủy hoại thường là khởi đầu của quá trình thoái hóa tại khớp. Đây cũng là nguyên nhân gây đau đớn của bệnh nhân khớp. Khi phần sụn bao bọc các đầu xương bị hủy hoại, chức năng bảo vệ khớp cũng dần mất đi và làm lộ ra phần đầu xương dưới sụn. Lúc vận động, hai đầu xương cọ vào nhau, người bệnh sẽ có cảm giác lạo xạo và đau đớn.
Kiểm soát cơn đau khớp khi chuyển mùa
Để kiểm soát những cơn đau khớp thi chuyển mùa, thay đổi thời tiết, nhiều người lựa chọn di chuyển đến nơi có thời tiết hay khí hậu lý tưởng hơn cho bệnh viêm khớp nói riêng và đau nhức xương khớp nói chung. Tuy nhiên đây không phải là giải pháp khả thi cho mọi người. Cần điều trị tích cực căn bệnh xương khớp là điều quan trọng để đẩy lùi những cơn đau nhức, ngoài ra, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau để phòng tránh tình trạng này:
1. Luôn giữ ấm cơ thể đặc biệt là các khớp và đôi bàn chân, giúp ạch máu lưu thông nuôi dưỡng các khớp.
2. Nghỉ ngơi hợp lý, tránh lao động quá sức.
3. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
- Bổ sung đầy đủ protein và các loại vitamin, đặc biệt là vitamin C, D; đồng thời ăn nhiều thực phẩm hàm chứa can-xi như sữa, chế phẩm từ đậu, không ăn những thực phẩm chứa chất kích thích hay thực phẩm đông lạnh.
- Tránh xa một số loại thực phẩm có thể tác động tới bệnh xương khớp như các thực phẩm chứa chất béo cao, hải sản…và các sản phẩm quá chua, quá mặn.
4. Tích cực rèn luyện: Đối với những người lớn tuổi, khi thời tiết lạnh nên lựa chọn những bài tập luyện trong nhà.
TRUNG TÂM Y HỌC THỂ THAO STARSMEC
- 25-LK3 Khu nhà ở, 90 Đ. Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội
- Email : nguyentrongthuyyhtt@gmail.com
- Hotline/ Zalo : 039 916 1111