Những BỆNH LÝ thường gặp đối với người bị DA KHÔ
Da khô là tình trạng da của bạn không đủ độ ẩm, điều này thường không quá nghiêm trọng nhưng nó có thể gây khó chịu. Mặc dù khô da có thể là chuyện tạm thời, nhưng có những bệnh lý da khô có thể xuất hiện quanh năm.
1. Da khô là gì?
Da khô là tình trạng xuất hiện vảy khô, ngứa ngáy và nứt nẻ trên da. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ vùng nào trên cơ thể, nhưng thường phổ biến ở chân, tay và vùng bụng. Mặc dù da khô có xu hướng ảnh hưởng đến cả hai giới và ở mọi lứa tuổi, nhưng những người cao tuổi thường dễ bị da khô hơn.Da ở người cao tuổi có xu hướng giảm lượng dầu và chất bôi trơn da tự nhiên so với người trẻ tuổi.
Da khô xuất hiện nhiều ở các khu vực như cánh tay, bàn tay và đặc biệt là bàn chân. Các yếu tố môi trường, chẳng hạn như độ ẩm và nhiệt độ, có ảnh hưởng nhiều nhất đến lượng nước trong da. Thường xuyên rửa tay cũng làm mất nước và làm khô da. Da khô cũng có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng như biến chứng của một số bệnh về da.
Lớp biểu bì thường bao gồm chất béo (lipid) và protein. Phần lipid của lớp biểu bì cùng với các protein có tác dụng giúp ngăn ngừa mất nước ở da. Khi cơ thể thiếu protein và/hoặc lipid, thì độ ẩm của da sẽ không được giữ ổn định và da trở nên khô, nó cũng có thể trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị phát ban và bong da.
Các biện pháp phòng ngừa và điều trị da khô thì đơn giản và hiệu quả. Các bước phòng ngừa khô da cơ bản bao gồm tránh sử dụng xà phòng đậm đặc và chất tẩy rửa mạnh.
Các biện pháp điều trị thường yêu cầu người có da khô sử dụng thường xuyên các chất làm mềm và dưỡng ẩm nhẹ. Nếu không được điều trị, da khô có thể dẫn đến các biến chứng, bao gồm viêm da chàm, nhiễm trùng thứ cấp do vi khuẩn, viêm mô tế bào và đổi màu da. Tuy nhiên, da khô thường nhẹ và có thể dễ dàng khôi phục.
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng da khô là gì?
Một số bệnh có thể ảnh hưởng đến làn da, nhưng hầu hết các trường hợp da khô đều do các yếu môi trường gây ra, bao gồm:
- Thời tiết: vào mùa đông, khi nhiệt độ và độ ẩm giảm mạnh, da thường dễ trở nên khô. Tuy nhiên, tình trạng này còn xảy ra với những người ở vùng sa mạc, nơi nhiệt độ cao, nhưng độ ẩm vẫn thấp;
- Nhiệt độ: một vài trường hợp như sưởi ấm, đốt củi, lò sưởi điện và tất cả các thiết bị sưởi khác có thể làm giảm độ ẩm dẫn đến khô da;
- Nước nóng: có thể làm khô da nếu bạn tắm lâu. Bên cạnh đó, thường xuyên bơi lội, nhất là ở các bể có chứa nhiều clo cũng có thể làm khô da;
- Xà phòng và sữa rửa mặt: chứa một số thành phần hút độ ẩm da. Nước khử mùi và xà phòng kháng khuẩn thường gây hại da nhất. Ngoài ra, nhiều loại dầu gội đầu có thể làm khô da đầu;
- Ánh nắng mặt trời: có thể làm khô da vì các bức xạ tia cực tím xuyên thấu qua lớp da trên cùng và gây hại ở lớp sâu hơn, làm da có nếp nhăn, nhão và chảy xệ;
- Các bệnh về da khác: chẳng hạn như viêm da dị ứng hoặc tình trạng nhiều tế bào da chết tích tụ lại hình thành lớp vảy. Vảy đóng dày có khuynh hướng gây khô da.
3. Những BỆNH LÝ thường gặp đối với người bị DA KHÔ
✅ Bệnh nấm da chân
Nếu bạn cảm thấy bàn chân của mình bị khô kèm theo vết nứt và bong tróc da trong thời gian dài, đó thực sự có thể là bệnh nấm da chân.
✅ Viêm da tiếp xúc
Đôi khi, da của bạn khi tiếp xúc với một số thứ có thể gây ra phản ứng dị ứng, khiến da của bạn có thể bị khô, ngứa và đỏ đôi khi có thể có thể kèm theo phát ban.
✅ Bệnh chàm hay còn gọi là viêm da dị ứng
Nếu da của bạn xuất hiện tình trạng khô, đỏ và ngứa có thể là dấu hiệu của bệnh chàm. Điều này cũng có thể khiến da của bạn bị nứt.
✅ Viêm da tiết bã
4. Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng da khô là gì?
Một số biểu hiện da khô bạn có thể mắc phải như sau:
- Cảm giác da bị thắt chặt, đặc biệt là sau khi tắm hoặc bơi lội;
- Khô ráp da;
- Da bị khô ngứa;
- Đóng vảy, tình trạng nặng hơn có thể là da mặt bị bong tróc;
- Xuất hiện các đường kẻ hoặc vết nứt;
- Da chuyển màu xám tro ở những người da đen;
- Sưng đỏ;
- Nứt da hoặc nặng hơn có thể chảy máu.
Đối với những người dễ mắc bệnh viêm da, nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ dẫn đến các triệu chứng sau:
- Viêm da dị ứng: nếu bạn dễ mắc bệnh này, da quá khô có thể làm bệnh nặng hơn, gây mẫn đỏ, nứt đỏ và viêm;
- Nhiễm trùng: Da khô rất dễ bị các vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng.
Những triệu chứng trên xảy ra khi các cơ chế bảo vệ bình thường của da đang bị tổn thương nghiêm trọng, ví dụ như da khô ở mức độ nặng có thể gây ra các vết nứt sâu, gây hở và chảy máu, tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập vào.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
5. Da khô - Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
❇️ Để đặt lịch khám, Bạn vui lòng gọi đến
SĐT: 0399.16.1111
✳️ Để được tư vấn về những vấn đề sức khỏe của mình, Bạn có thể gọi điện trực tiếp cho Bác sĩ Nguyễn_Trọng_Thuỷ:
SĐT: 0915.20.95.96
Nếu vì bận mà Bác sĩ chưa nghe được máy, mong Bạn để lại tin nhắn, Bác sĩ Thuỷ sẽ gọi lại ngay khi có thể.
❣️ Thân ái!!!