Những lưu ý quan trọng khi sử dụng THUỐC GIẢM ĐAU trong chẩn thương thể thao
Mặc dù các hoạt động tập luyện thể dục, thể thao mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giảm thiểu nguy cơ mắc một số bệnh, đặc biệt là các bệnh tim mạch, nhưng chúng cũng có những rủi ro mang tên “chấn thương thể thao”. Khi bị chấn thương thể thao thì thuốc giảm đau thường được sử dụng giúp giảm đau tạm thời nên được nhiều người sử dụng, tuy nhiên nếu lạm dụng thuốc giảm đau có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Vậy để biết sử dụng thuốc giảm đau chúng ta cần lưu ý những điều gì chúng ta hãy cũng tìm hiểu bài viết này nhé!
Dựa vào vị trí tác dụng trên thần kinh cảm giác, phân làm hai loại: Thuốc giảm đau trung ương và thuốc giảm đau ngoại vi.
1. Thuốc giảm đau ngoại vi là gì?
Cơ chế tác dụng của các thuốc thuộc nhóm này là ức chế sự tạo thành prostaglandin, chất trung gian hóa học khởi phát nhiều quá trình sinh lý và bệnh lý của cơ thể. Prostagladin sẽ khơi mào cho việc tạo ra các chất trung gian hóa học khác như serotonin, bradykinin, histamin… ở ngọn sợi cảm giác nên được xếp vào nhóm thuốc giảm đau ngoại vi.
Các chế phẩm thuộc nhóm này thường có cả tác dụng chống viêm (trừ paracetamol) và hạ sốt nên còn gọi là thuốc hạ sốt chống viêm.
Paracetamol hiện được sử dụng ưu tiên cho cả người lớn và trẻ em do có cân bằng lợi ích/nguy cơ tốt.
2. Thuốc giảm đau trung ương là gì?
Các thuốc thuộc nhóm này có tác dụng giảm đau do ức chế trung tâm đau tại não và ngăn cản đường dẫn truyền cảm giác đau từ tủy sống lên não. Do tác dụng giảm đau luôn kèm theo tác dụng gây nghiện nên còn gọi là nhóm thuốc gây nghiện.
Nhóm này được phân loại làm 2 nhóm theo mức độ giảm đau:
- Loại giảm đau mạnh: morphin, meperidine, fentanyl, methadon…
- Loại giảm đau trung bình: codein, tramadol, propoxyphen…
Morphin là loại giảm đau mạnh do làm tăng ngưỡng nhận cảm đau và giảm các đáp ứng của phản xạ đau, rất thích hợp cho các trường hợp đau dai dẳng, dữ dội hay khó điều trị (đặc biệt là đau ung thư).
3. Khi sử dụng thuốc giảm đau không đúng cách(quá lạm dụng thuốc giảm đau) sẽ gặp những nguy hiểm gì?
Các loại thuốc giảm đau ngoài tác dụng chữa bệnh, nếu không biết cách sử dụng, lạm dụng chúng có thể gây một số tác dụng phụ nguy hiểm, thậm chí tử vong, ảnh hưởng đến việc chẩn đoán bệnh.
Đau thường là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Các loại thuốc chỉ điều trị triệu chứng đau mà không loại trừ được căn nguyên gốc rễ của bệnh. Khi sử dụng thuốc có thể che lấp các dấu hiệu của bệnh như viêm, sốt trong khi bệnh vẫn đang tiến triển âm thầm, rất khó chẩn đoán để điều trị dứt điểm.
Các thuốc nhóm trung ương như Morphin, fentanyl, tramadol… có thể gây quen thuốc, gây nghiện. Khi sử dụng kéo dài quá 7 ngày sẽ phụ thuộc vào thuốc. Khi bệnh nhân ngừng thuốc đột ngột sẽ gây ra “hội chứng cai thuốc”. Hơn thế, thuốc còn có nhiều tác dụng không mong muốn như táo bón, buồn nôn, nguy hiểm, ức chế hô hấp, dễ gây suy hô hấp.
Các thuốc chống viêm nhóm NSAIDS khi sử dụng không đúng cách có thể gây nguy cơ loét dạ dày, suy thận, chảy máu. Có nhiều trường hợp bệnh nhân bị chảy máu dạ dày do dùng các loại thuốc này.
Paracetamol khi dùng quá liều (>10 g) gây tổn thương, hoại tử tế bào gan. Có thể tiến triển tới chết sau 5-6 ngày, rất nguy hiểm.
4. Những lưu ý quan trọng nào khi sử dụng THUỐC GIẢM ĐAU trong chẩn thương thể thao?
- Đối với thuốc giảm đau trung ương:
+ Chỉ sử dụng ở mức độ nặng, và vừa khi nhóm thuốc giảm đau ngoại vi không còn tác dụng.
+ Dừng các biện pháp hỗ trợ và thuốc để giảm tác dụng không mong muốn: buồn nôn, táo bón,..
+ Sử dụng đơn độc hoặc phối hợp tùy theo mức độ đ.a.u
- Đối với thuốc giảm đau ngoại vi:
+ Nên uống thuốc trong hoặc sau bữa ăn để tránh kích ứng dạ dày.
+ Không dùng phối hợp các thuốc giảm đ.au kháng viê.m cùng nhóm, tránh tăng độc tính của thuốc.
- Đồng thời, phải uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất, tránh lạm dụng thuốc.
- Uống thuốc phải uống kèm thật nhiều nước, đồng thời xây dựng chế độ ăn hợp lý kết hợp tập thể dục thường xuyên.
- Người bệnh cũng không được tự ý tăng liều lượng khi cơn đau xuất hiện.
Bác sĩ Thể thao Nguyễn Trọng Thủy.